“Tháo khoán” tự chủ tuyển sinh sẽ gây rối loạn cho xã hội
“Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, các trường sẽ tự chủ tuyển sinh. Tất cả các trường có quyền tổ chức tuyển sinh nhưng phải lập phương án để bộ phê duyệt, không làm kiểu “ tháo khoán” với tất cả các trường” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết.
Tại hội nghị thi và tuyển sinh vừa qua, một lần nữa vấn đề tự chủ trong tuyển sinh được các trường đề cập.Phó Giám đốc H Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Năm 2013, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) có hiệu lực, trong đó nhấn mạnh vấn đề khẳng định một số quyền của các trường, nhất là quyền liên quan đến vấn đề tuyển sinh. Do đó, kế hoạch đổi mới tuyển sinh cần triển khai cấp bách hơn. Vì kỳ thi “ba chung” và kế hoạch đặt ra so với hiệu lực của Luật GDĐH không còn phù hợp nữa.
Thí sinh tham dự kì thi ĐH năm 2012.
Với việc năm 2012 gặp khó trong tuyển sinh nên các trường ngoài công lập liên tục kiến nghị bỏ điểm sàn cho thấy rằng họ rất “ nóng lòng” được tự chủ khâu này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: Nếu “tháo khoán” tự chủ tuyển sinh sẽ gây rối loạn cho xã hội và quan trọng hơn là làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Muốn được tự chủ khâu này thì các trường lập phương án và đủ các điều kiện bảo đảm tuyển sinh nghiêm túc là bộ phê duyệt. Ngay cả các trường ngoài công lập nếu có đề án khả thi Bộ cũng sẽ phê duyệt ngay.
Một điều mà ai cũng biết, muốn được tự chủ tuyển sinh đòi hỏi phải có đủ số lượng giảng viên tham gia từ khâu làm đề thi, tổ chức thi, chấm thi…Sẽ có ý kiến cho rằng tất cả các khâu này trường có thể những đơn vị có năng lực nhưng trên thực tế không dễ bởi nói còn liên quan đến rào cản khác như đảm bảo tính bảo mật của đề thi, thẩm định đề thi… Như vậy mô hình chung chỉ có những trường có về dày truyền thống lâu năm và có năng lực thì may ra mới thực hiện được một cách “trơn chu”.
Song trên thực tế, Bộ GD-ĐT từng giao thí điểm cho một số trường lập phương án tuyển sinh như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương… nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương án nào được duyệt. Một phần vì các trường này đánh giá công tác thi “3 chung” vẫn còn ưu điểm và bản thân họ cũng chẳng bao giờ gặp khó khăn trong tuyển sinh. Phần quan trọng hơn đó là lo lắng về trách nhiệm khi xảy ra sai sót.
Video đang HOT
Ngay cả hai trường ĐH Quốc gia với năng lực có “thừa” nhưng đến nay vẫn nấn ná chưa thực hiện tuyển sinh riêng cho dù Bộ GD-ĐT luôn “cởi mở”. Tại hội nghị tuyển sinh vừa qua, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chính thức thông báo: Năm 2013, cả hai trường ĐH Quốc gia vẫn chọn phương án thi “3 chung”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lập phương án tuyển sinh riêng lại khó đến vậy? Không khó để nhìn ra đáp án bởi với việc Bộ GD-ĐT không đưa ra tiêu chí lập phương án thì các trường đành phải “mò mẫm” tự làm. Nhưng làm xong rồi thì vẫn phải thực hiện cơ chế “xin – cho”. Việc không có tiêu chí đánh giá phương án ngay từ đầu một cách cụ thể nên việc Bộ GD-ĐT “lắc đầu” cũng là chuyện hết sức bình thường.
Với việc “chơi khó” các trường như vậy, dư luận sẽ không khỏi hoài nghi về năng lực của Bộ GD-ĐT. Trong tay có Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ giáo dục ĐH… nhưng lại không thể đưa ra những “gợi ý” chung để các trường bám “khung” lập phương án cụ thể phù hợp với đơn vị của mình. Quan trọng hơn dựa vào các tiêu chí này bản thân các trường sẽ đánh giá được phương án của mình có khả thi hay không mà không cần phải chạy đi, chạy lại. Bên cạnh đó, với việc các trường “mò mẫm” để lập phương án như hiện nay thì chuyện tiêu tốn ngân sách nhưng sau đó lại “đắp chiếu” là điều đáng để chúng ta suy ngẫm.
S.H
Theo dân trí
Cuộc đua không cân sức
Việc Bộ GD&ĐT giao các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) tự chủ thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) kéo dài tới 30/11 khiến cuộc đua xét tuyển NVBS giữa các trường ngoài công lập (NCL) và công lập (CL) ngày càng không cân sức.
Nhiều trường ĐH, CĐ NCL đang gồng mình tìm mọi cách "vét" thí sinh, còn các trường ĐH, CĐ CL vẫn chưa ngừng thông báo xét tuyển bổ sung.
