Thắp sáng ước mơ cho học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn
Với mong muốn thắp sáng ước mơ, vun đắp khát vọng vươn lên làm chủ tri thức cho các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình Trại hè 2019 với chủ đề “Khám phá thế giới khoa học cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Chương trình được khai mạc vào sáng nay, ngày 7/7.
Chương trình Trại hè 2019 được khai mạc vào sáng nay (7/7) tại Khu vườn ươm Talinpa (đảo Tuần Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)
Xuất phát từ ý tưởng của Giáo sư Ngô Bảo Châu – Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VNCCCT) và PGS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội (ĐHQGHN), từ năm 2018, ĐHQGHN và VNCCCT phối hợp tổ chức Trại hè thường niên tại Hà Nội và Hạ Long cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm vun đắp khát vọng vươn lên làm chủ tri thức để tương lai quay trở lại đóng góp xây dựng quê hương.
Sau lễ khai mạc chương trình Trại hè, các em học sinh được giao lưu và cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu giải những bài toán vui
Chương trình đại hè 2018 đã được tổ chức thành công cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang.
Năm 2019, Trại hè được tổ chức với chủ đề “Khám phá thế giới khoa học cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu” sẽ được tổ chức từ ngày 05/07 đến ngày 15/07/2019 tại 2 địa điểm là Talinpa (Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh) và Hà Nội.
Video đang HOT
Trại hè năm nay bao gồm 30 học sinh các trường THCS, THPT của tỉnh Cao Bằng và tỉnh Bắc Kạn cùng với 10 em học sinh trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐHQGHN).
Ngay sau lễ khai mạc Trại hè, các em học sinh có cơ hội được giao lưu với GS. Ngô Bảo Châu và PGS. Nguyễn Hoàng Hải tại Tuần Châu, Hạ Long và trải nghiệm giải các bài Toán – Lý – Hoá học.
PGS. Nguyễn Hoàng Hải- Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giao lưu cùng các em học sinh với bài giảng thú vị về tốc độ ánh sáng
Tham gia Trại hè các em học sinh có cơ hội được thăm quan, tìm hiểu vịnh Hạ Long và thủ đô Hà Nội; Trải nghiệm STEM để khám phá thế giới và tự sáng tạo các “sản phẩm” khoa học đơn giản từ những vật liệu thường thấy; Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế “01 ngày làm chiến sĩ” tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (ĐHQGHN); Khám phá và trải nghiệm thế giới khoa học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Trại hè 2019 là cơ hội để các em học sinh nghèo học giỏi của tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng giao lưu cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu, các thầy cô giáo, các bạn học sinh Đại học Quốc Gia Hà Nội
Cô giáo Hoàng Thị Yến- giáo viên Trường THCS Yên Lạc (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn) cho biết: Tôi rất vinh dự được dẫn đoàn các em học sinh của tỉnh Bắc Cạn xuống Hà Nội tham gia trại hè cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu và các thầy cô giáo, học sinh Trường ĐHQGHN. Đây thực sự là một cơ hội giao lưu, học hỏi, khám phá thế giới khoa học tuyệt vời của các em cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết: ĐHQGHN và VNCCCT sẽ tiếp tục tổ chức các trại hè thường niên từ các nguồn kinh phí xã hội hoá để tiếp tục hành trình kết nối, thắp sáng ước mơ cho các em có hoàn cảnh khó khăn của các địa phương.
Theo GDTĐ
Nghị lực mùa thi: 'Mẹ lo không có ai nuôi con'
Cô học trò giỏi Phạm Thị Hằng vẫn luôn ám ảnh bởi câu nói của người mẹ già yếu: 'Mẹ lo không có ai nuôi con'.
Phạm Thị Hằng trong căn nhà nghèo khó - Ảnh: V.T
Phạm Thị Hằng là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Cộng Hiền, H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng. Hằng sinh ra đã chịu thiệt thòi hơn so với các bạn do thiếu bàn tay chăm sóc của bố. Hằng kể, bố mẹ sinh em ra lúc tuổi đã cao (bố 60 tuổi, mẹ 42 tuổi). Bố lại có gia đình riêng ở một tỉnh khác, nên bà Bùi Thị Mừng (mẹ Hằng) phải một mình làm ruộng nuôi em khôn lớn.
"Từ nhỏ em đã không được bố chăm sóc, mẹ đưa em về ở với ông ngoại tại thôn Thâm Động, xã Đồng Minh, H.Vĩnh Bảo. Ông ngoại lại có tới 10 người con, gia cảnh nghèo khó. Có chút lương cựu chiến binh và tiền tuất của bác cả là liệt sĩ, ông đã dành hết để nuôi em ăn học", Hằng xúc động kể về hoàn cảnh của mình.
