Thấu hiểu và lắng nghe
“Để làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, điều quan trọng là phải có sự lắng nghe và thấu hiểu”, đó là chia sẻ của cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng, một trong những giáo viên chủ nhiệm của Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
GV chủ nhiệm cần gần gũi để hiểu HSGV chủ nhiệm cần gần gũi để hiểu HS
Một cố vấn mẫu mực
Cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng cho biết: Bí kíp quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm đó là phải tạo dựng được ban cán sự lớp thật nhiệt tình, năng động. Bởi ban cán sự chính là cầu nối giữa thầy cô giáo và các thành viên trong lớp. Các em sẽ đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động từ học tập đến tham gia ngoại khóa của lớp. Một ban cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm, gắn kết các thành viên trong lớp, tương tác tốt với giáo viên bộ môn sẽ quyết định một tập thể lớp phát triển hay không.
Rõ ràng giáo viên chủ nhiệm giỏi là người biết tổ chức và điều hành hoạt động của ban cán sự lớp. Thế nên việc lựa chọn, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ nhóm khá quan trọng. Để các phong trào thi đua học tập của lớp đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt đoàn thể có nội dung hấp dẫn các thành viên trong lớp, giáo viên chủ nhiệm phải luôn hiểu rõ tâm tư các em để dịnh hướng giáo dục. Điều quan trọng lớp học phải có nền nếp, tính kỷ luật nhưng đồng thời phải kích thích được sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết của các em.
Theo cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng, muốn phát huy được tinh thần làm chủ, chủ động sáng tạo, mỗi giáo viên chủ nhiệm nên là một cố vấn đắc lực cho ban cán sự và ban chấp hành Chi đoàn của lớp. Với tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm công tác của mình, các thầy cô chủ nhiệm sẽ tham mưu cho Chi đoàn, cán bộ lớp lập kế hoạch công tác, xây dựng các hoạt động để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Thấu hiểu để giúp đỡ HS
Video đang HOT
Cô Trần Thị Thanh Thoảng, GV Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ)
“Một giáo viên chủ nhiệm giỏi phải thực sự tâm huyết và yêu thương học trò của mình. Chính tình yêu thương sẽ giúp các thầy cô gần gũi và có những giải pháp tốt nhất đối với từng đối tượng HS”, cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng tâm sự như vậy. Thế nên, từ khi nhận lớp chủ nhiệm, cô đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và quan tâm tới các HS của mình. Những HS có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, những em có lực học yếu được cô lưu tâm hơn hết.
Trường đóng trên địa bàn khá đặc thù nên HS trong lớp cô chủ nhiệm không ít em có hoàn cảnh gia đình éo le. Cô Thoảng cho biết: HS trong lớp cô chủ nhiệm thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Đa số HS là con em gia đình làm nông dân, làm vườn, làm phụ hồ… Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ lo việc mưu sinh nên thiếu sự quan tâm đối với con cái. Nhiều em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự động viên từ gia đình. Hơn nữa mặt bằng kiến thức của các em cũng không đồng đều, các em chơi thân với nhau theo từng nhóm.
Điều này cũng là một yếu tố gây khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm trong việc phân chia công việc. Bên cạnh đó, kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Đa số các em còn lúng túng trong giao tiếp và giải quyết những tình huống xảy ra trong hoạt động nhóm học tập, ứng xử trong gia đình… Đây là những vấn đề đặt ra để cô xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp.
“Có năm lớp tôi chủ nhiệm gần 10 HS thuộc diện gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tự do, thu nhập không ổn định, có em mồ côi cha, mẹ thậm chí không được sống với bố, mẹ… Với những HS đó tôi thường xuyên phải quan tâm gần gũi động viên. Để làm tốt vai trò của mình, giáo viên chủ nhiệm đặc biệt phải luôn tâm huyết, gần gũi để chia sẻ giúp đỡ kịp thời từng HS. Bởi khi thầy cô tâm huyết sẽ nhận được từ các em sự tin cậy, kính yêu và các em có thể chia sẻ bất cứ chuyện vui buồn của bản thân”.
Châu Anh
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Càng ngày tôi càng "ngấm" là phải có niềm tin'
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp thì càng ngày ông càng "ngấm" là phải có niềm tin.
Có niềm tin và tạo được niềm tin cho các học trò là điều mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại chương trình Gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 28/5.
Được chứng kiến trực tiếp những chia sẻ về câu chuyện của các thầy cô đầy cố gắng và dũng cảm để "đi được tới những lớp học hạnh phúc", Bộ trưởng Nhạ chia sẻ:
"Gần gũi, yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, chân thành, thay đổi và hạnh phúc - nghe có vẻ không xa lạ nhưng đạt được một cách thực lòng, chân thành thì không phải điều dễ dàng.
Mọi thứ đều có thể thay đổi, điều quan trọng là suy nghĩ của mình là thay đổi để tốt hơn. Để hạnh phúc thì tại sao không thay đổi? Và ai cũng có thể thay đổi được. Nhưng quan trọng hơn là được những người xung quanh, đặc biệt là các thầy cô tin tưởng và có sự khích lệ, truyền cảm hứng thì sự thành công sẽ đến nhanh hơn".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ với các giáo viên về sự thay đổi trong cách tiếp cận lớp học. Ảnh:Thanh Hùng.
Bộ trưởng chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp càng ngày ông càng "ngấm" là phải có niềm tin.
"Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, nếu như mất niềm tin thì không vượt qua được. Thậm chí là mất nhiều thứ, mất tất cả. Trong nghề giáo dục, nói không thì cũng đã khó rồi, vì nghề của chúng ta là nghề giảng bài. Nhưng ứng xử và hành xử bằng cái tâm của mình, mà thường nhiều người nói là đã vào nghề giáo phải có tâm huyết, năng khiếu".
Bộ trưởng Nhạ cho rằng kỷ luật là cần thiết, nhưng nếu thầy cô nào cũng phấn khích trong việc kỷ luật là thất bại.
Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận trên thực tế, rất nhiều thầy cô cũng muốn vươn lên, có sự tâm huyết với nghề và muốn thay đổi.
"Tôi nhớ một câu nói rằng thay vì nguyền rủa bóng đêm thì hãy thắp lên một que diêm. Từng bước từng phần khích lệ để rồi tạo nên không chỉ một giáo viên, một lớp hay một trường học hạnh phúc mà dần dần rộng hơn trong môi trường giáo dục và toàn xã hội".
Theo ông Nhạ, chính các cán bộ quản lý giáo dục cũng phải thay đổi, thậm chí phải thay đổi rất mạnh. Bởi đây là đội ngũ xây dựng chính sách về giáo dục và trực tiếp quản lý. Khi thay đổi tạo môi trường tốt cho các nhà trường thì các thầy cô sẽ cảm thấy hạnh phúc.
"Thậm chí tiến tới tại sao lại không nghĩ tới phụ huynh cũng phải cùng thay đổi. Rộng ra tôi mong muốn xã hội cùng thay đổi. Bởi tại sao chúng ta không nghĩ về một xã hội tốt đẹp hơn, nhiều sự yêu thương từ đó mới có sự bao dung. Nếu không có sự bao dung thì toàn phán xét, nhìn theo chiều hướng tiêu cực. Trong thực tế thì không ai hoàn thiện và phải luôn luôn thay đổi và chính sự thay đổi mới khơi dậy được bản sắc, sự khác biệt và sẽ là động lực", ông Nhạ nói.
Với tư cách là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận trách nhiệm của bản thân cũng như các cán bộ quản lý giáo dục là phải rất cụ thể, tạo môi trường thực sự để khơi dậy tâm huyết của các thầy cô chứ không phải chỉ bằng những chính sách hay phong trào. "Khi các thầy cô thay đổi thì học sinh hạnh phúc. Khi học sinh hạnh phúc thì có lớp học hạnh phúc và điều đó cứ thế được nhân rộng ra. Ngành giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc", Bộ trưởng Nhạ chia sẻ.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Ngành Tâm lý học: Không chỉ tư vấn, mà còn lan truyền tinh thần sống tích cực Nhịp sống hiện đại càng hối hả, con người càng phải đối diện với nhiều vấn đề tâm lý - dẫn đến nhu cầu được thấu hiểu, chăm sóc, định hướng cảm xúc ngày càng tăng; nguồn nhân lực ngành Tâm lý học cũng theo đó càng trở nên đắt giá. Nhưng nhiệm vụ của Tâm lý học không đơn thuần dừng lại...