Công - tư thi nhau tuyển NVBS
Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ NCL tại TPHCM vẫn đang tiếp tục xét tuyển NVBS, có trường còn đến hàng trăm chỉ tiêu.
TS Nguyễn Đăng Liêm, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định cho biết, trường tiếp tục xét tuyển 300 chỉ tiêu ĐH, CĐ với điểm xét tuyển bằng điểm sàn.
Thời gian xét tuyển đến 30/11. ThS. Nguyễn Hồng Trang, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Viễn Đông, hiện trường vẫn tiếp tục xét tuyển hơn 450 chỉ tiêu các ngành: Cơ khí, Ô tô, Điện - điện tử, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tin học ứng dụng, Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NVBS tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM
Theo ThS. Trang thí sinh chỉ cần mức điểm bằng sàn, khả năng trúng tuyển gần 100%. Tương tự, Trường CĐ Bách Việt cũng tiếp tục tuyển 700 chỉ tiêu các ngành: Các trường ĐH, CĐ khác như: ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn... tiếp tục xét tuyển hàng trăm chỉ tiêu NVBS.
Ở các địa phương, hàng loạt trường ĐH NCL tiếp tục tìm kiếm chỉ tiêu NVBS. Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) tuyển 470 chỉ tiêu vào 6 ngành bậc ĐH, 280 chỉ tiêu vào 4 ngành bậc CĐ, thời gian xét tuyển đến 15/10.
Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) tiếp tục nhận hồ sơ đến ngày 5/10. Tương tự, các trường ĐH Phan Thiết (Bình Thuận), ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)...
Một loạt trường ĐH, CĐ CL vẫn rỉ rả thông báo xét tuyển bổ sung. Ngày 30/9, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM thông báo tuyển thêm 335 chỉ tiêu vào 11 ngành bậc ĐH với điểm xét tuyển chỉ ở mức từ 13 đến 14 điểm đến ngày 4/10.
Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại TPHCM thông báo xét tuyển 100 chỉ tiêu hệ CĐ chính quy tại cơ sở Cần Thơ. Đối tượng xét tuyển là thí sinh dự thi khối A và D1 có hộ khẩu tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
Điểm xét tuyển khối A: 13, khối D1: 13,5. Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 15-10. Hàng loạt trường ĐH, CĐ công lập ở các tỉnh thành khác thông báo tuyển tiếp hàng trăm chỉ tiêu NVBS. Trường ĐH An Giang nhận hồ sơ đến 13-10 Trường ĐH Trà Vinh, ĐH Bạc Liêu, ĐH Tiền Giang... vẫn tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NVBS.
Không cân sức
Bộ giao cho các trường ĐH, CĐ tự chủ thời gian xét tuyển NVBS nên nhiều trường ĐH, CĐ xảy ra tình trạng bất nhất trong việc xét tuyển NVBS. Nhiều trường dù trước đó thông báo đã đủ chỉ tiêu, không tuyển NVBS nữa nhưng vài tuần sau lại thông báo tiếp tục tuyển bổ sung như trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Hoa Sen, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM...
Theo đại diện nhiều trường ĐH, CĐ việc các trường CL cứ rỉ rả xét tuyển NVBS thì các trường NCL sẽ không còn nguồn tuyển. Và cho dù các trường này có tuyển đến 30/11 thì cũng chẳng được bao nhiêu bởi thí sinh đang bị hút về các trường CL.
ThS. Nguyễn Hồng Trang, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Viễn Đông cho rằng: Các trường CL hỗ trợ về nhiều mặt: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, cơ sở vật chất, sinh viên học ở các trường CL được hỗ trợ kinh phí đào tạo, trong khi đó trường NCL thì tự chủ hoàn toàn về mọi mặt.
Nếu trường CL cùng đua tuyển sinh với các trường NCL như hiện nay thì rất không công bằng. Bởi nếu trường CL còn tuyển NVBS dài dài như hiện nay thì trường NCL sẽ hết nguồn tuyển.
"Cuộc chạy đua xét tuyển NVBS hiện nay giữa các trường ĐH CL và NCL là một cuộc đua không cân sức. Và bao giờ "người hâm mộ" tức thí sinh cũng dành ưu ái hơn cho các trường CL. Chỉ khi nào thí sinh thấy mình không đủ điểm để vào trường CL thì mới chọn trường NCL. Thậm chí nhiều em chọn trường NCL học chỉ là "học... tạm để tiếp tục nuôi giấc mơ CL" - TS Liêm nói.
Theo tiền phong
"Mong các hiệu trưởng tôn trọng uy tín" Thông điệp mới của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát đi tại hội nghị triển khai "Chiến lược phát triển giáo dục" và "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục"sáng 23/1. Hội nghị được tổ chức tại 6 điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Vinh, Thái Nguyên, Cần Thơ và Đà Nẵng. Thiếu đủ thứ, nhiều hạn chế Đất dành cho...