Thảo luận luật trưng cầu ý dân: Công dân có quyền nhưng thiếu nghĩa vụ
Ngày 12.11, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân.
Theo chương trình, dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 26.11 tới.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng). Ảnh: Hoàng Long
Góp ý vào cho dự luật, ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đã nêu vấn đề chưa có quy định về trách nhiệm của người dân bỏ phiếu trưng cầu ý dân.” Dự thảo luật đã quy định chỉ những vấn đề đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước, vấn đề quốc kế dân sinh, về vấn đề Hiến pháp mới tổ chức trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, nếu luật chỉ trao quyền mà không giao nghĩa vụ cho công dân là chưa phù hợp. Trong trường hợp công dân từ chối quyền được trao, họ không bỏ phiếu trưng cầu ý dân sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trưng cầu ý dân” – ĐB Thủy nêu.
ĐB Thủy đã đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung một số điều quy định về trách nhiệm của công dân trong cuộc trưng cầu ý dân để luật chặt chẽ hơn.
Video đang HOT
Để người dân có trách nhiệm để tham gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, theo ĐB Lưu Thành Công, cần phải coi trọng việc tuyên truyền. “Đây là một nội dung không thể thiếu trong dự thảo luật này, phải cung cấp cho nhân dân đầy đủ, đúng đắn về những vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để người dân hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của vấn đề, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia trưng cầu ý dân” – ĐB Công nói.
Theo ĐB Công, quy trình thực hiện một lần trưng cầu ý dân quy định như trong dự thảo luật thủ tục còn quá rườm già, có những chế định không cần thiết. “Quan trọng trong những lần trưng cầu ý dân, là làm sao tuyên truyền nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, khuyến khích họ quyền làm chủ trực tiếp của mình trong quá trình trưng cầu ý dân hơn là những quy định cứng buộc họ phải thực hiện” – ĐB Công bày tỏ.
Cũng đề cập đến vấn đề này, ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, nếu vấn đưa ra trưng cầu ý dân được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính thức sẽ làm tăng lượng cử tri tham gia. ĐB Hùng góp ý thêm, bên cạnh các hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân, thì cần bổ sung báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của từng phương án đến tình hình của đất nước. “Tức là phải đánh giá cụ thể tác động của từng phương án đề ra, nếu cử tri chọn phương án này thì tác động đến tình hình đất nước như thế nào, chọn phương án kia tác động như thế nào, Quốc hội phải thảo luận kỹ những vấn đề này. Sau khi thảo luận kỹ căn cứ vào đó mới xem xét có nên đưa ra không” – ĐB Hùng giải thích thêm.
Đặt tình huống xảy ra khi việc trưng cầu ý dân hoàn thành, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, xã hội, cộng đồng dân cư có thể bị phân hóa do khác nhau về quan điểm, quyết định lựa chọn của mỗi công dân. “Đây là điều hết sức bình thường ở bất kỳ cuộc trưng cầu ý dân nào và ở bất kỳ quốc gia nào, nhưng nếu không xử lý khéo sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tôi đề nghị nên có quy định mang tính động viên, khuyến khích công dân đưa ra được chính kiến của mình một cách khách quan, công tâm, đúng với suy nghĩ, nhìn nhận, mong muốn lựa chọn của người có quyền bỏ phiếu. Đồng thời, để công dân hiểu rằng việc đưa ra chính kiến là mang tính xây dựng, giúp cho việc quyết định vấn đề chính xác, bảo đảm cho xã hội đồng thuận, vì mục đích chung” – ĐB Vinh bày tỏ.
Theo_Dân việt
Quốc hội thảo luận dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Chiều 1/6, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là tăng thẩm quyền của HĐND và đại biểu trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, dự thảo Luật lần này đã bố cục lại các quy định về chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính ứng với từng địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Việc bố cục như vậy thể hiện sự rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp, thuận tiện cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật.
Trong các chương quy định về chính quyền địa phương ở từng địa bàn (từ Chương II đến Chương IV), ngoài việc quy định chung về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, dự thảo Luật quy định về Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) là những thiết chế quan trọng nhất cấu thành chính quyền địa phương. Việc thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính quyền địa phương, sau đó đến nhiệm vụ, quyền hạn của từng thiết chế trong bộ máy chính quyền nhằm thể hiện chính quyền địa phương là một thể thống nhất, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa HĐND và UBND theo tinh thần của Hiến pháp. Đồng thời, dự thảo Luật còn quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND với vai trò là người đứng đầu UBND.
Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu tán thành quy định tất cả các cấp chính quyền địa phương đều tổ chức HĐND và UBND cho phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 110 của Hiến pháp năm 2013.
Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa đề nghị tăng đại biểu HĐND chuyên trách ít nhất là 30% đối với cấp tỉnh, 20% cấp huyện và 15% cấp xã. Có như vậy mới hoạt động thực sự hiệu quả, thiết thực hơn nữa. Một cử tri có đến 4 cấp đại diện nhưng đâu đó những ý kiến của cử tri vẫn chưa được đại biểu phản ánh hết, có nơi dân chủ chỉ là hình thức. Điều này đòi hỏi đại biểu dân cử từ cấp xã đến Quốc hội phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm hơn nữa trong việc đại diện cho cử tri trong các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hải Phòng Trần Ngọc Vinh nhận xét: Lâu nay nhiều ý kiến cho rằng, HĐND hoạt động còn hình thức bởi chúng ta chưa trao cho HĐND và đại biểu công cụ hoạt động hữu hiệu trong quá trình hoạt động của mình. Cụ thể, bổ sung thêm quyền hạn cho HĐND về giám sát đầu tư công và các lĩnh vực hoạt động khác.
Các đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc), Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) bày tỏ sự thống nhất cao với quy định của dự thảo luật là tất cả các cấp chính quyền địa phương đều tổ chức HĐND và UBND nhưng có sự điều chỉnh về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bên trong của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cho phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị.
Tuy nhiên, đại biểu Dương Hoàng Hương cũng chỉ ra những nội dung chưa đồng bộ giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương với các luật khác như Luật Tiếp công dân, Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND như chưa quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và các đại biểu HĐND trong công tác này.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Mã Điền Cư nhận thấy rằng, cần tăng cường đại biểu chuyên trách hợp lý ở từng cấp và cơ chế tăng cường trách nhiệm của đại biểu. Ví như quy định tăng thêm nhân sự cho HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch, cấp xã có 1 Phó Chủ tịch chuyên trách, Phó Ban của HĐND là đại biểu chuyên trách.
Tuy nhiên, có đại biểu là cho rằng, dự thảo Luật không nên quy định cứng nhắc về số lượng Phó Chủ tịch UBND là cấp tỉnh có 3 Phó Chủ tịch (riêng TPHCM và TP Hà Nội được 5 Phó Chủ tịch), cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch, cấp xã có 1 Phó Chủ tịch mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, tạo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý nhà nước của UBND.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, cần tăng hợp lý số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở cấp tỉnh và cấp huyện; có các cơ chế nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND.
Theo chương trình, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương, 141 điều, sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 19/6/2015.
Lê Sơn
Theo_Báo Chính Phủ
Người đồng tính vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự Đối với người đồng tính la công dân Viêt Nam nêu co đu điêu kiên, tiêu chuân theo quy đinh thi vân phai thưc hiên nghĩa vụ quân sự (NVQS) binh đăng như công dân khac. Ảnh minh họa Chiều 21/5, ông Nguyễn Kim Khoa Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của...