Thất thoát vụ Phạm Công Danh đủ miễn thuế 300 năm cho nông dân
Thượng tướng Võ Trọng Việt so sánh, 9.000 tỷ thất thoát trong vụ Phạm Công Danh đủ miễn thuế cho dân trong 300 năm.
Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh phát biểu tại phiên họp Thường vụ Quốc hội
Ngày 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với Tờ trình của Chính phủ với thời hạn miễn thuế cho các đối tượng được bổ sung từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.
Cho ý kiến vào nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban nhât tri vơi Tờ trình của Chính phủ va cho rằng, việc miễn toàn bộ số thuế phải nộp cho cac hô gia đinh, ca nhân, kể cả phần vượt hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân, góp phần “khoan thư sức dân”, khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất cánh đồng mẫu lớn, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chính sách “tam nông” cua Đang va Nha nươc.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn cua hô gia đinh, ca nhân chỉ khoảng 34,3 tỷ đồng/năm là không lớn và có tác động không đáng kể tới thu ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Sau khi nghe con số ông Hải đưa ra, Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh cũng bày tỏ quan điểm đồng tình vì cho rằng thu nhập nông dân rất thấp, giá thành sản phẩm bấp bênh ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân nên việc có chính sách ưu đãi là điều rất tốt.
Thượng tướng Võ Trọng Việt cũng ngay lập tức đưa ra một phép tính: “34 tỷ đồng tiền thuế nếu có thu của nông dân mà đem so sánh với số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh (hơn 9.000 tỷ) là 300 năm. Vì thế, nếu làm tốt phòng chống tham nhũng, chưa nói lãng phí tiêu cực thì số tiền vào ngân sách rất lớn so với thu từ người nông dân”.
Đồng tình với việc bổ sung đối tượng được miễn thuế, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng điều này góp phần động viên nhân dân lao động sản xuất, ổn định lương thực, tuy nhiên, Chính phủ cần đánh giá thêm về hiệu quả sử dụng dất nông nghiệp của đối tượng này bởi lâu nay có hiện tượng tương đối phổ biến bây giờ là các hộ do khó khăn nên cho thuê, cho mượn, bán đất rồi đi làm thuê ngay trên chính mảnh ruộng của mình.
Liên quan đê nghi miên toan bô thuê sư dung đât nông nghiêp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm, nhất là đất nông, lâm trường.
Bởi theo báo cáo giám sát cua Uy ban thương vu Quôc hôi gưi Quôc hôi tai ky hop thư 10, Quốc hội khóa XIII, hiên nay nhiều nông, lâm trường, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để trục lợi…
Theo H.Vũ (Báo Giao thông)
Tiếp tục kê biên nhiều tài sản của Phạm Công Danh
Tòa tuyên tiếp tục kê biên với hàng loạt tài sản của Phạm Công Danh như đất ở SVĐ Chi Lăng, khách sạn Mỹ Trà, 3 bất động sản mà luật sư cho rằng tiền của vợ ông Danh vay mượn mẹ ruột...
Tiếp tục kê biên nhiều tài sản của Phạm Công Danh
Theo kết luận của Hội đồng xét xử tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh tại phiên tuyên án Đại án 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank) ngày 9/9, Tòa quyết định tiếp tục kê biên nhiều tài sản của Phạm Công Danh.
Đầu tiên là các quyền sử dụng đất ở Chi Lăng, về bản chất là tài sản của ông Danh, nhờ người khác đứng tên. Theo HĐXX, cần tiếp tục kê biên để khắc phục hậu quả vụ án theo trách nhiệm của Tập đoàn Thiên Thanh.
Với các tài sản mà các Luật sư cho rằng là tiền bà Chi vay mượn mẹ ruột (3 bất động sản), Hội đồng xét xử xác định đây là tài sản chung của bà Chi và ông Danh, không có cơ sở xác định việc vay mượn. Các tài sản này cần tiếp tục kê biên để khắc phục hậu quả vụ án. Nếu có tranh chấp khác thì giải quyết tại một vụ án dân sự khác, không thuộc phạm vi vụ án này.
Đối với Quyền sử dụng đất tại Bà Rịa Vũng Tàu là tài sản của Thiên thanh Long Hải, là công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh. Tuy nhiên, bà Bích cho rằng đây là tài sản bà Trang dùng để thế chấp vay vốn giữa bà Trang và bà Bích. Toàn bộ giấy tờ này bà Bích đang nắm giữ nhưng không đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉ có công chứng. Đây là giao dịch dân sự, không thuộc phạm vi vụ án này nhưng để đảm bảo công bằng, Hội đồng xét xử nhận thấy cần tiếp tục duy trì kê biên cho đến khi tranh chấp liên quan được xử lý.
Đối với khách sạn Mỹ Trà (Đà Nẵng) thuộc quyền sở hữu của Phạm Công Danh tiếp tục kê biên để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Ngoài ra, các tài khoản của Phạm Công Danh và các bị cáo khác sẽ bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Một số tài sản của Phạm Công danh không liên quan đến vụ án bị kê biên (hơn 600.000 USD, nhẫn kim cương, đồng hồ, hơn 200 triệu đồng...) được tòa tuyên trả lại nhưng không giao cho Phạm Công Danh mà giữ để đảm bảo khoản tiền thi hành án dân sự.
Theo Cafef
Đại án Phạm Công Danh: Chính thức khởi tố dàn lãnh đạo cũ của TrustBank Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định khởi tố 2 vụ án liên quan đến thành viên hội đồng quản trị cũ của Trustbank. Bà Hứa Thị Phấn. Sau hơn 1 tuần nghị án, ngày 9/9, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án vụ án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây...