“Thất bại hay thành công khi thực nghiệm chương trình đều có ích!”

Theo dõi VGT trên

Trong vòng một tháng qua, Bộ GD&ĐT và Ban soạn thảo chương trình đã tiến hành thực nghiệm chương trình mới tại một số địa phương trên cả nước. Tín hiệu ban đầu cho thấy nhiều giáo viên, học sinh khá “thích thú” việc thực nghiệm này. Ban soạn thảo thì khẳng định: Thất bại hay thành công khi thực nghiệm chương trình đều có ích!

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết: “Thực nghiệm chương trình môn học là một khâu cần thiết phải làm trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Còn đối với các tác giả sau này bắt tay vào viết sách giáo khoa thì lúc đó phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa.

Thực nghiệm chương trình nhằm thực nghiệm những nội dung mới, những phương pháp dạy học mới, phương thức đ.ánh giá mới… Mục tiêu để đ.ánh giá những cái mới này có khả thi hay không? Tác động của cái mới này đến giáo viên, học sinh như thế nào?…”.

Thất bại hay thành công khi thực nghiệm chương trình đều có ích! - Hình 1

Học sinh Đà Nẵng trong giờ thí nghiệm (ảnh: Khánh Hiền)

Cũng theo GS Thuyết, Ban soạn thảo chương trình trực tiếp khảo sát tình hình ở các trường, các trường được chọn theo tính chất đại diện cho các vùng trong cả nước. Ban chỉ đạo đã trình và quyết định chọn 6 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu biểu cho 6 vùng miền trong cả nước, mỗi tỉnh/thành phố thì chọn 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 2 trường THPT (ở các vùng khác nhau của tỉnh đó, điều kiện dạy học khác nhau). Các trường thực nghiệm được phát phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên về chương trình các môn học, hình thức trả lời của giáo viên là theo hình thức online để đảm bảo tính khách quan.

Bên cạnh đó cũng tổ chức dạy học để kiểm nghiệm tính khả thi và tác động đến việc dạy và học của học sinh như thế nào. Các bài học này có thể chứa nội dung mới hoặc các nội dung đã có trong sách giáo khoa hiện hành nhưng dạy theo phương pháp mới, cũng có áp dụng một số phương pháp đ.ánh giá mới.

Trong khi đó, GS.TS Đỗ Đức Thái – Chủ biên chương trình môn Toán nhấn mạnh: Việc thực nghiệm chương trình đối với các bài mới sẽ cho phép chúng ta đ.ánh giá được tác động khi thực hiện chương trình mới cũng như đo được “sức ì” trong đội ngũ giáo viên.

Những tín hiệu khả quan về chương trình mới

Mặc dù quá trình thực nghiệm chương trình vẫn đang được tiến hành nhưng sau hơn một tháng triển khai cho thấy nhiều tín hiệu khả quan: Giáo viên sẽ hoàn thành tốt bài giảng nếu được tập huấn một cách kỹ càng, học sinh hứng thú hơn sau mỗi tiết học.

GS.TS Phạm Hồng Tung – Chủ biên chương trình môn Lịch sử chia sẻ: Trước đây thì không có thực nghiệm chương trình, các thầy cô giáo ở bậc phổ thông thường là không tiếp xúc với chương trình mà thường tiếp xúc với sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên. Sách giáo khoa thường được coi như là pháp lệnh, nếu bài học này quy định 2 tiết mà sau hai tiết chưa hết bài thì gọi là “cháy giáo án”.

Còn bây giờ chúng ta tiếp cận theo chuẩn năng lực thì lại khác. Ví dụ như một chủ đề môn Sử ước lượng khoảng 20 tiết thì việc cắt thời lượng cho một bài cụ thể nào đó là bao nhiêu tiết là hoàn toàn do giáo viên, họ có quyền được chủ động để làm việc này.

Video đang HOT

“Mục đích của thực nghiệm chương trình là để chúng tôi kiểm tra được mức độ thích hợp, tính thực tiễn của điểm mới mà chúng tôi đưa vào. Quá trình thực nghiệm thì chúng tôi đ.ánh giá là thành công, ở đây chúng ta chưa đ.ánh giá, chưa chấm điểm bài dạy của giáo viên ở trên lớp. Với kết quả thực nghiệm chương trình môn Lịch sử thì chúng tôi tin chắc mình đang đi đúng hướng, chương trình mới chắc chắn có tính khả thi và mang lại sự đổi mới thực sự đối với môn lịch sử trong nhà trường” – GS Tung nói.

Cũng theo GS Tung, mỗi khi tiết thực nghiệm chương trình lịch sử kết thúc thì đều có 5 phút để trao đổi với học sinh. Qua cuộc trao đổi thì có em khẳng định trước đây không thích học Sử nhưng sau đó lại khẳng định là thích nếu thay đổi cách dạy và được tương tác mô hình thiết bị như dạy thực nghiệm.

“Đóng vai trò then chốt trong thành công triển khai chương trình mới chính là vai trò của giáo viên, ở đâu giáo viên hiểu đúng chương trình, đọc được đúng chủ ý của người biên soạn chương trình thì họ vận dụng rất thành công. Chính vì thế việc tập huấn giáo viên sau khi có đầy đủ chương trình và sách giáo khoa là rất quan trọng”, GS Tung nhấn mạnh.

Có một thực tế là khi triển khai thí điểm thì chúng ta luôn khẳng định sự thành công nhưng khi đại trà lại gặp rất nhiều khó khăn?

Trước câu hỏi này, đại diện của Ban biên soạn chương trình cho hay: Quá trình thực nghiệm chương trình cũng lựa chọn những trường thực sự khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt nhưng kết quả vẫn rất tốt. Có giáo viên hơi lúng túng ở lần dạy đầu tiên nhưng sau đó được trao đổi, thảo luận thì tốt dần ở các tiết tiếp theo…

Thậm chí ở các lớp học có sĩ số đông, một số thầy cô vẫn hoàn thành được bài giảng ở mức độ đạt yêu cầu. Tuy nhiên để có chất lượng tốt và bền vững thì sĩ số lớp nên tuân thủ theo Điều lệ trường học.

“Thất bại hay thành công khi thực nghiệm là chuyện bình thường!”

Đó là khẳng định của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ nhiệm chương trình môn Ngữ Văn khi nói về những khó khăn khi triển khai khi thực nghiệm chương trình.

Theo PGS Thống, kinh nghiệm của các lần cải cách trước cho thấy, ít nhất cũng phải mất 1-2 năm sau khi chính thức triển khai thì giáo viên mới có thể quen được. Ở trong quá trình thực nghiệm chương trình thì có giáo viên làm tốt, có giáo viên chưa làm được và điều này là hết sức bình thường.

“Nếu chúng ta triển khai thực nghiệm chương trình thành công thì cũng là điều vui, nhưng nếu chưa thành công thì cũng là dịp để nhìn nhận lại đ.ánh giá và điều chỉnh. Dù có như thế nào thì việc thực nghiệm vẫn giúp ích rất nhiều cho Ban soạn thảo” – PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ.

Các thành viên Ban soạn thảo cũng khẳng định, việc triển khai thực nghiệm chương trình vừa qua cũng giúp cho ích cho việc biên soạn chương trình rất nhiều. Nhiều ý kiến đóng góp được các tác giả tiếp thu một cách cầu thị để điều chỉnh nhằm hướng tới hoàn thiện một chương trình tốt nhất.

Nguyễn Hùng

Theo Dân trí

6 tỉnh thành thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới

Việc thực nghiệm nhằm đ.ánh giá tính khả thi và tác động của chương trình giáo dục phổ thông mới đến người dạy và người học.

Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông vừa kết thúc một tháng (23/3-23/4) đi địa phương để thực nghiệm các môn học, nhằm đ.ánh giá tính khả thi và tác động của chương trình mới đến người dạy và học.

Cuộc thực nghiệm được thực hiện trên quy mô 48 trường học (18 tiểu học, 18 THCS và 12 THPT) tại 6 tỉnh thành, đại diện cho 6 vùng phát triển của Việt Nam, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu.

6 tỉnh thành thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ về một tháng thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Các trường học được lựa chọn tham gia thực nghiệm chương trình mới có điều kiện cơ sở vật chất, thuộc địa bàn kinh tế xã hội khác nhau. Cách chọn mẫu này nhằm đ.ánh giá được chính xác nhất chương trình môn học đã phù hợp, gây hứng thú cho học sinh và vừa sức giảng dạy của giáo viên ở các vùng miền khác nhau hay chưa. Nó đồng thời giảm khoảng cách về kết quả giữa thực nghiệm với áp dụng đại trà", Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới Nguyễn Minh Thuyết nói.

