Thật mừng vì có đề thi minh họa
Kể từ đây, thầy cô giáo và học sinh lớp 12 hoàn toàn sẵn sàng, chủ động cho giai đoạn nước rút, tăng tiết, kết thúc chương trình sớm để tổ chức ôn tập, thi thử
Hình ảnh thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2017. (Ảnh: Thuỳ Linh)
LTS: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc bày tỏ niềm tin tưởng rằng các nhà trường sẽ có kế hoạch ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thi minh họa kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 cho các học sinh tham khảo và làm quen.
Việc công bố này giúp giáo viên và học sinh có thể tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập, phục vụ cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Theo đó, phương thức tổ chức các môn thi, bài thi của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và lớp 11, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, đề thi năm nay sẽ tăng số câu hỏi phân hóa để đảm bảo tính phân hóa khi xét tuyển vào các trường đại học.
Đề thi minh họa sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ đề nghị các trường xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập năm 2018 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng, không gây quá tải, đảm bảo sức khỏe của học sinh.
Tổ chức ôn tập cho những học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp có nguyện vọng ôn tập phù hợp với điều kiện thực tế.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Viết Hòa, giáo viên dạy môn Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết:
“Mới lúc đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin sẽ không công bố các đề thi minh họa kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Nhưng sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lại và hôm nay chính thức công bố đề thi minh họa.
Là giáo viên đang giảng dạy ở lớp 12, tôi rất hoan nghênh việc làm trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì nó tốt cho việc định hướng ôn tập, dạy học của thầy, cô giáo và học trò trong thời điểm quan trọng này.
Không ngoài dự đoán của chúng tôi, đề thi minh họa của bộ môn Ngữ văn cũng như các bộ môn khác, nội dung, kiến thức của chương trình lớp 11 được đề cập đến trong mối quan hệ so sánh, gần gũi với nội dung, kiến thức cơ bản của chương trình lớp 12.
Điều này giúp cho việc hướng dẫn của giáo viên, việc học, ôn tập của các em thêm phần thuận lợi, dễ dàng nắm bắt kiến thức, kỹ năng 2 năm lớp 11 và 12″ .
Cô Minh, giáo viên dạy Hóa lớp 12 của một trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Quảng Bình cho biết:
“Các câu hỏi trong đề thi minh họa môn Hóa học có mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng gần tương đương với đề minh họa, đề thi của năm ngoái.
Tất nhiên, năm nay có mở rộng thêm ra ở chương trình lớp 11.
Một số câu hỏi có độ khó cao hơn, đúng với tinh thần, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tăng số câu hỏi phân hóa để đảm bảo phân hóa tính phân hóa khi xét tuyển vào các trường đại học.
Chắc chắn, cơn “mưa điểm” 10 (đến trên 4000) của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 khó có thể lặp lại ở năm 2018″.
Lo lắng và mong đợi có đề thi minh họa năm nay (do thêm kiến thức lớp 11) đã qua đi, các nhà trường, thầy cô giáo và học sinh lớp 12, kể từ đây hoàn toàn sẵn sàng, chủ động cho giai đoạn nước rút, tăng tiết, kết thúc chương trình sớm.
Nhà trường sẽ có nhiều thời gian định hướng, ôn tập, tổ chức thi thử giúp các em tập dượt, làm quen với phương thức thi tự luận và trắc nghiệm trước khi bước vào kỳ thi lớn, với hai mục tiêu, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học.
Nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã bắt thực hiện kế hoạch dạy học tăng tiết, để gần cuối tháng 3 là hoàn tất chương trình lớp 12.
Tiếp theo là thời gian ôn tập kéo dài khoảng 2,5 tháng, giúp các em lớp 12 củng cố kiến thức, kỹ năng đủ tự tin bước vào kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Chủ trương, kế hoạch dạy tăng tiết, ôn tập và thi thử của các nhà trường đều nhận được sự thống nhất, đồng thuận cao của tất cả phụ huynh lớp 12, Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường.
Con em ôn tập thật kỹ và thi Trung học phổ thông quốc gia đạt kết quả cao – chính là điều mà các bậc phụ huynh cũng như nhà trường, thầy cô giáo mong đợi, kỳ vọng nhất.
Theo Giaoduc.net
Đề thi minh họa: Đảm bảo yêu cầu phân hóa người học
Điểm mới của các đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018 năm nay được đánh giá là kiến thức được trải rộng ở cả lớp 11, chứ không chỉ riêng lớp 12 như mọi năm.
ảnh minh họa
Đề Văn hay, có tính phân hóa cao
Đánh giá về đề thi minh họa môn Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Tuyết (giáo viên Trường THPT Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, đề thi đảm bảo được yêu cầu kiểm tra kiến thức của học sinh để tốt nghiệp THPT và có sự phân hóa để sàng lọc thí sinh vào các trường ĐH, CĐ.
Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Phần Đọc hiểu không có gì là lắt léo, khó hiểu. Tư liệu, dẫn chứng để làm rõ cho phần Đọc hiểu có liên quan đến phần Làm văn.
Ở phần Đọc hiểu, học sinh chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là có thể làm ngay nhưng cũng chiếm một số lượng thời gian bao gồm đọc hiểu và viết trả lời 4 câu hỏi. Phần Làm văn với câu hỏi 2 điểm cũng yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ nữa đã chiếm khoảng 1/3 thời gian làm bài thi.
Trong khi đó, điểm mới và khó ở câu 3 là đề yêu cầu học sinh nêu cảm nhận và so sánh hình tượng Người lái đò vượt thác (Người lái đò sông Đà) và cảnh cho chữ của nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù). Đây là hai hình tượng của hai tác phẩm khác nhau nhưng của chung một tác giả, thế nhưng mỗi tác phẩm nằm ở hai lớp 11 và 12. Cảnh cho chữ và hình tượng người lái đò vượt thác là hai phần rất hay trong 2 tác phẩm của Nguyễn Tuân nhưng để tiếp cận và hiểu hết ý học sinh cần nhiều thời gian mới thể hiện hết được.
Với học sinh chuyên về các môn xã hội thì đề thi không quá khó nhưng với học sinh thiên về các môn khoa học tự nhiên thì tương đối khó. Bởi học sinh phải có những đánh giá và nhận định về hai hình tượng trong hai giai đoạn khác nhau để đưa ra nhận xét, bình luận. Đây cũng câu hỏi phân hóa trình độ của học sinh khi xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Đề thi minh họa có cả chương trình lớp 11 và 12 cũng là yêu cầu học sinh học tập, ôn luyện toàn diện hơn, tránh học tủ, học lệch.
Theo cô Tuyết, đề Văn tương đối dài so với thời gian, vì thế khi ôn luyện, học sinh cần rèn luyện cách làm bài, viết văn ngắn gọn, súc tích, tránh dàn trải. Khi kết nối các ý trong đoạn văn, các em cần biết chuyển ý để sao cho vẫn đề cập đầy đủ ý trong một dung lượng chỉ khoảng 200 chữ.
Học sinh cần liên hệ giữa một tác giả với những tác phẩm đã học trong chương trình THPT, có sự liên hệ các tác phẩm văn học với đời sống thực tiễn phong phú để đạt điểm cao.
Đề thi môn Vật lý cần thêm bài tập vận dụng
về đề thi minh họa môn Vật lý, TS Bùi Đình Tú - giảng viên Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ nano - Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) cho biết, về mặt nội dung đề thi nằm trong chương trình Vật lý THPT kiến thức trải rộng từ lớp 11 đến hết lớp 12.
Đề thi gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất câu hỏi trả lời nhanh, chỉ cần học sinh nắm vững các nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa, phần này gồm khoảng 20 câu; Phần thứ 2 các câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
Về mặt phân bổ các câu (Cơ, Điện, Quang, Vật lý hạt nhân) là tương đối đồng đều. Tuy nhiên đề thi minh họa có thể chưa đạt được sự phân loại giữa học sinh khá và giỏi. Vì mỗi phần nội dung chưa có được câu hỏi ở mức khó để phân loại. Về mặt này nên thay mỗi phần nội dung 1 câu hỏi, 1 bài tập ở mức vận dụng sâu hơn để phân loại.
Về mặt ưu điểm, học sinh có thể hình dung ra được dạng đề thi và những nội dung sẽ được đề cập trong đề thi để định hướng tốt hơn cho học sinh trong quá trình chuẩn bị kỳ thi.
TS Bùi Đình Tú cho biết, đề thi Vật lý cần đề cao khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết vào bài tập thực tế. Đề thi minh họa không quá dễ với học sinh trung bình và trung bình khá nhưng để phân loại học sinh khá và giỏi có vẻ chưa đạt được.
Thầy Tú đề xuất liên quan đến phần nội dung chưa có được câu hỏi ở mức khó để phân loại. Theo đó, nên thay mỗi phần nội dung (Cơ, Quang, Điện, Hạt nhân) 1 câu hỏi, 1 bài tập ở mức vận dụng sâu hơn để phân loại. Cần có thêm những câu hỏi để phân loại học sinh khi xét tuyển vào đại học.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018. Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao. Ảnh minh họa: Quý Trung - TTXVN Ngay khi có đề thi tham khảo, nhiều trường Trung học...