Năm 2013, khi Hằng đang học lớp 7 thì ông mất, mẹ con Hằng mất đi một chỗ dựa lớn trong cuộc đời. "Em ở với ông từ nhỏ, nên ông như người cha của em. Hôm ấy ông bị mệt, mọi người đưa đi viện 1 ngày, đến tối thì đưa về. Ông nắm chặt đôi tay em được khoảng 20 phút, khi em buông tay ra thì ông mất", Hằng nghẹn ngào nhớ lại. Ông mất, rồi bố cũng mất, khiến em cảm thấy hụt hẫng. "Bố không nuôi em, nhưng là người sinh ra em, nên hôm bố mất, em khóc nhiều lắm", Hằng kể.
Từ ngày ông ngoại mất, sức khỏe của bà Mừng cũng ngày một yếu đi, cuộc sống của hai mẹ con càng khó khăn hơn do nguồn thu nhập chính chỉ từ mấy sào ruộng. "Mẹ vẫn cố gắng lo cho em ăn học nhưng không đủ. Tiền mua phân bón ruộng mẹ vẫn phải nợ hơn 10 triệu đồng chưa biết đến bao giờ trả được", Hằng chia sẻ.
Năm nay, bà Mừng đã 60 tuổi, lại có nhiều bệnh tật nên không làm việc nặng nhọc được nữa. Thế nhưng bà vẫn cố làm để nuôi con. "Dù bị huyết áp cao và bệnh tim, nhưng mẹ vẫn cố đi làm đồng. Có hôm đang làm thì mẹ bị ngất ở ngoài đồng, được những người cùng làm phát hiện đưa về. Mẹ bị ngất như thế mấy lần rồi", Hằng lo lắng kể.
Dù hoàn cảnh éo le nhưng suốt 12 năm học, Hằng luôn là học sinh giỏi và đoạt giải nhiều môn thi. Ở tiểu học, khi đi thi học sinh giỏi cấp huyện, năm lớp 4 Hằng đã được giải khuyến khích môn toán, lớp 5 đoạt giải khuyến khích môn văn. Lên THCS, Hằng tiếp tục được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thi môn tiếng Anh (lớp 6, lớp 7) và đội tuyển thi môn hóa (lớp 8, lớp 9).
Trong các kỳ thi này, năm lớp 9 Hằng đoạt giải ba môn hóa cấp thành phố. Lên lớp 10, em đoạt giải khuyến khích môn hóa cấp huyện và 2 năm lớp 11, lớp 12 đều tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện môn hóa. Năm lớp 12, Hằng có mức điểm trung bình các môn học thuộc top cao nhất lớp là 8,9 điểm.
Hằng và mẹ đều gầy rộc. Hiện bà Mừng phải uống thuốc thường xuyên để chữa bệnh huyết áp, tim mạch và bướu cổ. Căn nhà cấp 4 hai mẹ con đang ở là của ông ngoại Hằng để lại, rộng khoảng 30 m2, tuềnh toàng với 1 cái giường, 1 cái chạn bát, 1 căn buồng nhỏ cùng những vật dụng không đáng giá. Nhà cũng có chiếc ti vi cũ và tủ lạnh được các dì, các cậu của Hằng cho, nhưng hai mẹ con cũng không dám dùng vì không trả được tiền điện. Hỏi về bữa ăn của em có đầy đủ không, Hằng nói: "Gạo thì có đủ nhưng thức ăn bữa có, bữa không. Hôm nào có đám cỗ, mọi người mang phần về cho thì em được ăn nhiều...".
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 14710000000115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển VN - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước.
Nội dung ghi: giúp đỡ em Phạm Thị Hằng (thôn Thâm Động, xã Đồng Minh, H.Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng)
Chúng tôi sẽ chuyển đến em Hằng trong thời gian sớm nhất.
Theo Thanh niên
THPT chuyên Khoa học Tự nhiên: Ngôi trường cấp 3 "đỉnh" nhất Việt Nam, cái nôi của loạt GS-TS THPT Khoa học tự nhiên Hà Nội có thực sự là ngôi trường số 1 Việt Nam, có điều gì khiến ngôi trường này trở nên đặc biệt như vậy? Đây là trường mỗi năm có khoảng 3000 thí sinh đăng ký, tỉ lệ chọi là 1/10. Đạt 59/151 huy chương trong các kỳ thi Olympic Toán Quốc tế trong đó có 23...