Thầy chủ động, trò hào hứng với Chương trình mới
Chương trình GD phổ thông mới giúp học sinh hoàn thành môn học vượt trội, đồng thời giúp các em phát triển các năng lực, phẩm chất và tự tin hơn…
Giờ học tại Trường TH Giấy Bãi Bằng
Phát huy kinh nghiệm
Năm học 2022-2023 toàn tỉnh Phú Thọ 892 cơ sở giáo dục với hơn 383.300 học sinh. Cùng với cả nước, Chương trình GDPT mới 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ áp dụng cho bậc tiểu học từ năm học 2019 – 2020, áp dụng cho bậc THCS từ năm học 2020 – 2021 và bậc THPT từ năm học này.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Phú Thọ, từ kinh nghiệm thực hiện Chương trình GDPT mới ở 2 năm học trước nên ở năm học này, các thầy cô giáo đã linh hoạt, chủ động hơn trong việc khai thác, sử dụng thông tin, ngữ liệu từ sách giáo khoa và các tài liệu khác để phù hợp với bài học.
Giờ học của cô và trò Trường THCS Chu Hóa (TP Việt Trì, Phú Thọ).
Tại Trường THCS Chu Hóa (TP Việt Trì, Phú Thọ), cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để chuẩn bị tốt cho việc dạy và học theo Chương trình GDPT 2018, nhà trường đã tổ chức cho 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT.
Đồng thời, rà soát lại các thiết bị dạy theo danh mục, cho mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, mua sách giáo khoa lớp 6,7 theo Chương trình GDPT 2018, sửa chữa bảo dưỡng những thiết bị hỏng, xuống cấp. Phân công chuyên môn, giáo viên dạy CT GDPT 2018 với lớp 6,7 phải là những giáo viên đã được tập huấn về Chương trình GDPT mới.
“Kinh nghiệm của nhà trường trong thực hiện Chương trình GDPT mới là tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn; tăng cường sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm và tổ chức chuyên đề, hội thảo chuyên môn cấp thành phố, trường, cụm trường; Triển khai thực hiện, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, chú trọng giáo dục STEM”- Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Hoa cho biết thêm.
Cùng với sự chủ động của Ban giám hiệu nhà trường và thầy cô, học sinh tại Trường THCS Chu Hóa cũng sẵn sàng và hào hứng đối với Chương trình GDPT mới. Em Hà Thảo Vân – Học sinh lớp 7A1, chia sẻ: Em rất hào hứng với phương pháp học tập mới, từ sự hướng dẫn, gợi mở của thầy cô giáo qua những câu hỏi thú vị.
Sách giáo khoa mới có nhiều kiến thức, chủ đề mới để em học hỏi; tuy nhiên, em đã được học và làm quen với Chương trình GDPT mới 2018 từ năm lớp 6, nên lên lớp 7 em có sự nối tiếp, không bỡ ngỡ với phương pháp dạy học mới, em đã bắt nhịp với chương trình mới. Để chủ động trong việc nắm bắt kiến thức mới, tăng cường sự tương tác với các thầy cô giáo và các bạn, em thường đọc và tìm hiểu kỹ những bài học mới trước khi đến lớp, nên hiệu quả học tập của em được cải thiện hơn.
Video đang HOT
Bảo đảm các điều kiện để triển khai chương trình
Nhằm thực hiện tốt Chương trình GDPT mới, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã cụ thể hóa các hướng dẫn chuyên môn để phù hợp với điều kiện của địa phương và chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố hướng dẫn các nhà trường thực hiện. Với cách làm trên, các nhà trường đã được chủ động, linh hoạt và thuận lợi trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học từng môn học phù hợp với các giai đoạn phòng, chống dịch.
Em Hà Thảo Vân – Học sinh lớp 7A1 Trường THCS Chu Hóa chia sẻ về CT GDPT mới.
Trước khi bước vào năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hiện có; xây dựng kế hoạch phân công giáo viên dạy lớp 3, 7, 10; ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực, nhiệt tình, năng động và có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin để giảng dạy Chương trình GDPT 2018.
