Tháo toàn bộ Galaxy A50: Chỉn chu, cảm biến vân tay dưới màn hình siêu nhỏ
Với nội thất bên trong chỉn chu, Galaxy A50 đem đến sự yên tâm trong quá trình sử dụng lâu dài.
Galaxy A50 là một trong những đại diện tiêu biểu nhất về sự thay đổi của Samsung, khi nó hội tụ nhiều những yếu tố làm nên một chiếc smartphone tầm trung tốt, từ thiết kế cho đến cấu hình – điều mà chúng ta không được thấy trong nhiều năm qua ở Samsung. Mức giá chưa đến 7 triệu đồng cũng là một bất ngờ nho nhỏ, khi sở hữu nhiều trang bị chỉ thấy trên máy cao cấp như cảm biến vân tay dưới màn hình, pin 4.000mAh kèm sạc nhanh 15W.
Mới đây, Nghe Nhìn Việt Nam đã có cơ hội tận tay tháo toàn bộ chiếc Galaxy A50 để xem bên trong một chiếc smartphone hấp dẫn từ bên ngoài có được sự chỉn chu ở bên trong hay không.
Mainboard của Galaxy A50 khá giống Galaxy M20 và nó được làm rất gọn gàng, đẹp mắt.
Chiếc lỗ bé trên màn hình của Galaxy A50.
Chính là nơi đặt cảm biến vân tay trong màn hình và nó có kích thước rất nhỏ.
Video đang HOT
Cụm 3 camera sau của máy gồm camera chính 25MP, camera góc rộng 8MP (góc nhìn 123 độ) và camera đo độ sâu trường ảnh 5MP.
Khay SIM của máy.
Viên pin dung lượng 4.000mAh được dính chắc vào thân máy, phải dùng keo chuyên dụng để gỡ ra.
Mặc dù chỉ là một chiếc máy tầm trung nhưng ngoài việc có trang bị hùng hậu so với các đối thủ trong phân khúc, Galaxy A50 còn có nội thất bên trong được bố trí khoa học, đẹp mắt, gọn gàng, đây là điều một ông lớn như Samsung phải giữ vững. Qua đó chứng tỏ rằng Galaxy A50 hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài.
Theo Nghe Nhìn VN
Cảm biến vân tay dưới màn hình còn nhiều nhược điểm cần khắc phục
Theo cây viết Joe Maring đến từ trang Android Central, cảm biến vân tay dưới màn hình còn nhiều hạn chế ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, qua những gì bản thân anh trải nghiệm, công nghệ này gặp vấn đề về khả năng nhận diện chính xác cũng như sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Chắc chắn, Galaxy S10 là một trong những smartphone tốt nhất bạn có thể mua ở thời điểm hiện tại nhưng cảm biến vân tay dưới màn hình của nó khiến tôi khá e ngại. Đây là lần đầu tiên tôi sử dụng một chiếc điện thoại tích hợp công nghệ như vậy và chỉ sau vài phút loay hoay với máy, những lo ngại ban đầu của tôi đã trở thành hiện thực.
Samsung là một trong nhiều công ty quyết định loại bỏ cảm biến vân tay truyền thống để nhường chỗ cho cảm biến ẩn bên dưới màn hình. Giải pháp này nghe qua thì có vẻ rất hấp dẫn, nhưng với cá nhân tôi, tôi không thể chấp nhận xu thế này và mong rằng ngành công nghiệp sớm tìm ra cách khắc phục.
Trước tiên, 2 loại cảm biến vân tay trong màn hình chính ở hiện tại là cảm biến quang học và cảm biến siêu âm.
Cảm biến quang học được tung ra thị trường trước tiên, đã xuất hiện trên các thiết bị như OnePlus 6T. Nó hoạt động bằng cách chụp ảnh ngón tay và sau đó đối chiếu mỗi lần bạn mở khóa điện thoại.
Trong khi đó, cảm biến siêu âm tiên tiến hơn nhiều khi sử dụng sóng âm quét dấu vân tay rồi lưu trữ một bản sao bao gồm những yếu tố chi tiết như đường chỉ tay, lỗ chân lông nên về lý thuyết là cho tốc độ nhận diện nhanh hơn và an toàn hơn cảm biến quang học nhờ vào dữ liệu bổ sung mà nó thu được (vì thế cũng đắt hơn). Tính đến hiện tại, thiết bị duy nhất sử dụng cảm biến siêu âm là Galaxy S10.
