Thấp, lùn không được làm giáo viên: Lãnh đạo trường Sư phạm nói gì?
Nam phải cao từ 1m55 trở lên và nữ cao từ 1m50 trở lên mới được đăng ký vào ngành sư phạm. Điều kiện này của trường đại học Sư phạm TPHCM đang gặp nhiều phản ứng trái chiều.
Trường đại học Sư phạm TPHCM có quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên.
Lùn hay cao liên quan gì kiến thức!
Trường đại học Sư phạm TPHCM vừa công bố chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019. Theo đó, trường có quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên.
Cụ thể, trường này quy định, nam phải cao từ 1m55 trở lên và nữ cao từ 1m50 trở lên. Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1m65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1m55 và nặng 45 kg trở lên.
Điều kiện này ngay khi công bố đã gây nhiều tranh cãi trên nhiều trang mạng xã hội.
Bạn Ngọc Mai Phạm bình luận: “Bạn nào trả lời cho mình tại sao làm nghề sư phạm lại cần phải có tiêu chuẩn ngoại hình vậy? Một người khuyết tật cũng có thể trở thành thầy cô giáo chỉ cần họ truyền tải được đạo đức và kiến thức cho người khác, như vậy là đã thành 1 người thầy rồi. Mình không hiểu tại sao cao trên 1m50 mới được làm giáo viên vậy?”
Bạn Dung Dung thì cho rằng: “Ngoại hình cũng là 1 phần quan trọng vì học sinh chỉ thích nhất là được học với cô giáo trẻ, xinh không quan trọng cô dạy có tốt không. Lớp nào không được học là nó so sánh ngay. Thậm chí học sinh trường mình cô giáo già có nhiều tóc bạc hay cô giáo xấu nó khóc nhất quyết không chịu đi học và đòi đổi lớp…”
Còn bạn có nick Sao Hôm thì không đồng ý với quy định này và cho rằng: “Chỉ cần “không khiếm khuyết” về kiến thức, nhân cách, tâm hồn và năng lực sư phạm… bởi đó mới là điều kiện cần thiết của một người người thầy!”…
Trường đại học Sư phạm TPHCM nói gì?
Về vấn đề tranh cãi này, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng trường đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, thông tin về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ những năm 2008 cũng như vài năm trước đó và đăng tải chính thức trên nhiều phương tiện….
Video đang HOT
Theo ông Sơn, đây không phải là tiêu chuẩn mới của ngành mà chỉ là của đề án tuyển sinh trường đại học Sư phạm TPHCM. “Chiều cao là vấn đề chi tiết nằm trong những yêu cầu về sức khỏe của đề án tổng thể với rất nhiều yêu cầu về phẩm chất, năng lực khác. Và cần xem xét tổng thể chứ không nên tách ra một chi tiết mang tính đơn lẻ để quy gán và tạo ra dư luận xã hội thiếu cơ sở”, ông Sơn nói.
Điều kiện chiều cao của trường đại học Sư phạm TPHCM bị phản ứng và gây nhiều tranh cãi
Ông Sơn dẫn chứng, theo quyết định số 1613 của Bộ Y tế, ban hành từ năm 1997, sức khỏe loại 3 – loại trung bình ứng với chiều cao nhất định của học sinh – sinh viên; trong khi đó, theo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, đến năm 2011- 2020, chiều cao người Việt tăng 1 đến 1,5 cm so với 2010… nên vấn đề chiều cao cần được xem xét như một tiêu chuẩn sức khỏe.
