Thắp sáng những tấm gương hiếu học
Suốt 8 năm học phổ thông, Nguyễn Thị Tố Quyên, cựu học sinh Trường THPT Phan Văn Hùng, Sóc Trăng dù phải hằng ngày chăm sóc người mẹ bị bại não, liệt nửa người nhưng em vẫn đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 và còn đậu đại học với thành tích cao.
Câu chuyện ấy đã được thầy giáo Cao Xuân Lương (Sóc Trăng) kể lại qua bài viết “8 năm chăm sóc mẹ bệnh nặng vẫn đỗ thủ khoa” và bài viết đã giành được giải nhất của Hội thi Đuốc sáng Đông Du. Đây là cuộc thi viết dành cho các thầy cô giáo thuộc 19 tỉnh, thành Đông Nam Bộ viết về những tấm gương điển hình các học trò nghèo đang nỗ lực vượt khó, từ đó giúp đỡ các em vươn lên trong học tập.
Tố Quyên đang nấu thuốc cho mẹ. (Ảnh: Duocsangdongdu)
Không chỉ có trường hợp của Tố Quyên, nhiều tấm gương điển hình khác cũng đã được các thầy cô giáo phát hiện và gửi tới cuộc thi. Như trường hợp của học sinh Trần Thị Bội Tuyền (lớp 9, Trường THCS Thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) hàng ngày phải dậy từ 4h sáng, lội bộ hơn 10km hằng ngày để được đến trường. Thấy cha vất vả đi làm cả ngày đêm cũng không đủ tiền thuốc thang chữa bệnh cho mẹ, nên goài giờ học Tuyền còn tranh thủ đi bán vé số để phụ thêm gia đình. Tuy vậy, em vẫn luôn là học sinh ngoan và xuất sắc của lớp và của trường.
Hay như tấm gương của em Lê Quốc Lộc (học sinh lớp 12 ở quận 4, TP HCM). Lộc không được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ ruột mình từ khi lọt lòng, từ nhỏ đến giờ chỉ biết tới chị nuôi và mẹ nuôi. Ba con người không máu mủ ruột thịt ấy đùm bọc nhau chỉ trong một căn nhà nhỏ với cuộc sống vô cùng cơ cực. Mặc dù vậy, Lộc vẫn vươn lên và quyết tâm theo đuổi con đường đại học.
Được biết, cuộc thi Đuốc sáng Đông Du do Công ty thép Nhật Vina Kyoei và Cộng đồng phát triển Cá nhân & nghề nghiệp Motibee đồng phối hợp tổ chức nhằm thắp sáng tài năng hiếu học cũng như thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với các nhà giáo tâm huyết.
Video đang HOT
Sau gần 4 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút 776 tác phẩm dự thi của các thầy cô ở 525 trường THCS và THPT thuộc 19 tỉnh thành Nam Bộ.
Vừa qua, ban tổ chức hội thi đã trao tặng 160 học bổng Đuốc sáng Đông Du tới các học sinh được viết trong các tác phẩm dự thi lọt vào vòng chung kết cũng như vinh danh 160 nhà giáo tâm huyết. Cuộc thi cũng trao tặng 4 thư viện Đông Du cho 4 trường học tại tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Tổng giải thưởng của chương trình lên đến 1,7 tỷ đồng.
Đặc biệt, thầy giáo Cao Xuân Lương cùng 2 giáo viên đạt giải nhì và 6 học sinh tiêu biểu của Hội thi Đuốc sáng Đông Du đã được nhận giải thưởng là một chuyến hành trình tri thức Đông Du kéo dài một tuần tại Nhật Bản.
Quỳnh Anh
Theo Dân Trí
Cô bạn mồ côi nhà nghèo khó theo học ĐH
Mất mẹ từ năm lên bốn, bốn chị em Loan dường như mất hết niềm tin trong cuộc sống. Một thời gian sau, người cha cũng qua đời trong một tai nạn lao động. Bốn chị em nghẹn ngào vì nỗi mất mát quá lớn.
Chúng tớ tìm về nhà bạn Trịnh Thị Loan, thôn Duyên Hy, xã Định Hưng, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Trong căn nhà đơn sơ tuềnh toàng, chị em Loan nương tựa vào nhau mà sống. Tài sản đáng giá nhất là chiếc tivi ông bà ngoại cho mượn để thỉnh thoảng hai chị em giải trí.
Nỗi bất hạnh của bốn chị em gái
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo,chú Trịnh Văn Đăng lập gia đình với cô Bùi Thị Tài và sinh được bốn người con gái. Cuộc sống của gia đình đang êm ấm và hạnh phúc thì vào một ngày mùa hè năm 1996, nỗi bất hạnh bỗng đổ ập xuống gia đình Loan. Nghe tin mẹ bị sét đánh, bốn chị em Loan không tin nên chạy ra đồng xem thì thấy mẹ nằm gục ra đồng bên người cha đang kêu gào thảm thiết.
Nhờ bà con thân thích động viên, an ủi bố con, chị em Loan nương tựa vào nhau và bắt đầu lại cuộc sống. Bốn chị em Loan buổi sáng đi đi học, buổi còn lại giúp đỡ bố làm đồng và dọn dẹp nhà cửa.
Tháng 5/2008 trong một lần kéo xe mạ ra đồng cấy, chú Đăng đã bị tai nạn. Thời gian sau, các vết thương đã tụ máu quá lâu, gây sốt cao. Nhưng rồi chú Đăng đã qua đời khi đang trên đường đi cấp cứu.
Con đường đến với giảng đường đại học
Khi bố mẹ còn sống, bốn chị em Loan luôn tự hào về gia đình. Nghèo nhưng cuộc sống luôn tràn ngập tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và người thân. Từ ngày bố mất, cuộc sống của chị em Loan vốn đã khó khăn vất vả lại càng éo le hơn. Cả 4 chị em suy sụp tình thần và trở thành những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Bốn chị em Loan chỉ còn biết trông cậy, nương tựa vào ông ngoại năm nay gần 70 tuổi.
Trong bốn chị em gái, Loan là người sáng dạ hơn cả. Thiếu thốn về vật chất, thiệt thòi về tình cảm, ý thức được nỗi đau và sự mất mát quá lớn nên trong học tập Loan luôn cố gắng để không thua kém các bạn trong lớp.
Suốt 12 năm học, Loan đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Trong lớp Loan là một học sinh chăm ngoan và năng động trong các phong trào, hoạt động ngoại khóa. Năm 2009 bạn ấy được nhận học bổng của hội khuyến học huyện Yên Định dành cho học sinh nghèo vượt khó.
Suốt những năm theo học, chưa năm nào Loan có tiền mua đủ sách giáo khoa để học, mỗi lần cần bạn ấy phải mượn của các bạn đọc vội vàng rồi trả ngay. Loan tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi nấu cơm cũng cố gắng học bài. Nhiều lần phải từ chối các hoạt động của lớp, trường hay cuộc đi chơi của bạn bè vì không có tiền đóng góp. Niềm vui được khoác bộ áo mới đến trường với Loan thật ít ỏi.
Về nhà, Loan là người chị rất thương em và chăm lo cho em. Cuộc sống mồ côi, khó khăn đủ đường nên Loan chỉ nghĩ đến việc bỏ học đi làm thêm để kiếm tiền nuôi em ăn học. Nhưng nhờ có ông bà động viên, an ủi nên em mới tiếp tục đi học.
Vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Không phụ lòng mong mỏi của ông bà và em gái, Loan thi và đậu vào trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội với 18 điểm.
Hiện tại, em gái Loan đang học lớp 10 và hai chị em đang trông cậy tất cả vào ông bà ngoại. Ngoài thời gian dành cho học hành, Loan lại giúp anh chị gặt mùa, giúp ông bà nấu cơm. Thỉnh thoảng đi cấy thuê kiếm tiền đóng học phó cho em. Niềm vui đậu đại học chưa nguôi thì nỗi lo lại đến.
Loan nghẹn ngào: "Sau khi bố mẹ mất mình rất buồn. Hai chị giờ đã đi lấy chồng, ông bà tuổi đã cao. Nghĩ đến kinh tế gia đình, đến em gái mà mình không muốn đi học nữa, Loan muốn dành thời gian đó đi kiếm tiền nuôi ông bà, em gái ăn học. Lúc nào có điều kiện mình sẽ đi học lại".
Theo Dân trí
Hùng "xe lắc" quyết không bỏ học Đi học từ 4h30 sáng bằng xe lắc, mất khoảng 2 tiếng đồng hồ là Cao Văn Hùng đến lớp. Cứ như thế, cậu học sinh tật nguyền người dân tộc Raglai không quản khó khăn, mỗi ngày vượt gần 20 km từ nhà đến trường rồi từ trường về nhà để theo đuổi việc học. Hiện nay Cao Văn Hùng là học...