Thâu tóm VinCommerce và VinEco là tin xấu nên khối ngoại tháo chạy khỏi Masan?
Sau cái bắt tay nhận chuyển nhượng VinCommerce và VinEco của Masan từ Vingroup, thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan.
Kết phiên 4/12, cổ phiếu MSN đứng ở mốc 62.500 đồng/cp. Vốn hóa của Masan bay gần 7.600 tỷ đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch xuống còn 73.059 tỷ đồng.
Thanh khoản của MSN tiếp tục đột biến, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5,52 triệu cổ phiếu, lên cao nhất lịch sử giao dịch của cổ phiếu này và gấp gần 12 lần bình thường.
Giao dịch khớp lệnh của MSN đa phần là do khối ngoại bán ra. Nhà đầu tư nước ngoài bán 4,66 triệu đơn vị, chiếm 84,4% tổng khối lượng giao dịch.
Tổng khối lượng bán ròng đạt 3,8 triệu cổ phiếu. Dù vậy, tính từ đầu năm đến nay, MSN vẫn được khối ngoại mua ròng trên 20 triệu cổ phiếu.
Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, cổ phiếu MSN trong vài tháng trở lại đây có dấu hiệu giảm và bị khối ngoại bán ra nhiều chứ không phải mới xảy ra.
Có thể nói rằng diễn biến giá tiêu cực hơn trong 2 phiên gần đây có thể nguyên nhân đến từ việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận thông tin hợp tác giữa Vingroup và Masan không mấy tích cực và đó có thể xem như là tin xấu.
Còn với những nhà đầu tư nhỏ lẻ khi không nhận định được thông tin đó là có lợi hay hại thì nhanh tay bán ra để có thể giảm thiểu rủi ro.
Việc nhà đầu tư cho rằng thông tin hợp tác là xấu bởi vì lo ngại kết quả kinh doanh Masan sẽ bị ảnh hưởng khi nhận sáp nhập VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart .
Khởi điểm chỉ 7 siêu thị Vinmart và 10 siêu thị Vinmart , đến tháng 11/2019, Vingroup đã xây dựng hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất tại Việt Nam với 115 siêu thị Vinmart và 2.438 cửa hàng Vinmart trên khắp các tỉnh thành.
Với sự phát triển của chuỗi Vinmart và Vinmart , doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup liên tục tăng trưởng. Một năm sau khi mua lại Ocean Mart và mở rộng hiện diện, tập đoàn thu về 6.515 tỷ đồng, tăng 13 lần. Doanh thu tiếp tục tăng 140% trong năm 2016 và chững lại trong 2017.
Năm 2018, tổng doanh thu thuần bán lẻ vượt 20.000 tỷ đồng, cao hơn 47% so với năm trước. Lũy kế 9 tháng 2019, con số này là 23.571 tỷ đồng, tăng 60%.
Tuy nhiên, vì đang trong quá trình mở rộng, doanh nghiệp vẫn đang ghi nhận lỗ ròng. 9 tháng đầu năm 2019, mảng này lỗ hơn 3.461 tỷ đồng. Ước tính trong 5 năm triển khai, Vingroup lỗ gần 17.500 tỷ đồng cho mảng bán lẻ.
Video đang HOT
Thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan trong 2 phiên vừa qua.
Trái ngược với cổ phiếu MSN, sau thông tin thâu tóm, cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) lại được hưởng lợi khi giao dịch khá sôi động trên thị trường.
Kết phiên 4/12, cổ phiếu MCH dừng tại mức giá 82.200 đồng/cp, tăng 3,7% so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện, vốn hóa của Masan Consumer đạt hơn 57.945 tỷ đồng, tăng hơn 4.700 tỷ đồng so với phiên 2/12.
Cũng liên quan đến thương vụ chuyển giao là Vingroup, khác với sự đứng giá trong phiên 3/12, cổ phiếu VIC của Vingroup bắt đầu giao dịch khởi sắc hơn và kết phiên 4/12 tại mức giá 115.500 đồng/cp, tăng nhẹ 0,43% so phiên 3/12, tương ứng tăng 500 đồng/cp.