Sau khi tổ chức rà soát, thống kê, UBND các huyện, thành phố tuyển dụng, điều động, biệt phái cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo đủ số lượng và chủng loại để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Đến nay, về cơ bản đã bố trí đủ đội ngũ để dạy các môn học thuộc Chương trình GDPT 2018. Việc phân công giáo viên cũng tính đến mục tiêu dài hạn những năm tiếp theo.
Cùng với chuẩn bị đội ngũ, các nhà trường rà soát, thống kê, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học; đầu tư sửa chữa và xây mới phòng học, phòng bộ môn. Huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục, đề nghị hỗ trợ để đảm bảo mỗi trường và điểm trường có một phòng máy, qua đó tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là phụ huynh học sinh trong thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh việc mua sắm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, các đơn vị đã chú trọng thực hiện phong trào tự làm đồ dùng thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến nhằm phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Hoạt động giáo dục của Trường TH Giấy Bãi Bằng (huyện Phù Ninh, Phú Thọ).
Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình GDPT mới trong năm học này và những năm tiếp theo, lãnh đạo Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết, Sở đang tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh cho phép tuyển dụng số giáo viên còn thiếu, trong đó ưu tiên tuyển giáo viên môn học mới của các cấp học.
Đồng thời, cùng với UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các trường; tranh thủ nguồn lực từ đề án, kế hoạch, chương trình mục tiêu… của Trung ương, địa phương và tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất trường học, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT mới.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) Nguyễn Thị Kim Liên cho biết: Thời gian đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên nhà trường có những bỡ ngỡ, cha mẹ học sinh cũng có đôi chút lo lắng, song sau đó giáo viên và học sinh đã nhanh chóng bắt nhịp.
Sau 2 năm học, mặt bằng chất lượng học sinh lớp 1, 2 năm nay của nhà trường nâng lên so với những năm trước. Đáng chú ý, học sinh tích cực hơn, nhiều em tiến bộ nhanh. Nội dung các bài học trong sách giáo khoa mới đa dạng, ngữ liệu có tranh minh họa giúp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh dễ nhận biết, hiểu rõ nghĩa, bài tập thực hành.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học
Thực hiện CTGDPT cấp tiểu học và các quy định liên quan tổ chức dạy học lớp ghép, Bộ GD&ĐThướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học.
Hướng dẫn dạy học lớp ghép giúp địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện CT GDPT cấp tiểu học hiệu quả.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch dạy học yêu cầu thực hiện Công văn số 2345 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học, các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học lớp ghép để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Kế hoạch dạy học lớp ghép được xây dựng cho cả năm học, mỗi học kỳ, từng tháng, từng tuần học phù hợp với các trình độ, nhưng bảo đảm tính linh hoạt về hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh để đến cuối năm học tất cả học sinh đều đạt được mục tiêu giáo dục của từng trình độ tương ứng.
Nội dung, mức độ, thời lượng các hoạt động giáo dục đối với lớp ghép được thực hiện linh hoạt căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của lớp ghép, trên cơ sở bảo đảm việc tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định của chương trình.
Khi xây dựng Kế hoạch dạy học lớp ghép cần chú trọng: Đối với môn Tiếng Việt, môn Toán: thực hiện dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn học theo quy định cho từng nhóm trình độ, trong đó đặc biệt quan tâm hoạt động củng cố, tăng cường tiếng Việt đối với học sinh trình độ lớp 1, lớp 2.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục, cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, rà soát nội dung chương trình môn học, sách giáo khoa để xác định nội dung trọng tâm và thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp nội môn hoặc liên môn bảo đảm yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định đối với các nhóm trình độ khác nhau.
Khi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp cần lựa chọn nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở, nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng; phải xác định được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo từng trình độ tương ứng để bảo đảm tổ chức dạy học đạt chất lượng theo quy định.
Đối với xây dựng kế hoạch bài dạy: Thực hiện xây dựng Kế hoạch bài dạy đối với lớp ghép cần thể hiện được mục tiêu, các hoạt động dạy học chủ yếu của giáo viên, hoạt động học của học sinh ở các trình độ khác nhau, sự phối hợp giữa các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy học bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập và trải nghiệm môn học, được tương tác, làm việc nhóm để hình thành phẩm chất, năng lực.
Xây dựng kế hoạch bài dạy cần tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm kiến thức môn học để hình thành phẩm chất, năng lực.
