Thắp lửa hiếu học trên cao nguyên Mộc Châu
Trong những năm gần đây, việc vận động con em đến trường với bà con dân tộc miền núi của huyện Mộc Châu ( tỉnh Sơn La) luôn được quan tâm.
Bà Giàng Khánh Ly, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mộc Châu cho biết, đây là huyện trọng điểm về phát triển kinh tế – xã hội và du lịch của tỉnh Sơn La, nhưng Chi Hội khuyến học cách xa trung tâm huyện gần 70km đường rừng núi hiểm trở, nhất là mùa mưa lũ.
Địa bàn khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống nên điều kiện học tập rất khó khăn. Để đáp ứng được nhu cầu học tập tại cộng đồng đòi hỏi nỗ lực rất lớn của gia đình và bản thân học sinh.
Vượt lên khó khăn, Ban Thường trực Hội Khuyến học huyện đã tích cực tham mưu cho Hội Khuyến học tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ công tác khuyến học, khuyến tài, x ây dựng xã hội học tập, theo phương châm “Hướng về cơ sở, bám sát cơ sở”.
Đến nay, toàn huyện có 340 tổ chức khuyến học với 40.102 hội viên; 100% xã, thị trấn, bản, tiểu khu, trường học, doanh nghiệp và trên 80% số cơ quan, đơn vị có tổ chức khuyến học.
Bà Giàng Khánh Ly cho hay, để nâng cao nhận thức về xã hội học tập, tỉnh Hội đã làm đĩa hình bằng tiếng Mông, tiếng Thái. Bản thân bà Giàng Khánh Ly cũng đã biên tập sang các tiếng dân tộc khác và tập huấn cho các cán bộ khuyến học là người dân tộc để tuyên truyền, hướng dẫn bằng tiếng dân tộc cho bà con.
Video đang HOT
Mỗi năm huyện hội cũng tổ chức tuyên dương khen thưởng cho những mô hình học tập có nhiều sáng kiến hay, cách làm hiệu quả. Nhờ vậy, nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân với công tác khuyến học, khuyến tài được nâng lên một bước đáng kể.
Với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học từ huyện đến cơ sở, phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học” ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Nhờ làm tốt những mô hình này, Hội Khuyến học huyện đã vận động xây dựng được 10.150 gia đình hiếu học; tỷ lệ dòng họ hiếu học đạt gần 56%; bình quân mỗi năm có 2.030 lượt hộ gia đình chủ động đăng ký, bình xét và đạt danh hiệu gia đình hiếu học của huyện. Tỷ lệ gia đình hiếu học các dân tộc Kinh, Thái, Mông, Mường… đạt tỷ lệ cao.
Có thể nói, phong trào “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học” đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới và công tác dạy và học ở các đơn vị trường học; khuyến khích động viên con, cháu trong các gia đình chăm chỉ học tập, vươn lên trong học tập.
Nhà giáo ưu tú giàu nghĩa tình
Dù đã 75 tuổi, NGƯT Nguyễn Hữu Xạ (phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vẫn luôn miệt mài với các hoạt động khuyến học, khuyến tài.
NGƯT Nguyễn Hữu Xạ (trái) trao Giải thưởng Lê Văn Hiến cho HS quận Ngũ Hành Sơn.
Ông khen thưởng cho HS, SV đạt kết quả học tập khá, giỏi trong khu dân cư. Ông cũng gây Quỹ học bổng Vì Ngày Mai và nhân rộng các mô hình khuyến học...
Ký ức nghề giáo
Ông Xạ gắn bó với nghề giáo gần 30 năm, trong đó có 12 năm làm Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng). Ông đã lãnh đạo nhà trường đạt nhiều thành tích xuất sắc, làm rạng danh tên tuổi một ngôi trường lớn trên mảnh đất Đà Thành hiếu học và giàu tình nghĩa. Trong từng năm học, ông hết lòng quan tâm giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn, không để em nào phải bỏ học giữa chừng vì lý do kinh tế.
Nhìn ông Xạ với mái tóc bạc trắng, ít ai ngờ NGƯT này có trí nhớ thật phi thường. Bao kỷ niệm trong gần 3 thập kỷ làm người kỹ sư tâm hồn dường như vẫn còn nguyên vẹn trong ông. Ký ức sâu sắc nhất của ông là quá trình dạy hòa nhập cho HS khiếm thị.
Ông cảm thấy tự hào về những HS khiếm thị ngày nào nay đã gặt hái nhiều thành công, tiêu biểu như Hà Chương - giờ đã trở thành một nhạc sĩ danh tiếng, được công chúng gần xa mến mộ. Hay Đặng Ngọc Duy nay đảm đương cương vị Giám đốc Trung tâm Giáo dục hòa nhập Hướng Dương Việt tại thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam). Nhiều em khác đã trở thành chủ các cơ sở massage, vừa có cuộc sống ổn định, vừa tạo việc làm cho hàng chục người đồng cảnh ngộ...
Chị Lê Thị Diệu Châu (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), bị khiếm thị bẩm sinh, hiện là Phó Chủ tịch Hội Người mù thành phố Đà Nẵng, cho biết, trong 3 năm học tại Trường THPT Trần Phú, HS khiếm thị được thầy Xạ vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền cước phí đi về hằng ngày.
"Năm 1999, tôi học lớp 10/17, sau ngày khai giảng, lần đầu tiên vào thăm lớp, thầy Xạ ân cần dặn dò cả lớp cố gắng học và khuyên các bạn bình thường phải quan tâm giúp đỡ HS khiếm thị. Giọng thầy trìu mến, thân mật, làm cho tôi hết sức xúc động và mãi mãi không thể nào quên!", chị Diệu Châu tâm sự.
Nhiệt huyết và lòng nhân ái
Sau khi nghỉ hưu (năm 2005), ông Xạ hăng hái tham gia công tác địa phương với nhiều cương vị như Chủ tịch Hội Cựu giáo chức quận Thanh Khê, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Hướng nghiệp và Dạy nghề Tân Văn, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng. Nhiệm vụ nào ông cũng năng nổ, xông xáo, tận tình phục vụ nhân dân, hằng năm đều được bình chọn là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với tư cách Trưởng ban Công tác Mặt trận, ông Xạ thường xuyên sâu sát thực tế, tận tình giúp đỡ những người nghèo khó. Mỗi dịp đón xuân mới, ông tích cực vận động hỗ trợ hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi và HS có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn. Còn vào Tết Trung thu hằng năm, ông tổ chức Vui hội Trăng Rằm và khen thưởng tất cả HS, SV đạt kết quả học tập khá, giỏi trong khu dân cư.
Từ năm 2013, ông Xạ cùng những người tâm huyết đã khởi xướng gây Quỹ học bổng Vì Ngày mai, thu hút nhiều cựu GV tham gia. Mỗi năm, Ban Quản lý quỹ trao tặng 50 suất học bổng cho HS tại 7 trường THPT ở tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, học bổng Vì Ngày mai đã giúp hàng trăm HS nghèo vươn lên trên con đường học vấn.
Em Nguyễn Thị Lan Trinh, nguyên là HS Trường THPT Sào Nam (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), hiện là SV Khoa Dược (ĐH Đà Nẵng) tâm sự: Tôi mồ côi cha từ nhỏ, mẹ làm nông nhưng ít đất, 3 anh em đi học trong cảnh thiếu thốn triền miên. Học bổng Vì Ngày mai đã giúp anh em tôi rất nhiều trên con đường học vấn và là nguồn khích lệ to lớn, thôi thúc chúng tôi nỗ lực phấn đấu vươn lên...
Đặc biệt, ông Xạ cùng các cựu GV Trường THPT Trần Phú còn tự nguyện đóng góp, ủng hộ 50 triệu đồng/năm cho Trung tâm Giáo dục hòa nhập Hướng Dương Việt - nơi đang nuôi dưỡng hơn 30 trẻ khuyết tật. Đồng thời, mỗi năm các cựu GV Trường THPT Trần Phú còn trao tặng 200 suất quà tết cho đồng bào nghèo ở các huyện miền Tây Quảng Nam.
Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng, trực tiếp phụ trách công tác khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và triển khai phong trào học tập suốt đời, ông Xạ đã xây dựng nhiều giải pháp thúc đẩy và nhân rộng các mô hình học tập.
Qua đó, các mô hình học tập ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Những năm qua, Đà Nẵng được Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng các mô hình học tập theo Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với công tác khuyến tài, hằng năm, ông Xạ cùng lãnh đạo Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng duy trì thường xuyên 4 giải thưởng lớn là Huỳnh Thúc Kháng, HS xuất sắc tiêu biểu, HS vượt khó học giỏi và HS dân tộc Cờ Tu vượt khó hiếu học.
Năm nào ông Xạ cũng chủ động phối hợp với các trường học và chính quyền địa phương tổ chức chu đáo công tác khảo sát, xét chọn HS nhận thưởng. "Trong từng giải thưởng, chúng tôi đều tiến hành 3 vòng xét chọn (cấp cơ sở, cấp quận/huyện và cấp thành phố) nhằm bảo đảm trao thưởng "công minh, dân chủ và đúng đối tượng", ông Xạ khẳng định.
Giữa bộn bề cuộc sống đời thường, ông Xạ luôn nêu cao phẩm chất "Tuổi cao chí càng cao", làm điểm tựa cho con cháu về ý chí phấn đấu, cống hiến không ngừng. Nói về NGƯT Nguyễn Hữu Xạ, Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng Trần Đình Liễn nhấn mạnh: Ông Xạ là tấm gương điển hình về sự cống hiến cho sự nghiệp trồng người, luôn nêu cao tài năng, nhiệt huyết với công tác khuyến học khuyến tài và phong trào học tập suốt đời, nhiều lần được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và thành phố Đà Nẵng khen thưởng.
Khuyến học, khuyến tài góp phần vun đắp truyền thống hiếu học của xứ Nghệ Nghệ An là vùng đất hiếu học. Truyền thống đó được hun đúc từ đời này sang đời khác và được phát huy bởi công tác khuyến học, khuyến tài. Báo Nghệ An vừa cuộc trò chuyện với Tiến sỹ Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh để thấy rõ hơn ý nghĩa từ chương trình này. Nghệ An là...