Cả cảm biến quang học và siêu âm đều được ẩn bên dưới màn hình điện thoại, hoạt động khi bạn đặt ngón tay lên một khu vực nhỏ được chỉ định trước. Cho đến nay, việc triển khai cả hai công nghệ này đã để lại nhiều nuối tiếc. Lẽ ra, chúng cần được làm tốt hơn.
Trong trường hợp lạc quan, cảm biến vân tay dưới màn hình chỉ nhận diện chậm hơn cảm biến vân tay thông thường. Điều tồi tệ hơn là việc chúng thường xuyên đọc sai dấu vân tay, yêu cầu bạn thực hiện nhiều lần trước khi điện thoại được mở khóa thành công.
Cho đến nay, trải nghiệm của tôi với Galaxy S10 là không ổn chút nào. Có những lúc nó nhận dấu vân tay rất tốt, đôi khi lại hoàn toàn không hoạt động. Có cảm giác như đây là một bước lùi so với các cảm biến truyền thống đã được khẳng định về sự hiệu quả.
Ngoài ra, bên cạnh hiệu suất không nhất quán, sự khó chịu khi sử dụng cũng là một điểm khiến tôi không hài lòng về công nghệ mới.
Nếu điện thoại của bạn có cảm biến siêu âm như Galaxy S10, những phụ kiện bảo vệ màn hình sẽ gây ra nhiều trở ngại. Miếng dán bằng nhựa hoạt động tốt, nhưng nếu bạn muốn sử dụng miếng dán cường lực, chỉ một số loại nhất định tương thích.
Thậm chí, rắc rối hơn, sử dụng cảm biến trong màn hình đòi hỏi bạn phải "suy nghĩ" một chút để sử dụng. Đó là bởi vì, cảm biến truyền thống thường đi kèm một số khác biệt về vật lý so với phần còn lại của điện thoại, giúp bạn dễ dàng nhận ra và đặt ngón tay lên đúng vị trí mà không phải tìm kiếm.
Ngược lại, cảm biến dưới màn hình khiến bạn cần nhìn kỹ về nơi mình đặt ngón tay. Điều này có thể thay đổi theo thời gian khi công nghệ phát triển (khiến vùng nhận diện được mở rộng). Còn hiện tại, thật không thoải mái khi bạn cần đặt ngón tay lên một khu vực nhỏ nhất định trên một màn hình có kích thước lớn.
Tất nhiên, khi áp dụng công nghệ mới, một số vấn đề thường xảy ra, nhưng tại sao chúng ta cần sớm sử dụng cảm biến vân tay trên màn hình khi công nghệ chưa hoàn thiện?
Khi loại bỏ viền màn hình đang là xu thế, chắc chắn cảm biến vân tay không thể xuất hiện ở cạnh dưới như trước, nhưng tại sao không tiếp tục giữ nó ở mặt sau? Chẳng phải chúng ta đã làm điều đó trong nhiều năm nay hay sao?
Hoặc, một cách khác để xây dựng cảm biến đáng tin cậy trên điện thoại trong khi vẫn tối đa hóa diện tích hiển thị của màn hình là đặt nó ở cạnh bên, như Galaxy S10e vừa ra mắt hồi tháng trước chẳng hạn.
Tuy nhiên, có vẻ như cảm biến vân tay dưới màn hình vẫn sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới. Chúng trông thật tuyệt, là một sự khác biệt đáng chú ý so với điện thoại cũ và cung cấp cho các nhà sản xuất một công cụ tuyệt vời để quảng bá sản phẩm đến những người dùng đang cần tậu "dế" mới.
Theo Thế Giới Di Động
Giới trẻ đi đâu, làm gì cũng có 'người bạn' đặc biệt này Qua chia sẻ của nhiều bạn trẻ, Galaxy A50 được xem là một trong những 'bạn đồng hành' quen thuộc trong nhiều hoạt động học tập, giải trí, khám phá thế giới... nhờ hội tụ mọi đột phá công nghệ, phát triển đồng đều các tính năng. Do chỉ khoét một phần tí hon để đặt camera nên tỷ lệ hiển thị của...