Nội dung, phương pháp và cách thức đ.ánh giá mới là điều được đưa ra thực nghiệm lần này. Theo đó, Ban soạn thảo chỉ định bài, cung cấp tài liệu hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên để họ soạn giáo án rồi thực hiện giờ dạy. Sau mỗi tiết học, thành viên Ban soạn thảo sẽ nghe học sinh phản hồi về sự hiểu bài, hứng thú của các em. Giáo viên dạy thực nghiệm được phát phiếu trưng cầu ý kiến về chương trình từng môn, trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Ý kiến trả lời theo hình thức online, không ghi danh tính, để thầy cô nhận xét khách quan. Một nhóm chuyên gia độc lập đang tập hợp và xử lý các phiếu trả lời này, kết quả sẽ có trong vài ngày tới", ông Thuyết nói.

Giáo viên 'xoay như chong chóng' khi dạy chương trình mới cho lớp hơn 50 học sinh

Các lớp học tham gia thực nghiệm chương trình mới được giữ nguyên sĩ số như hiện có, để cho kết quả chính xác khi áp dụng vào thực tế.

GS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán kể, lớp thực nghiệm ở Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Hà Nội) có 65 học sinh, giáo viên đã phải "xoay như chong chóng" để dạy. Kết quả, tiết học đó được đ.ánh giá ở mức "đạt yêu cầu". TS Bùi Phương Nga, Chủ biên Chương trình môn Khoa học (cấp tiểu học) cũng nhắc chuyện giáo viên phải dùng micro thì 58 học sinh trong lớp đang tổ chức hoạt động học tập mới nghe rõ.

6 tỉnh thành thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 2

Chương trình giáo dục phổ thông mới muốn thành công phải áp dụng đúng sĩ số lớp học theo quy định. Ảnh: Quỳnh Trang.

Các chủ biên đ.ánh giá, nếu cố gắng hết sức giáo viên có thể tổ chức hoạt động cho lớp đông học sinh. Tuy nhiên, nếu tính cả năm học và lâu dài hơn, họ sẽ không đủ sức để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cần đạt trong chương trình mới. Nhiều học sinh, nhất là nhóm học yếu, rụt rè... sẽ bị thiệt thòi vì thầy cô không đủ thời gian, sức lực để quan tâm, hướng dẫn cụ thể bài vở.

"Chương trình chỉ có thể thành công nếu lớp học bảo đảm quy định về sĩ số của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tối đa 35 học sinh ở một lớp tiểu học, 45 học sinh/lớp cấp THCS và THPT", Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

Phải tập huấn chu đáo giáo viên mới dạy thành công chương trình mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách tiếp cận từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho người học. PGS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho biết, vô cùng khó để giáo viên Ngữ văn chuyển từ cách dạy "chỉ ra cái hay trong tác phẩm" sang tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm ra cái hay đó.

Sau đợt thực nghiệm môn Khoa học tự nhiên tại một trường THCS ở Cần Thơ, chủ biên chương trình môn học này - PGS Mai Sỹ Tuấn nhận ra, còn nhiều thầy cô chưa biết tổ chức các hoạt động cho lớp. "Có thầy giáo liên tục hỏi học sinh và quan niệm rằng thầy hỏi nhiều, học sinh trả lời nhiều là các em đã hoạt động. Nhưng sự thật việc tổ chức hoạt động là hướng dẫn các em làm những điều gì đó để tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức và vận dụng chúng vào giải quyết vấn đề của thực tế", ông Tuấn nói.

Quá trình thực nghiệm, phần lớn giáo viên gặp khó khăn trong lần dạy đầu chương trình mới. Ở lần dạy thứ hai, sau khi được Ban soạn thảo hướng dẫn cụ thể, tiết học của họ đã gây hứng thú cho học sinh. Các chủ biên do đó kết luận việc tập huấn phương pháp dạy học cho thầy cô là khâu quan trọng, quyết định thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Nhiều học sinh từ chỗ ghét môn Lịch sử đã cảm thấy hứng thú khi học môn này theo phương pháp của chương trình mới, không đòi hỏi nhớ máy móc, được dẫn dắt bằng những câu chuyện hay. Tuy nhiên, các em băn khoăn, học vậy nhưng thi như thế nào. Tâm lý thi gì học nấy vẫn tạo áp lực cho học sinh", GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới cách đ.ánh giá, thi cử trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết thúc đợt thực nghiệm, nhiều chương trình môn học sẽ thay đổi, ví dụ môn Toán cắt giảm một số nội dung, môn Khoa học tự nhiên điều chỉnh lại độ khó - dễ của một số chương mục.

