Thắp sáng ‘ngọn lửa’ hiếu học trên vùng cao Sơn La
Sự lan tỏa của phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cộng đồng đã thắp sáng thêm những ngọn lửa tinh thần hiếu học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Trong ngôi nhà gỗ ba gian truyền thống của đồng bào Mông, những tấm bằng khen, giấy khen, vinh danh “gia đình học tập” được ông Phàng Xà Sinh, ở bản Háng Cao, xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên treo ở vị trí trang trọng.
Thấu hiểu nỗi khổ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc, ông Sinh đã vượt khó, lo cho các con đến trường đầy đủ, để có một tương lai tốt hơn. Gia đình ông cũng trở thành một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu của dòng họ Phàng ở Làng Chếu.
Gia đình học tập tiêu biểu ở vùng cao Làng Chếu, huyện Bắc Yên (Sơn La).
“Trước đây chúng tôi ở trên vùng cao này, chủ yếu làm nương rẫy nên cuộc sống rất khó khăn, chuyện học hành cũng không nghĩ đến. Sau này, được tuyên truyền về các chủ trương định canh, định cư, không di cư tự do, tập trung khai hoang ruộng để ổn định cuộc sống; từ đó tôi cũng cho các con của tôi đi học đầy đủ. Hiện nay, các con đều có nghề nghiệp ổn định, tôi thấy cũng đỡ vất vả hơn trước kia nhiều”, ông Phàng Xà Sinh chia sẻ.
Xã Làng Chếu có 100% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, một phần là do nhiều người không biết chữ, thiếu kiến thức để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế…Xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con về công tác khuyến học, khuyến tài.
Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh ở các trường vùng cao Sơn La được nâng lên.
Hội khuyến học xã phối hợp với các bản và các trường học, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…có nhiều phương án vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số.
Cô giáo Phạm Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Làng Chếu, huyện Bắc Yên cho biết: “Nhờ đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và kịp thời động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, những năm học vừa qua nhà trường không có học sinh nào bỏ học giữa chừng; tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99%”.
Video đang HOT
Hệ thống lớp học ở vùng cao Bắc Yên (Sơn La) được đầu tư khang trang, tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả.
Những năm gần đây, nhận thức của bà con về tầm quan trọng của việc học tập đã được nâng lên; các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm hơn đến việc học của con trẻ. Hiện, xã Làng Chếu có hơn 100 sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, trường đào tạo nghề…
Em Phàng A Sủ ở bản Háng Cao, xã Làng Chếu hiện đang học Trường Đại học Tây Bắc chia sẻ: “Mình rất may mắn khi được bố mẹ tạo điều kiện cho đi học. Mình sẽ phấn đấu học tốt để giúp đỡ bố mẹ đỡ khó khăn, cho tương lai và cuộc sống mình sau này không vất vả như ngày xưa nữa”.
Nhiều trường được trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Ông Phàng A Tống, Chủ tịch Hội khuyến học xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên cho biết, xã đã phát huy vai trò của 9 chi hội khuyến học, trong đó có 6 chi hội bản và 3 chi hội tại các nhà trường trong việc đồng hành, hỗ trợ, động viên, khen thưởng kịp thời các em học sinh. Đồng thời, kỳ vọng vào những thế hệ tương lai sẽ góp sức cho sự phát triển của địa phương.
Học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La đang nỗ lực học tập, rèn luyện, góp sức phát triển bản làng, quê hương.
“Hội khuyến học xã đã triển khai công tác khuyến học, khuyến tài đến các chi hội ở bản, đặc biệt là các chi hội ở trường học, vận động các em học sinh đến lớp đầy đủ. Đồng thời, vận động, khuyến khích các cháu học sinh, sinh viên học ở các trường cao đẳng, đại học trở về địa phương”, ông Tống nói.
Gần 100% trẻ ra lớp đúng độ tuổi, hàng trăm sinh viên theo học các trường chuyên nghiệp, nhiều lớp học nhân ái xóa mù cho bà con được duy trì… Những kết quả ấy như minh chứng cho sự nỗ lực trong công tác khuyến học của xã Làng Chếu, cũng như các xã vùng dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; đồng thời, thắp lên niềm tin về một tương lai với những đổi thay, khởi sắc trên mảnh đất vùng cao còn nhiều khó khăn này.
Thiếu nhiều GV Tiếng Anh, Tin học, nguy cơ thầy cô phải dạy 2-3 trường cùng lúc
Nhiều trường Tiểu học ở vùng cao đang gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học trong năm học 2022 - 2023.
Theo kế hoạch, năm học 2022 - 2023, môn Tiếng Anh, Tin học sẽ tổ chức dạy học bắt buộc từ lớp 3 trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, việc chuẩn bị và bố trí đội ngũ giáo viên ở nhiều trường Tiểu học cần phải được thực hiện rốt ráo tuy nhiên, dù chỉ còn khoảng hơn 4 tháng nữa bắt đầu vào năm học mới nhưng với nhiều điểm trường tiểu học cách xa trung tâm, vùng sâu, vùng xa, việc bố trí đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học vẫn là một bài toán nan giải.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Tô Quang Trọng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho biết, huyện Xín Mần cũng giống như các huyện vùng núi, hải đảo đang thiếu rất nhiều giáo viên Tiếng Anh, Tin học.
Cụ thể, hiện nay 5/20 trường tiểu học trên địa bàn huyện Xín Mần có giáo viên Tiếng Anh, trong 5 trường đó mỗi trường có 1 thầy/cô dạy Tiếng Anh. Với những trường đông lớp thì rõ ràng thầy cô sẽ bị quá tải ví dụ như trường Tiểu học Quảng Nguyên.
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Quảng Nguyên. Ảnh:NTCC
"Về đội ngũ giáo viên Tin học thì đỡ hơn, toàn huyện có 13 thầy cô được cử đi đào tạo văn bằng 2 đến cuối năm nay ra trường. Vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần có xin ý kiến và đề xuất nếu vào năm học mới vẫn chưa đủ số lượng giáo viên sẽ để các thầy cô này dạy trước thời hạn tốt nghiệp văn bằng 2", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần chia sẻ.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần cho hay:
Thứ nhất, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện cũng như định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang thì Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, bố trí giáo viên bậc trung học cơ sở trên địa bàn cùng xã xuống để dạy cho các em học sinh lớp 3 từ năm học tới.
Thứ hai, đối với những xã gần nhau, những trường gần nhau sẽ tiến hành cho giáo viên dạy liên trường. Trường nào thừa giáo viên sẽ được phân công hỗ trợ trường thiếu. Như vậy có thể xảy ra tình trạng một giáo viên dạy từ 2 - 3 trường.
Thứ ba, nếu vẫn không bố trí đủ giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học cho bậc tiểu học thì sẽ huy động lực lượng giáo viên bậc trung học phổ thông hỗ trợ thêm. Ngoài số giờ giảng dạy tại địa điểm công tác đang hưởng lương thì số tiết dạy thêm ở trường khác sẽ được hỗ trợ kinh phí.
Thứ tư, ngoài ưu tiên giáo viên biên chế thì huyện cũng rà soát nếu chỉ tiêu biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao hằng năm còn thiếu thì Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị huyện xem xét ký hợp đồng đối với những sinh viên sư phạm ra trường mà được đào tạo đúng với chuyên ngành Tiếng Anh và Tin học. Các trường tiểu học có thể sẽ ký hợp đồng có thời hạn để đi giảng dạy kịp vào năm học mới.
"Tìm nguồn tuyển rất khó, vừa rồi theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (Nghị định 116) thì huyện Xín Mần đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh 15 giáo viên Ngoại ngữ, 5 giáo viên Tin học và đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, số giáo viên này học vẫn đang là học năm nhất, tức là phải 3 năm nữa các em mới ra trường. Như vậy, số giáo viên này chưa thể tiến hành dạy trong năm học mới.
Chưa kể, ngay từ năm 2021, huyện Xín Mần cũng tích cực thông báo tuyển dụng 9 giáo viên Tiếng Anh gồm 1 giáo viên trung học cơ sở và 8 giáo viên tiểu học nhưng chỉ có duy nhất 1 người đăng ký dự tuyển và trúng tuyển", ông Trọng cho biết.
Dự kiến chuyển toàn bộ số học sinh lớp 3 ở điểm trường về học tại trường chính
Chia sẻ về đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học trong năm học 2022 - 2023, thầy Hoàng Văn Toàn - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Quảng Nguyên (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) cho biết, dự kiến nhà trường có 4 lớp 3 với tổng số học sinh là 141.
Hiện tại, trường chưa có giáo viên Tiếng Anh. Vì vậy, trong năm học tới sẽ cần các giáo viên ở trung học cơ sở xuống hỗ trợ. Số tiết dạy của những giáo viên này sẽ được bố trí, sắp xếp sao cho hợp lý tránh gây áp lực, quá tải.
Về môn Tin học, do điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên còn thiếu và hạn chế nên nhà trường xây dựng kế hoạch chuyển toàn bộ số học sinh lớp 3 ở điểm trường về học tại trường chính để tạo điều kiện học tập cho các em.
"Các em sẽ đến điểm trường chính từ chiều chủ nhật rồi ăn, ngủ, nghỉ bán trú đến hết trưa thứ 6. Cuối tuần, các em sẽ được về với gia đình. Đây cũng là công tác được thực hiện rất nhiều năm nay nên về cơ bản các em học sinh cũng đã quen", thầy Toàn cho hay.
Cũng về vấn đề này, cô Nông Thị Lượng - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Bản Ngò (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) bày tỏ, dù là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhưng trong năm học tới nhà trường vẫn sẽ chuyển tất cả học sinh lớp 3 về điểm trường chính vì điểm trường lẻ điện và thiết bị dạy còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Bản Ngò đã có 1 giáo viên Tiếng Anh, năm học tới đây khi dạy thêm lớp 3 thì giáo viên này sẽ dạy thừa 3 tiết/ tuần, trường sẽ trả kinh phí tiết dạy dôi ra này cho giáo viên.
Lào Cai đẩy mạnh văn hóa đọc đến học sinh vùng cao Sáng 13/4, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ I năm 2022 tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Thành phố Lào Cai (Lào Cai) Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai (thứ ba từ trái sang) tham dự Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa...