Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 723 tỷ
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, từ 26/5/2017 đến 10/1/2022, nhóm của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã sử dụng 190 tài khoản chứng khoán để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo lập và ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, mượn giấy tờ cá nhân của 45 người thân trong gia đình, lập khống 20 công ty, mở 500 tài khoản chứng khoán…
Đó là những thủ đoạn tinh vi của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nhằm thao túng, làm lũng đoạn thị trường chứng khoán, được Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an – thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 2/3.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, thông qua vụ án FLC, Tân Hoàng Minh, Bộ Công an đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh hiện tượng thao túng thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu.
“Báo chí đã đề cập khá nhiều về 2 vụ án này. Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra, Viện kiểm sát cũng đã ban hành cáo trạng và tòa sẽ sớm đưa ra xét xử vụ án”, Trung tướng Tô Ân Xô nói.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Hoàng Hà
Theo người phát ngôn Bộ Công an, qua quá trình điều tra, Cơ quan điều tra phát hiện việc thao túng thị trường chứng khoán của FLC. Điều này được thể hiện qua hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lập và ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros, nâng khống 3.102 tỷ đồng, tăng vốn từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Sau đó, ông Quyết hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký chữ ký, từ đó thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết còn thao túng thị trường chứng khoán. Cựu Chủ tịch FLC đã chỉ đạo mượn giấy tờ cá nhân của 45 người thân trong gia đình, lập khống 20 công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, sử dụng danh nghĩa pháp nhân để mở 500 tài khoản, nhằm tiến hành thao túng thị trường chứng khoán.
Cụ thể, thủ đoạn thao túng của các đối tượng là liên tục mua bán cùng một loại chứng khoán; mua bán thông qua khớp lệnh nội nhóm để không dẫn đến chuyển nhượng sở hữu; đặt nhiều lệnh mua bán để chi phối thị trường tại thời điểm mở và đóng cửa; đặt lệnh mua bán sau đó hủy nhằm tạo cung cầu giả và hút nhà đầu tư mua theo.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, từ 26/5/2017 đến 10/1/2022, nhóm này đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra nhận định, có hiện tượng này là do sơ hở, thiếu sót trong quản lý Nhà nước.
Thứ nhất, cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát, kiểm soát với việc góp vốn điều lệ tại các doanh nghiệp khiến hiện tượng thao túng không ai kiểm tra, giám sát, dẫn đến việc khai khống.
Hai là, thiếu kiểm soát việc mở tài khoản chứng khoán, để mở tài khoản chứng khoán rất dễ dàng, nhờ người khác đứng tên và mở nhiều tài khoản.
Ba là, chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe với các đối tượng vi phạm.
Bốn là, quy định quản lý Nhà nước về kiểm soát chất lượng và dịch vụ kiểm toán, trách nhiệm cá nhân ở các vị trí này chưa cụ thể, còn lỏng lẻo.
Năm là, thiếu kiểm soát mạng xã hội. “Một số đối tượng lợi dụng hội nhóm kín để hô hào lôi kéo nhà đầu tư, điều khiển và thao túng”, ông Xô thông tin.
Sáu là, chưa có quy định, hướng dẫn làm cơ sở cho việc xác định thiệt hại cho nhà đầu tư trong quá trình tham gia trong giai đoạn chứng khoán bị thao túng.
Sau khi rút ra 6 bài học này, Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, cơ quan chức năng đã phối hợp bịt lỗ hổng, hy vọng thời gian tới thị trường chứng khoán sẽ phát triển lành mạnh, tốt hơn.
“Cơ quan công an gửi thông điệp đến những người chơi chứng khoán là không nên lợi dụng sơ hở để thao túng thị trường chứng khoán. Nếu còn cá nhân, tổ chức nào tiếp tục có thủ đoạn thao túng thủ đoạn thị trường chứng khoán, chắc chắn cơ quan điều tra sẽ sớm mời về “sinh hoạt trong một không gian hẹp”, để thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh”, người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh.
Hai em gái giúp ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội
Liên quan đến vụ thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái đều bị đề nghị truy tố.
CQĐT cho rằng, hai người này đã tích cực giúp sức anh trai phạm tội.
Trong hai cô em gái của ông Trịnh Văn Quyết, bà Trịnh Thị Thúy Nga (SN 1979) giữ vai trò là thành viên HĐQT, Phó TGĐ Công ty CP chứng khoán BOS.
Kết luận điều tra cho rằng, bà Nga đã tích cực thực hiện theo chỉ đạo của anh trai là ông Trịnh Văn Quyết, thực hiện cấp hạn mức khống cho nhóm 79/141 tài khoản VIP của ông Quyết để em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế sử dụng, thực hiện thao túng thị trường chứng khoán, với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt.
Bà Nga đã cùng đồng phạm giúp ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng, gây thiệt cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường chứng khoán và nền kinh tế, gây bức xúc dư luận.
Bà Nga còn cùng đồng phạm ký khống các hợp đồng, chứng từ khống để hợp thức dòng tiền góp vốn khống niêm yết, giúp anh trai thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và thực hiện hành vi lừa đảo để thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư...