Khi xây dựng Kế hoạch bài dạy ở các lớp ghép cần chú trọng thực hiện một số nội dung: Kế hoạch bài dạy cần được thiết kế đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và từng nhóm đối tượng, nhóm trình độ của học sinh, bảo đảm đạt mục tiêu, chất lượng dạy học theo quy định của chương trình.
Thực hiện ghép các bài học kiến thức mới ở các chủ đề học tập khác nhau, ở những môn học khác nhau với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành thành các chủ đề học tập bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện tại đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh, đạt được mục tiêu dạy học.
Khi xây dựng Kế hoạch bài dạy cần hạn chế ghép những môn học không có bài kiểm tra định kỳ với những môn học có bài kiểm tra định kỳ, tăng cường thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm kiến thức môn học để hình thành phẩm chất, năng lực.
Về tổ chức các hoạt động dạy học: Trong tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên cần tích cực đổi mới, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tùy vào điều kiện thực tế của lớp ghép mà giáo viên cần chú trọng thực hiện các phương pháp, kỹ thuật dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Trong đó, đối với môn Toán và môn Tiếng Việt, cần tập trung dạy học đúng, đủ nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt và môn Toán; đối với những môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của lớp học để tổ chức hoạt động dạy học cho phù hợp.
Khi tổ chức các hoạt động dạy học ở các lớp ghép cần chú trọng thực hiện một số giải pháp: Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng để mỗi học sinh được tạo điều kiện tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập và trải nghiệm môn học, hình thành thói quen và khả năng tự học và làm việc độc lập cho học sinh.
Tổ chức các chủ đề học tập trong cùng nhóm trình độ để học sinh được hoạt động, tương tác, thảo luận cùng các bạn và hoàn thành nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành khả năng làm việc nhóm, hợp tác và chia sẻ trong quá trình học tập.
Khi tổ chức các hoạt động dạy học các lớp ghép cần chú trọng thực hiện dạy học phân hóa đối tượng.
Tùy vào điều kiện cụ thể, đặc trưng của các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên tăng cường tổ chức các chủ đề học tập được thiết kế liên môn, nội môn để dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau trong cùng một lớp ghép nhằm tăng cường sự tương tác, giao tiếp, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập giúp học sinh có nhiều cơ hội hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực.
Về việc đánh giá học sinh: Thực hiện đánh giá học sinh lớp ghép theo quy định hiện hành, trong đó: Đối với môn Tiếng Việt, môn Toán thực hiện đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ, kết quả học tập của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt, môn Toán theo Chương trình GDPT cấp tiểu học.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán thực hiện đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Khi thực hiện đánh giá cần bảo đảm: Căn cứ vào Kế hoạch dạy học (yêu cầu cần đạt đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo từng trình độ tương ứng), các Kế hoạch bài dạy, mục tiêu giáo dục theo từng trình độ và căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua quá trình học tập.
Tập trung đánh giá bằng nhận xét thông qua các phương pháp chủ yếu là phương pháp quan sát; phương pháp vấn đáp; phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh. Trong quá trình đánh giá bằng nhận xét cần coi trọng động viên sự tiến bộ của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập để tất cả học sinh đều được học tập, được đánh giá và có thể được xác nhận chính xác, khách quan về hoàn thành chương trình lớp học theo trình độ tương ứng.
Hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép đặt ra yêu cầu: Bảo đảm học sinh được học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và được tổ chức học tập 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba trình độ nhưng không quá 10 học sinh. Lớp ghép hai trình độ hoặc lớp ghép ba trình độ đều được tính là một đơn vị lớp ghép. Ưu tiên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau và hạn chế ghép lớp trình độ không liền nhau.
Mỗi lớp ghép cần bố trí đủ không gian, được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp ghép, từng nhóm trình độ và đặc thù khi tổ chức dạy học lớp ghép.
Tạo tâm thế vững vàng cho học sinh từ giáo dục liên thông Để học sinh bước vào học chương trình GDPT 2018 vững vàng tâm thế, nhiều trường học đã 'đi tắt đón đầu' bằng triển khai giáo dục liên thông. Giáo dục liên thông cần thiết cho cả thầy và trò khi bước vào triển khai chương trình GDPT mới. Sớm tiếp cận chương trình Với tầm quan trọng của duy trì bền vững,...