Ở thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục, về bảng treo ở lớp học cách nền phòng học từ 0,65, đến 0,80 mét với trường tiểu học và ở THCS là 0,8 đến 1,0 mét để nhận thấy chiều cao của thầy cô giáo có ảnh hưởng nhất định từ phương diện yêu cầu nghề [Thông tư liên tịch số 13/2016 ngày 12/5/2016]…
“Điều cần công bằng là phải nhìn nhận trên góc nhìn chung mang tính tổng thể. Và nếu có bất kỳ nhân sự nào có nhu cầu trở thành sinh viên ngành Sư phạm của Trường đều được xem xét chi tiết cũng như đảm bảo tính công bằng. Chúng ta cũng cần nhất quán quan điểm: Trân quý những nhà giáo đã có những đóng góp trước đó cho ngành dù có những khó khăn nhất định về sức khỏe, thể chất. Nhưng đặt trong bối cảnh mới, cần xem xét đến tính khoa học, tính hiện đại của nghề và yêu cầu chung trên bình diện hội nhập quốc tế. Cần xem xét yêu cầu này như yêu cầu tuyển sinh và không nên có những suy luận hay giả định có thí sinh này, có hoàn cảnh khác bởi tuyển sinh cần có sức khỏe chung và tiêu chí này cần được xem xét”, ông Sơn nói.
Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định, với những trường hợp đặc biệt, đề án của Trường vẫn dành sự trân quý với các thí sinh này, có sự xem xét cụ thể và có những biện pháp đảm bảo tính nhân văn, tôn trọng. Nói khác đi, vấn đề tuyển sinh, vấn đề chọn nghề, cần dựa trên khả năng tự đánh giá, tự nhận thức; tự hướng nghiệp, chọn nghề… Và bất kỳ trường hợp nào có nhu cầu, Ban tuyển sinh sẽ xem xét công bằng và nghiêm túc, đảm bảo tính nhân văn như là trọng điểm của nhà trường.
“Đề xuất này chỉ mới là dự kiến nên chúng tôi sẽ lắng nghe tất cả thông tin và sẽ cầu thị xem xét, nghiên cứu”, ông Sơn khẳng định.
Theo Tiền phong
ĐH Sư phạm TPHCM phản hồi về quy định cao 1m50 mới được xét tuyển vào ngành giáo viên
Chiều ngày 13/2, đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có phản hồi về quy định thí sinh xét tuyển các ngành Sư phạm phải cao từ 1,5 m trở lên (với nữ). Nhà trường cho biết quy định về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ năm 2008.
Mới đây, Trường ĐH Sư phạm TPHCM công bố thông tin tuyển sinh dự kiến của năm 2019. Theo đó, quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên, trong đó nam phải cao từ 1,55 m trở lên và nữ cao từ 1,5 m trở lên lại gây tranh cãi của dư luận.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Chiều nay, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có ý kiến chia sẻ với Dân trí về vấn đề này.
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, thông tin quy định về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ những năm 2008 cũng như vài năm trước đó. Thông tin này được nhà trường tiếp tục sử dụng để phục vụ cho việc tuyển sinh một thế hệ giáo viên mới, đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề nghiệp nhằm đón đầu những đòi hỏi của xã hội, những mong mỏi của phụ huynh về lớp nhà giáo hiện đại, có sức khỏe - có quyết tâm nghề.
Ông Sơn khẳng định: "Đây không phải là tiêu chuẩn mới của ngành mà chỉ là của đề án tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TPHCM - trường đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam. Hơn nữa, chiều cao là vấn đề chi tiết nằm trong những yêu cầu về sức khỏe của đề án tổng thể với rất nhiều yêu cầu về phẩm chất, năng lực khác. Và cần xem xét tổng thể chứ không nên tách ra một chi tiết mang tính đơn lẻ để quy gán và tạo ra dư luận xã hội thiếu cơ sở".
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng lý giải một số cơ sở để thực hiện quy định này. Trong đó, xem xét trên bình diện chung, cả xã hội với những đề án có liên quan như: Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 20120 do Thủ tướng chính phủ ký năm 2016 cho thấy việc đánh giá sức khỏe trong trường học là rất quan trọng. Việc tham gia thể thao, hay quy định có ít nhất 95% trường tiểu học đảm bảo có kỹ năng giáo dục thể chất, tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho thấy yếu cầu sức khỏe là rất cần thiết.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM đưa điều kiện chiều cao 1,5 m đối với nữ mới xét tuyển vào sư phạm (ảnh minh hoạ)
Còn theo quyết định số 1613 của Bộ Y tế, ban hành từ năm 1997, sức khỏe loại 3 - loại trung bình ứng với chiều cao nhất định của học sinh - sinh viên; trong khi đó, theo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, đến năm 2011- 2020, chiều cao người Việt tăng 1 đến 1,5 cm so với 2010... Vì vậy,vấn đề chiều cao cần được xem xét như một tiêu chuẩn sức khỏe
Ngoài ra, ở thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, về bảng treo ở lớp học cách nền phòng học từ 0,65, đến 0,80 mét với trường tiểu học và ở THCS là 0,8 đến 1,0 mét để nhận thấy chiều cao của thầy cô giáo có ảnh hưởng nhất định từ phương diện yêu cầu nghề.
Hơn thế nữa, Trường ĐH Sư phạm TPHCM là nơi đào tạo giáo viên THPT ở nhiều ngành mũi nhọn cung cấp cho TPHCM và các tỉnh thành phía Nam, việc đảm bảo sức khỏe của người giáo viên khi đảm trách công tác dạy học cho học sinh THPT là rất cần thiết trong đó có vấn đề về chiều cao...
"Chúng ta cũng cần có cái nhìn khách quan dựa trên những thực tiễn: sức bền nghề, chiều cao trung bình của người Việt hiện nay, áp lực về sự tương tác với học sinh THCS, việc hội nhập quốc tế, những mong đợi của các cơ sở thực tập, của một số nhà tuyển dụng (nhà tuyển dụng sinh viên sư phạm không chỉ là các tỉnh thành mà còn cả hệ thống giáo dục ngoài công lập, hệ thống giáo dục công lập tại TPHCM và các tỉnh thành...)", ông Sơn nói.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng: "Điều cần công bằng là phải nhìn nhận trên góc nhìn chung mang tính tổng thể. Và nếu có bất kỳ nhân sự nào có nhu cầu trở thành sinh viên ngành Sư phạm của trường đều được xem xét chi tiết cũng như đảm bảo tính công bằng.
Chúng ta cũng cần nhất quán quan điểm: trân quý những nhà giáo đã có những đóng góp trước đó cho ngành dù có những khó khăn nhất định về sức khỏe, thể chất. Nhưng đặt trong bối cảnh mới, cần xem xét đến tính khoa học, tính hiện đại của nghề và yêu cầu chung trên bình diện hội nhập quốc tế. Cần xem xét yêu cầu này như yêu cầu tuyển sinh và không nên có những suy luận hay giả định có thí sinh này, có hoàn cảnh khác bởi tuyển sinh cần có sức khỏe chung và tiêu chí này cần được xem xét".
Cũng theo ông Sơn, những số liệu cập nhật cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam điều tra từ năm 2009 - 2010 là cận 20 tuổi ở nam đến 164,44 cm và ở nữ lên đến 153,43. Vì thế chiều cao ở mức 150 cm với nữ là chấp nhận được. Điều này cho thấy vấn đề chiều cao đặt trong nội dung sức khỏe là khả thi.
Tuy nhiên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng khẳng định, "với những trường hợp đặc biệt, đề án của trường vẫn dành sự trân quý với các thí sinh này, có sự xem xét cụ thể và có những biện pháp đảm bảo tính nhân văn, tôn trọng. Nói khác đi, vấn đề tuyển sinh, vấn đề chọn nghề, cần dựa trên khả năng tự đánh giá, tự nhận thức; tự hướng nghiệp, chọn nghề... Và bất kỳ trường hợp nào có nhu cầu, Ban tuyển sinh sẽ xem xét công bằng và nghiêm túc, đảm bảo tính nhân văn như là trọng điểm của nhà trường".
Ngoài ra, ông Sơn cho biết những thông tin trường công bố mới là dự kiến nên trường sẽ lắng nghe tất cả thông tin và sẽ cầu thị xem xét, nghiên cứu. Nhưng nhà trường cần đảm bảo chuẩn chung, khác với từng trường hợp... Và trong công tác đào tạo, cần định hướng cho tương lai chứ không thể tách khỏi bối cảnh chung, sự mong đợi của xã hội với nghề, sự kỳ vọng của phụ huynh, hội nhập quốc tế
Hơn nữa, vấn đề quan trọng cần khẳng định đó là: chúng tôi cần tuyển những thí sinh thật sự yêu nghề và có khả năng đáp ứng tất cả các tiêu chí chứ không vì rào cản chiều cao để cản trở bất kỳ thí sinh nào. Với các trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ xem xét nếu chính chủ thể có nhu cầu, có sự khẳng định về khả năng nghề, lòng yêu nghề...
Sinh viên học trường ĐH Sư phạm TPHCM
Ông Sơn cũng cho biết thêm, trường ĐH Sư phạm TPHCM là nơi đào tạo cả ngành Sư phạm và ngoài Sư phạm, vì thế, việc tuyển sinh với tiêu chuẩn sức khỏe tổng thể như đã nói có quan tâm đến chiều cao là kỳ vọng của trường với ngành Sư phạm. Nhưng tiêu chuẩn sức khỏe tổng thể không áp dụng với sinh viên hệ cử nhân ngoài sư phạm. Đồng thời, trường hiện cũng là một cơ sở có nhiều sinh viên khuyết tật đang học (trên dưới 50 người) với nhiều hạn chế thể lực khác nhau về thị lực, khiếm thính... Các ngành có nhiều sinh viên khuyết tật gồm: toán, văn, tâm lý học, giáo dục đặc biệt... vẫn đang học tập, phấn đấu trở thành các giáo viên trong tương lai.
Trước đó, ngay khi thông tin quy định chiều cao xét tuyển ngành sư phạm của trường được đưa ra, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội cũng xuất hiện nhưng cuộc tranh luận trái chiều.
Một cô giáo dạy ở quận 5 không đồng tình và cho rằng bản thân mình cao chỉ 1m47 mà vẫn đi dạy hơn 20 năm nay. Có thể trường thêm tiêu chí phụ này để muốn làm đẹp hơn cho hình ảnh người thầy nhưng đó là điều quá không cần thiết. Sư phạm cốt là lòng yêu nghề, có tri thức và có tâm chứ không phải ngoại hình cao hay thấp, gầy hay mập.
Tuy nhiên chia sẻ với Dân trí, thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) cho biết ủng hộ quy định của trường ĐH Sư phạm TPHCM đưa ra. Ông Phú cho rằng, nên mạnh dạn thay đổi để lực lượng giáo viên tương lai sau này sẽ là hình mẫu cho học sinh thấy được thầy cô là những người hoàn hảo, chỉnh chu hơn. Ông Phú cho rằng, ngoài lòng yêu nghề, tri thức nếu giáo viên cao đẹp hơn thì sẽ tạo ấn tượng tốt hơn đối với học sinh, thu hút các em hơn. Ngoài ra, theo ông nếu căn cứ vào chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện nay thì quy định chiều cao đối với nam mà trường ĐH Sư phạm TPHCM đưa ra vẫn còn thấp quá.
Lê Phương
Theo Dân trí
1 mét 50 và nghề giáo Chiều cao của cô chưa với tới 1,48m, hơn 15 năm theo nghề giáo với nhiều thách thức, rào cản nhưng cô chưa bao giờ hối hận với lựa chọn của mình. Và cô cũng chưa bao giờ thấy khó khăn nào của nghề cần phải khắc phục bằng chiều cao. Đó là tâm tư của cô Lê Lan Anh, giáo viên Văn...