Thầy chủ nhiệm khoa, người trao cho chúng tôi cơ hội du học vô giá
Người thầy tận tụy và đáng kính của bao nhiêu thế hệ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã bước sang tuổi 70.
Mùa xuân năm 2022, GS.NGND Nguyễn Quang Ngọc được Nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng nhất. Bước sang thu, đồng nghiệp và các thế hệ học trò tề tựu đông vui về Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội để mừng sinh nhật thầy Ngọc tuổi 70…
Tôi là sinh viên niên khóa 1995-1999, khóa thứ 40 theo truyền thống của Trường ĐH Tổng hợp – khóa thứ nhất của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
GS Nguyễn Quang Ngọc trong một buổi tọa đàm.
Lời dạy “đệ tử tầm sư dị” (học trò dễ tìm được thầy để theo học) của người xưa thật đúng! Hàng trăm sinh viên mỗi khóa đều nhận được sự quan tâm đồng đều của thầy cô, nhưng sinh viên nào chủ động hỏi bài thì luôn được thầy cô ân cần hướng dẫn và định hướng chuyên môn ngoài các tiết giảng trên lớp.
Tôi thuộc nhóm ngồi bàn đầu, hay hỏi bài nên được các thầy cô khi đó để ý kèm cặp, ân cần giải thích chuyên môn sâu, tận tâm hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học…
Video đang HOT
Con đường học tập của tôi khởi đầu rất thuận lợi nhờ kiến thức uyên thâm và tình yêu thương học trò của các thầy cô khoa Lịch sử.
Cơ hội đến từ những người thầy tận tụy và uy tín
Đầu năm 2000, khi đang học cao học tại khoa Lịch sử, tôi có cơ hội phát triển chuyên môn theo hướng liên ngành khảo cổ học biển – lịch sử hàng hải thế giới nhờ lòng bao dung của GS. Nguyễn Quang Ngọc.
GS Nguyễn Quang Ngọc và đồng nghiệp, học trò trong một chuyến thực địa
Thầy khi đó là Chủ nhiệm khoa, có mối quan hệ rất rộng mở với các đối tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp tại Cộng hòa Hà Lan (ĐH Leiden) và Vương quốc Anh (Thư viện quốc gia Anh tại Luân Đôn) – hai trung tâm nổi tiếng về đào tạo, lưu trữ tư liệu và nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử hàng hải trung – cận đại thế giới.
Nhờ lời giới thiệu có sức nặng và sự cam kết đồng hướng dẫn khoa học của thầy Nguyễn Quang Ngọc, tôi đã nhận được học bổng TANAP của Bộ Ngoại giao Hà Lan để du học tại ĐH Tổng hợp Leiden – nơi tôi lần lượt nhận bằng thạc sỹ (2002) và bằng tiến sỹ (2006)…
Về sau, tôi mới hiểu rằng, cơ hội du học của tôi ở châu Âu là kết quả của gần 10 năm GS. Nguyễn Quang Ngọc chân thành và tận tụy vun trồng quan hệ khăng khít với các đồng nghiệp quốc tế. Cơ hội học tập của tôi là trái ngọt của nhiều chục năm thầy cần mẫn vun tưới quan hệ đối tác chuyên môn tín nghĩa với các giáo sư Blussé, Gaastra, Smith và Farrington (trong điều kiện chưa có email hay website, chỉ có những bức thư tay qua lại hoặc những tờ postcard nhỏ gọn mỗi dịp Giáng sinh và Năm mới).
Tạo dựng lớp kế cận “liên ngành”
Nhờ uy tín chuyên môn quốc tế cao của thầy Ngọc, nhiều học trò của khoa Lịch sử tiếp tục được nhận học bổng toàn phần để làm thực tập sinh, thạc sỹ và tiến sỹ tại ĐH Leiden. Tại các trung tâm học thuật quốc tế khác như ĐH Passau (Đức), ĐH Quốc gia Úc, ĐH Osaka (Nhật Bản)…, nhiều lớp học trò có cơ hội đến học tập, nghiên cứu, hội thảo nhờ uy tín chuyên môn của thầy.
Tôi nhớ mãi chuyến đi cùng thầy tham dự hội thảo khoa học quốc tế ở trường ĐH Gadjah Mada, thành phố Yogyakarta ở miền trung đảo Java, Indonesia đầu năm 2005.
Khi đó, trận sóng thần khủng khiếp vừa quét qua các nước Đông Nam Á hải đảo nên hành trình của thầy trò gặp nhiều khó khăn. Là chuyên gia nghiên cứu về làng xã và nông thôn Việt Nam trong lịch sử, thầy Nguyễn Quang Ngọc đã tận dụng chuyến đi, không quản tàu chợ – xe đò để tìm hiểu thêm về nông thôn và làng xã miền trung đảo Java nhằm có thêm tư liệu điền dã cho các nghiên cứu so sánh về mô hình phát triển của các xã hội Đông Á truyền thống.
Trong chuyến khảo sát sau hội thảo, đứng dưới chân ngôi đền thiêng Borobudur kỳ vỹ có niên đại thế kỷ 9, GS. Nguyễn Quang Ngọc đã có bài nói chuyện với các đồng nghiệp quốc tế, bàn luận về mối liên hệ giữa nông thôn và đô thị, giữa kinh tế hàng hóa và sự phát triển của thương mại (so sánh giữa các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia)…
Bài diễn thuyết đặc biệt cuốn hút; nhiều đồng nghiệp trẻ TANAP và tôi đã quyết tâm dấn thân nghiên cứu liên ngành nhờ nguồn cảm hứng từ kỷ niệm chuyến đi Yogyakarta cùng thầy Nguyễn Quang Ngọc năm ấy.
Thêm cơ hội cho thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực
Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2023, đơn vị sẽ tổ chức các đợt thi đánh giá năng lực (từ tháng 3 đến tháng 6) với quy mô dự kiến 100.000 lượt thi tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên.
Học sinh có thể đăng ký dự thi từ tháng 2-2023.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. Ảnh: TTXVN
Như vậy, năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức thi tại thành phố Hồ Chí Minh như năm 2022. Tuy nhiên, thí sinh cũng không nên quá lo lắng, bởi năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thống nhất chủ trương công nhận kết quả thi đánh giá năng lực của nhau để tuyển sinh. Để bảo đảm tính thống nhất, hai đơn vị sẽ xây dựng bộ công cụ chuyển đổi thang điểm giữa hai bài thi. Thí sinh có thể dùng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển vào các trường sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Như vậy, với chủ trương này, thí sinh có thêm cơ hội xét tuyển đại học khi sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực.
Năm 2022, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được hơn 60 cơ sở giáo dục đại học sử dụng để xét tuyển.
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được ghi nhận về cơ hội việc làm tốt nhất Việt Nam Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là 1 trong 3 đơn vị đại học Việt Nam được QS công bố kết quả trên bảng xếp hạng về tính bền vững (QS Sustainability 2023) của các đại học thế giới vừa được công bố tối 26/10. Nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ...