Tháp đồng hồ Tsim Sha Tsui ở Hong Kong (Trung Quốc) đổ chuông trở lại sau 71 năm
Ngày 9/12, Cơ quan văn hóa và giải trí tại Đặc khu hành chính Hong Kong ( Trung Quốc) đã tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm Tháp đồng hồ Tsim Sha Tsui đi vào hoạt động (1921-2021) và đánh dấu sự kiện tháp đồng hồ này hoạt động trở lại sau 71 năm.
Tháp đồng hồ Tsim Sha Tsui rung chuông lần nữa sau 71 năm. Ảnh: thestandard.com.hk
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Tháp đồng hồ Tsim Sha Tsui là điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất tại Hồng Kông và gắn liền với ký ức của nhiều người dân nơi đây. Đồng hồ bắt đầu đổ tiếng chuông đầu tiên trở lại vào lúc 18h ngày 9/12 theo giờ địa phương, sau đó từ ngày 10/12 đổ chuông mỗi giờ một lần, bắt đầu từ 8h sáng đến 12h giờ đêm.
Phát biểu tại buổi lễ, người đứng đầu Cơ quan Nội vụ Hong Kong Caspar Tsui Ying-wai nhấn mạnh rằng tháp chuông đồng hồ Tsim Sha Tsui, tên gọi chính thức là toà tháp đồng hồ đường nhà ga Kowloon-Canton, đã đồng hành cùng người dân Hong Kong hơn một thế kỷ, chứng kiến sự tiến bộ của xã hội và là biểu tượng gắn kết tình cảm giữa Hong Kong và Đại lục.
Video đang HOT
Theo Cơ quan văn hóa và giải trí Hong Kong, tháp đồng hồ Tsim Sha Tsui bắt đầu được xây dựng vào năm 1915, với chiều cao lên tới 51m tính tất cả các tầng cùng với cột thu cao 7 mét trên đỉnh tháp. Công trình phải mất đến 6 năm mới hoàn thành vì có một khoảng thời gian bị đình trệ do thiếu kinh phí và thay đổi chủ đầu tư. Tháp đồng hồ mang phong cách kiến trúc phục hưng cổ điển thời kỳ Edwardian, sử dụng vật liệu gạch đỏ và đá hoa cương. Phần trên của tháp hình bát giác, tháp chuông có kiến trúc mái vòm, hoa văn trang trí cổ điển.
Năm 1921, tháp đồng hồ bắt đầu hoạt động, đổ chuông báo giờ, sau đó xuất hiện tình trạng đổ chuông không đồng nhất ở 4 mặt của đồng hồ, vì vậy tháp đồng hồ ngừng hoạt động từ năm 1950. Năm 1990, tháp đồng hồ được đưa vào danh sách di tích.
Năm 2020, Cơ quan văn hóa và giải trí Hong Kong đã tham vấn ý kiến của xưởng đúc John Taylor (Anh) và các chuyên gia, theo đó sử dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đang được một số nhà thờ ở Anh và châu Âu áp dụng, thông qua hệ thống chuông kỹ thuật số để đồng bộ hóa tiếng chuông đồng hồ nguyên bản với thời gian mạng của Đài thiên văn Hong Kong, lựa chọn thời gian chính xác nhất để báo giờ.
Diện mạo mới của tháp Big Ben
Dự án trùng tu tháp đồng hồ Big Ben - biểu tượng của nước Anh với 177 năm tuổi - đã đi đến giai đoạn hoàn thiện.
Đáng chú ý, người dân Anh sẽ được chiêm ngưỡng diện mạo mới của tháp đồng hồ nổi tiếng này với 2 cây kim được phục chế màu xanh Phổ (Prussian Blue).
Tháp đồng hồ Bg Ben với 2 cây kim được phục chế màu xanh Phổ. Ảnh: Reuters
Tháp đồng hồ Big Ben, hay còn gọi là Tháp Elizabeth, được tiến hành trùng tu vào năm 2017 và do công ty xây dựng Sir Robert McAlpine Ltd đảm nhiệm. Công việc trung tu Tháp Elizabeth được các chuyên gia thực hiện cả không gian bên trong và bên ngoài như hệ thống mái của tháp, cây thánh giá, 4 mặt của đồng hồ. Trong quá trình tu bổ, các chuyên gia phát hiện các cây kim của đồng hồ có màu xanh Phổ, chứ không phải là màu đen.
Chi phí cho việc tu bổ này lên tới 80 triệu bảng Anh (khoảng 111 triệu USD) và dự kiến quá trình trùng tu sẽ hoàn tất vào năm 2022, chậm hơn một năm so với dự kiến ban đầu. Đây là dự án tu sửa lớn nhất được thực hiện tại tháp đồng hồ Big Ben, công trình đã được đổi tên thành Tháp Elizabeht từ tháng 6/2012.
Được người dân "xứ sở sương mù" xem là biểu tượng của sự ổn định, an ninh và dân chủ, tháp đồng hồ Big Ben được hoàn tất xây dựng vào năm 1859, theo trường phái tân Gothic.
Tòa tháp cao 96,3 mét này có 4 mặt đồng hồ lớn nhất nhì thế giới, mỗi mặt có đường kính 7 mét và cao 55 mét. Kim phút của đồng hồ dài 4,2 mét được chế tạo bằng đồng, trong khi kim giờ dài 2,74 mét và được làm bằng hợp kim chuyên dùng để đúc súng.
Quả chuông đồng hồ Big Ben nặng 13,7 tấn. Thông thường cứ 3 lần/tuần, vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chiếc đồng hồ lại được lên dây cót để đảm bảo rằng nó luôn chính xác. Trong thời gian đóng cửa để bảo dưỡng, quả chuông Big Ben không bị di dời nhưng không điểm tiếng chuông quen thuộc từng giờ mà chỉ điểm vào những thời khắc quan trọng như đêm Giao thừa.
Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle nhấn mạnh người dân Anh đang mong mỏi tiếng chuông đánh từ tháp đồng hồ Big Ben và sẵn sàng chờ tới buổi ra mắt công trình này với diện mạo mới vào năm sau.
Tháo Elizabeth nằm trong quần thể Cung điện Wesminster bên bờ sông Thames, nơi đặt trụ sở của Quốc hội Anh. Công trình này được xếp hạng di sản thế giới và trở thành điểm đến thu hút rất đông khách du lịch.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...