Dữ liệu thu được từ hoạt động thực nghiệm sẽ được báo cáo các hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học.

Quỳnh Trang

Theo vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ xuống tay bằng Xyanua: trong 8 tháng 5 người ra đi, nghi phạm là con nợ
16:53:15 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Baifern: công khai 2 mối tình đều tan vỡ, bị tố bòn rút khi hẹn hò Nine
17:13:48 06/07/2024
Một tiktoker đào quá khứ Nam Thư 13 năm trước, "cầm nhầm quen tay" vẫn không bỏ?
17:04:41 06/07/2024
Nhậm Trọng: Phải lòng Lâm Tâm Như, bị Hoắc Kiến Hoa đ.ánh bại, giờ ra sao?
16:44:07 06/07/2024
Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt tàu vận chuyển 45.000 lít dầu FO không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hải Phòng

Pháp luật

00:21:26 07/07/2024
Cụ thể, lúc 20h tối 5/7, tại khu vực vùng biển gần đền Bà Đế (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện thủy gắn số HP-00189-TS.

Ở Nam Định có một món bánh "ăn là ghiền": Mách bạn 5 địa chỉ ngon nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

23:39:31 06/07/2024
Những chiếc bánh xíu páo nóng hổi, thơm phức là món ăn vặt được người Nam Định cực kỳ yêu thích. Du khách đến đây cũng phải tìm mua để nếm thử hoặc mang về làm quà cho người thân.

Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh "đối thoại" cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong "Khúc ca Hòa Bình"

Nhạc việt

23:29:24 06/07/2024
Ngày 6/7, diễn ra buổi gặp gỡ báo chí trước thềm Đêm nhạc Trịnh Công Sơn: "Khúc Ca Hòa Bình" trong khuôn khổ Festival "Vì hoà bình" được tổ chức tại Tỉnh Quảng Trị vào ngày 13/7 tới.

Độ Hoa Niên tập 23: Bùi Văn Tuyên và Lý Dung cởi trần tắm chung

Phim châu á

23:26:09 06/07/2024
Những ngày qua, phim cổ trang Độ Hoa Niên liên tục gây bão mạng xã hội với chuyện tình dây dưa hai kiếp người của trưởng công chúa Lý Dung (Triệu Kim Mạch đóng) và Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách đóng).

Nam Cường bị stress, ngủ mơ cũng đọc thoại khi nhận vai diễn chàng trai bị thiểu năng

Hậu trường phim

23:13:44 06/07/2024
Nam Cường thậm chí ngủ còn mơ thấy mình thoại, ra đường đi mua đồ hay nói chuyện với bạn bè thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, chưa thoát được vai, cứ tưởng như mình là một cậu bé vậy.

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga

Thế giới

23:11:09 06/07/2024
Sau vòng đầu tiên, hơn 300 ghế đã chuyển sang cuộc đua ba bên. Chỉ những ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu ở vòng đầu tiên mới có thể lọt vào vòng 2.

EWC: Fan quốc tế nói gì về trận thua chóng vánh của Gen.G?

Mọt game

23:08:29 06/07/2024
Tối ngày 05/07 vừa qua, Gen.G (nhà đương kim vô địch Hàn Quốc) đã phải nhận lấy một trận thua 0-2 muối mặt trước đối thủ Trung Quốc TOP Esports.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

Tin nổi bật

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Bộ ba Anh Tài đưa khán giả ngược về những năm 2000, còn làm 1 điều khẳng định mình không "hết thời"!

Tv show

22:58:28 06/07/2024
Một trong những tiết mục gây chú ý ở tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là của nhóm Thanh Xuân Học Đường gồm Phạm Khánh Hưng - Đăng Khôi - Quốc Thiên.

Diễn viên hài Tony Knight qua đời ở t.uổi 54 do... cành cây rơi trúng!

Sao âu mỹ

22:50:20 06/07/2024
Diễn viên hài người Anh Tony Knight (còn được gọi là Dog Listener) đã qua đời sau tai nạn bất ngờ tại một lễ hội ở Pháp.

Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'

Sao châu á

22:46:24 06/07/2024
Kim Min Hee, Huỳnh Tâm Dĩnh, Ryoko Hirosue... đ.ánh mất danh tiếng, sự nghiệp lao đao vì vướng bê bối ngoại tình, phá hoại gia đình người khác.