Về việc MSN và VIC tiếp tục diễn biến trái chiều sau thỏa thuận sáp nhập, nhiều ý kiến cho rằng, cổ phiếu bên nhận sáp nhập sẽ chịu thiệt trong thời gian đầu.
Trong thương vụ này, Masan đóng vai trò là bên nhận sáp nhập khi chiếm quyền kiểm soát trong công ty mới và chịu trách nhiệm chính về cơ cấu nhân sự, xử lý vấn đề tài chính, hoạch định chiến lược kinh doanh mới…
Theo thông tin chính thức được công bố sáng 4/12, cổ phiếu MML của Masan MeatLife – công ty thành viên của Tập đoàn Masan sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM vào ngày 9/12 với giá tham chiếu là 80.000 đồng/cp.
Khối lượng đăng ký giao dịch hơn 324 triệu cổ phiếu, theo đó Masan MeatLife được định giá gần 26.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Với những tin tức về thương vụ chuyển nhượng bom tấn này, cổ phiếu của Masan MeatLife khi được giao dịch trên UPCoM sẽ được hưởng lợi như cổ phiếu MCH hay rớt đài thảm hại như cổ phiếu MSN?
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Trước khi sáp nhập về Masan, chuỗi Vinmart và Vinmart+ lớn cỡ nào?
Vinmart và Vinmart đang là chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 2.600 điểm bán, trong khi VinEco là nhà sản xuất nông nghiệp với 3.300 ha cây trồng.
Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan mới đây đã công bố thoả thuận về việc hoán đổi cổ phần sở hữu tại Công ty VinCommerce và Công ty VinEco của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Theo đó, hai bên sẽ sáp nhập các công ty này để thành lập một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ. Trong đó, Masan sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động công ty mới, còn Vingroup đóng vai trò là cổ đông. Tỷ lệ sở hữu và giá trị thương hiệu đều chưa được hai bên tiết lộ.
25.000 nhân sự của Vingroup sẽ được chuyển giao về tay Masan.
Thương vụ sáp nhập này cũng sẽ chính thức kết thúc hơn 6 năm trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ của Vingroup để tập trung cho mảng sản xuất công nghiệp.
Chuỗi bán lẻ lớn nhất thị trường
Lần đầu tiên Vingroup ghi nhận doanh thu từ mảng bán lẻ là năm 2013 với doanh số vỏn vẹn 1,7 tỷ đồng. Đến tháng 10/2014, tập đoàn này mới chính thức gia nhập thị trường bán lẻ khi mua lại 70% cổ phần tại Công ty Ocean Retail (chủ sở hữu chuỗi siêu thị Ocean Mart) và đổi tên thành Công ty CP Siêu thị Vinmart. Vingroup cũng đồng thời công bố hai thương hiệu mới là Vinmart và Vinmart do tập đoàn sở hữu toàn bộ.
Vinmart và Vinmart đang là chuỗi bán lẻ có số điểm bán lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Hiếu Đam.
Cùng với việc sáp nhập hệ thống siêu thị của Ocean Mart và mở mới hàng loạt siêu thị, điểm bán mới, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup tăng lên mức 423 tỷ đồng ngay trong năm 2014.
Bán lẻ nhanh chóng trở thành mảng kinh doanh lớn thứ 2 tại Vingroup từ năm 2015 khi đóng góp gần 13% tổng doanh thu tập đoàn. Số thu từ mảng kinh doanh này cũng chỉ xếp sau mảng kinh doanh chính là chuyển nhượng bất động sản với tỷ trọng 62% tổng doanh thu hợp nhất.
Trong năm gần nhất (2018), chuỗi Vinmart và Vinmart cùng với VinPro mang về cho tập đoàn này 19.333 tỷ đồng doanh thu, lớn thứ 2 sau chuyển nhượng bất động sản và đóng góp 16% tổng doanh thu hợp nhất toàn.
Đến trước thời điểm công bố sáp nhập hai chuỗi bán lẻ này vào Masan, VinCommerce (công ty vận hành Vinmart và Vinmart ) đang quản lý 115 siêu thị Vinmart cùng gần 2.500 cửa hàng Vinmart . Đây đồng thời là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng có số điểm bán lớn nhất tại Việt Nam, gấp nhiều lần so với chuỗi Bách hóa Xanh của Thế giới Di động với 866 cửa hàng (đến cuối tháng 10).
Nhờ số điểm bán lớn, 9 tháng từ đầu năm, tổng doanh thu thuần bộ phận bán lẻ đóng góp 23.571 tỷ đồng vào tổng doanh thu hợp nhất của Vingroup, cao hơn 11% so với doanh thu bộ phần này cả năm 2018 trước đó. Doanh số bán lẻ của Vingroup (chủ yếu là Vinmart và Vinmart ) cũng gấp 3 lần Bách hóa Xanh của Thế giới Di động.
Đến cuối tháng 9, tổng giá trị tài sản của mảng bán lẻ tại Vingroup đạt 15.845 tỷ đồng với nợ phải trả là 3.981 tỷ.
Thua lỗ hàng nghìn tỷ
Là nhà bán lẻ có số điểm bán lớn nhất Việt Nam nhưng hiệu quả kinh doanh chuỗi bán lẻ của Vingroup đến nay vẫn chưa đạt điểm hòa vốn.
9 tháng từ đầu năm, bán lẻ là mảng kinh doanh thua lỗ lớn thứ 2 tại tập đoàn này với khoản lỗ trước thuế theo bộ phận 3.461 tỷ đồng, lớn thứ 2 sau sản xuất.
Ghi nhận hàng chục nghìn tỷ doanh thu trong những năm trước đó, nhưng bán lẻ của Vingroup đều thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Riêng năm 2018, lỗ trước thuế theo bộ phận của bán lẻ là hơn 5.000 tỷ, số lỗ trong năm 2017 cũng là gần 3.800 tỷ đồng.
Trong khi đó, VinEco được Vingroup thành lập từ năm 2015 với mục tiêu trực tiếp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho hệ thống siêu thị và bán lẻ của mình.
Hiện tại, VinEco đang sở hữu 14 nông trường công nghệ cao, hơn 800 hợp tác xã liên kết và tổng diện tích sản xuất hơn 3.300 ha.
Trong báo cáo tài chính của Vingroup, mảng nông nghiệp được hạch toán vào bộ phận kinh doanh khác với tổng doanh thu thuần năm 2018 đạt 7.824 tỷ đồng và lãi trước thuế bộ phận 190 tỷ. 9 tháng từ đầu năm nay, nông nghiệp cùng các hoạt động kinh doanh khác của Vingroup ghi nhận 3.176 tỷ doanh thu và lỗ trước thuế theo bộ phận 627 tỷ đồng.
Sở hữu trực tiếp chuỗi Vinmart và Vinmart là Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce với vốn điều lệ 6.436 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup nắm 99,99% tỷ lệ biểu quyết nhưng sở hữu 64,3% tỷ lệ lợi ích thông qua Công ty CP Phát triển thương mại dịch vụ VCM (công ty mẹ trực tiếp của VinCommerce).
Báo cáo tài chính quý III/2019 của Vingroup cũng cho biết tập đoàn đang sở hữu 64,3% vốn tại Công ty VCM với tổng giá trị đầu tư tại đây là 4.573 tỷ đồng, lớn thứ 4 trong các khoản đầu tư vào công ty con sau Vinhomes, VinFast, và Vinpearl.
Với VinEco, công ty có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 100% tỷ lệ biểu quyết nhưng tỷ lệ lợi ích được hưởng cũng là 64,3%.
Theo Zing.vn
Cổ phiếu Masan 'lau sàn' sau tin thâu tóm Vinmart và VinEco Sau thông tin sáp nhập với công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, cổ phiếu MSN của Masan giảm sốc và kết phiên ở giá sàn. Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) và Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Trên thị trường chứng khoản,...