Tháo gỡ vướng mắc cho ngành giáo dục
Chiều 28-11, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Anh Thi dự buổi làm việc của Ban Văn hóa – Xã hội ( VHXH), HĐND TP với Sở GD-ĐT nhằm chuẩn bị cho kỳ họp HĐND TP cuối năm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi làm việc.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, từ đầu năm đến nay, Sở đã tham mưu UBND TP triển khai một số chủ trương, chính sách quan trọng thuộc lĩnh vực GD-ĐT. Đồng thời cũng nêu lên một số khó khăn, vướng mắc mà ngành đang phải đối mặt. Đơn cử như Đề án “Xây dựng, nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025″ gặp nhiều khó khăn do quỹ đất công hạn chế, vướng các khâu giải tỏa đền bù, khả năng cân đối vốn trung hạn; tỷ lệ học sinh/lớp ở một số trường trung tâm cao; việc mua sắm đồ dùng dạy học tối thiểu đối với Chương trình GDPT 2018 chưa đảm bảo tiến độ; một số đơn vị còn khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên.
Video đang HOT
Theo đó, Sở GD-ĐT kiến nghị HĐND TP quan tâm hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, quan tâm đầu tư mở rộng cơ sở vật chất ở một số điểm trường mầm non công lập; ưu tiên bố trí đất để phát triển các trường học mới.
Phát biểu tại buổi làm việc, bên cạnh việc ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của ngành GD-ĐT thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Lương Nguyễn Minh Triết cho rằng, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục như tỷ lệ học sinh (HS) được học hai buổi/ngày trên địa bàn Q.Liên Chiểu còn thấp, kéo dài nhiều năm; chậm triển khai đề án xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025; việc thừa thiếu trường lớp cục bộ . Theo đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị ngành GD-ĐT TP có những tham mưu, giải pháp để giải quyết tình trạng thừa thiếu trường lớp cục bộ, về vấn đề nhà vệ sinh, phòng cháy chữa cháy trường học; tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học; quan tâm bố trí điều chỉnh linh hoạt biên chế giữa các địa phương; tham mưu chính sách cho đề án mô hình trường học tự chủ. Bên cạnh đó, ông Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị ngành cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, tham mưu ban hành chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Thành Đoàn để đẩy mạnh hoạt động ngoài giờ cho HS.
Đối với đề án Xây dựng, nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025, ông Triết yêu cầu Ban VHXH tích cực có các đề xuất với HĐND làm rõ tính cần thiết để ưu tiên đầu tư trong kỳ họp sắp tới. … Đối với một số kiến nghị của Sở GD-ĐT, Ban VHXH sẽ trình HĐND thành phố xem xét giải quyết ở kỳ họp sắp tới.
Các đại biểu HĐND TP đã có ý kiến về một số vấn đề giáo dục đang được quan tâm, như: hiệu quả đề án nâng cấp mở rộng trường học, thiếu giáo viên cục bộ, phân luồng học sinh, sách giáo khoa, nhà vệ sinh trường học, công tác phòng cháy chữa cháy trong trường học…
Nhiều trường học tại TP.HCM chưa điều chỉnh giờ học
Sau quyết định của Sở GD-ĐT yêu cầu điều chỉnh giờ học tại các cấp học vào cuối tháng 10 vừa qua, đến nay một số cơ sở giáo dục vẫn chưa thực hiện.
Tại họp báo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều nay (24/11), ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết, nguyên nhân một số trường chưa điều chỉnh giờ học, bởi việc điều chỉnh ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của trường từ nội dung chương trình, nhân sự... Sở yêu cầu chậm nhất đến đầu học kỳ 2, các trường đều phải thực hiện điều chỉnh giờ học theo yêu cầu.
Nhiều trường chưa thể điều chỉnh giờ học (ảnh H.K)
"Sở cũng yêu cầu trường có kế hoạch mở cửa trường từ 6h30 đón học sinh để các em học 7h hay 7h30. Đây là tạo điều kiện cho phụ huynh, các em học ở xa đi sớm đến có thể vào trường"- Ông Hồ Tấn Minh nói.
Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết, trên địa bàn có hơn 1.800 trường học đang hoạt động các bếp ăn tập thể. Sở đã ký kết liên tịch với Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP để phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của các bếp ăn tập thể; phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giám sát công tác chế biến, giá thành bữa ăn trong nhà trường...
Ông Hồ Tấn Minh (ảnh T.N)
Theo ông Hồ Tấn Minh, TP có tới 5.000 cơ sở giáo dục, do đó công tác kiểm tra giám sát của ngành về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khá khó khăn. Tuy nhiên, TP quyết tâm làm tốt việc này để hạn chế đến mức các vụ việc không như mong muốn./.
Dạy thêm, học thêm: Làm thế nào để không bị lạm dụng? Ngay đầu năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo việc tạm dừng dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, việc tạm dừng dạy thêm, học thêm sẽ không dễ dàng vì đây là nhu cầu thực tế của phụ huynh cho con em mình. Nhóm học sinh của Trường...