Bà Trịnh Thị Thúy Nga. Ảnh: VnEconomy
Tại CQĐT, bà Nga thừa nhận việc thực hiện hành vi theo chỉ đạo của ông Trịnh Văn Quyết; đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới cấp hạn mức sức mua khống cho nhóm tài khoản của bà Trịnh Thị Minh Huế tại Công ty chứng khoán BOS nhằm thao túng đối với 3 mã chứng kkhoán GAB, ART, FLC nhưng không thừa nhận đối với 2 mã AMD, HAI.
CQĐT cho rằng, có đủ chứng cứ chứng minh việc bà Nga thực hiện hành vi phạm tội với cả 5 mã chứng khoán nêu trên.
Bà Nga thừa nhận việc thực hiện ký khống các hợp đồng, chứng từ nhưng không thừa nhận biết mục đích để nâng vốn khống, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán bán chiếm đoạt của các nhà đầu tư. Giống như anh mình, bà Nga bị đề nghị truy tố 2 tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Không thừa nhận làm theo chỉ đạo của anh trai
Người em gái thứ hai của ông Trịnh Văn Quyết được nhắc đến trong kết luận điều tra là bà Trịnh Thị Minh Huế (SN 1981). Bà Huế được đặt ngồi vào vị trí khá quan trọng là kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC.
Theo kết luận điều tra, bà Huế biết việc ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo mượn chứng minh nhân dân của 45 cá nhân, thành lập, đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán là vi phạm pháp luật về chứng khoán. Bà Huế cũng biết việc đặt lệnh mua cổ phiếu khi không có tiền hoặc không đủ tiền trong tài khoản là vi phạm luật chứng khoán.
Nhưng từ ngày 26/5/2017- 10/1/2022, bà Huế vẫn thực hiện theo chỉ đạo của anh trai để chỉ đạo người khác thực hiện 1.568 lần cấp hạn mức cho nhóm 79/141 tài khoản do bà Huế quản lý, sử dụng để đặt 15.128 lệnh mua hơn 2,8 tỷ cổ phiếu (tương đương hơn 46.980 tỷ đồng), nhưng chỉ khớp lệnh mua hơn 463 triệu cổ phiếu (với tổng giá trị là hơn 11.855 tỷ đồng, thiếu hơn 11.651 tỷ đồng).
Bà Huế còn sử dụng hàng trăm tài khoản liên tục đặt lệnh mua, bán, khớp chéo, đặt lệnh, hủy lệnh với số lượng lớn cùng một loại chứng khoán đối với 5 mã AMD, HAI, GAB, ART, FLC... nhằm tạo cung cầu giả đối với 5 mã chứng khoán nhóm FLC nói trên.
Khi giá cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của anh trai, bà Huế bán cổ phiếu ra thị trường, giúp ông Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Kết luận điều tra cũng cho rằng, bà Huế biết rõ việc nâng không vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng Faros để niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, bán cổ phiếu không đảm bảo giá trị cho nhà đầu tư để chiếm đoạt là vi phạm pháp luật.
Dù vậy, bà Huế vẫn thực hiện chỉ đạo của anh trai để vừa chỉ đạo, vừa nhờ các cá nhân là người thân, lãnh đạo, nhân viên FLC đứng tên là cổ đông, ký khống các chứng từ để bà Huế đến ngân hàng làm thủ tục nộp tiền vào, rút tiền ra, rồi nộp lại nhiều lần, để quay vòng dòng tiền nhằm tăng vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng (tương đương 430 triệu cổ phần), dù thực tế không có tiền.
Tại CQĐT, bà Trịnh Thị Minh Huế ban đầu thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình là thực hiện theo chỉ đạo của ông Trịnh Văn Quyết. Nhưng đến nay, bà không thừa nhận thực hiện theo chỉ đạo của anh trai, mà bản thân tự thực hiện hành vi phạm tội.
CQĐT cho rằng, tuy bà Huế phạm tội lần đầu, nhưng dưới sự chỉ đạo của ông Trịnh Văn Quyết, bà Huế cùng đồng phạm đã tích cực lợi dụng các quy định của pháp luật về hoạt động chứng khoán để thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, số tiền thu lợi bất chính và chiếm đoạt của các nhà đầu tư là đặc biệt lớn, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường chứng khoán và nền kinh tế, gây bức xúc dư luận.
Vậy nên cần xử lý bị can Huế bằng một bản án nghiêm khắc trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.
Ngày 29/3/2022, khi khám xét tại Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Công ty Tập đoàn FLC, trích xuất dữ liệu lưu trữ email huetm@flc.vn của bà Huế từ một máy chủ, CQĐT phát hiện ngày 10/6/2020 có hình ảnh Công văn số 640/TTGSNH1. Phía trên bên trái công văn được đóng dấu "Tối mật".
Tuy nhiên kết quả trưng cầu giám định cho thấy, "mẫu giám định không phải là tài liệu bí mật nhà nước tại thời điểm ban hành". Vì vậy, CQĐT cho rằng, hành vi lưu trữ hình ảnh bản photo công văn trên trong email của bà Huế không đủ yếu tố cấu thành tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Cách thức cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra, đồng thời đề nghị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch FLC ) và 20 bị can về các hành vi 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Thao túng thị trường chứng khoán'. Giúp sức tích...