Tháo gỡ khó khăn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Theo dõi VGT trên

Ngày 25-10, tại hội thảo ‘Bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018′ do Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên cả nước, hàng loạt vấn đề khó khăn về giáo viên, điều kiện triển khai các môn học mới đã được trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ.

Tháo gỡ khó khăn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - Hình 1

Học sinh Trường THCS Bàn Cờ (quận 3, TPHCM) trong tiết học môn Lịch sử – Địa lý. Ảnh: THU TÂM

Giải bài toán thiếu giáo viên

TS Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nêu thực tế, cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên, kế đến là tiểu học thiếu gần 33.000 giáo viên, THCS thiếu trên 18.000 và THPT thiếu gần 12.000 giáo viên. Nguyên nhân là do từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 giáo viên/lớp.

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 giáo viên/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm, trong khi đó số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… Riêng đối với các môn học đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật, chính sách tuyển dụng và thu nhập cho giáo viên chưa đủ sức thu hút nên luôn khan hiếm nguồn tuyển.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương rà soát, tập trung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, kết hợp với việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học, xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả môn học, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Ở góc độ khác, theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 do Bộ GD-ĐT ban hành đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Đến nay, CT GDPT 2018 xuất hiện thêm các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên tập trung biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ của các đơn vị.

“Trong vòng 4 năm trở lại đây (2019-2022), có 26 văn bản quy định trực tiếp hoặc liên quan đến nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thay thế. Qua đó, có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách cho nhà giáo thường xuyên cập nhật, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế, song không tránh khỏi một số thời điểm văn bản chưa theo kịp thực tế ” – Ông ĐẶNG VĂN BÌNH, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ GD-ĐT.

Thay đổi nhận thức của giáo viên

Video đang HOT

Lý giải khó khăn khi triển khai CT GDPT 2018, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, lâu nay giáo viên quen với việc triển khai chương trình theo kiểu mỗi người một môn học. Trong khi đó, chương trình mới đòi hỏi sự phối hợp kiến thức tạo tâm lý khó khăn cho giáo viên. Môn Khoa học tự nhiên thật ra là một môn học, tương đương các môn khác trong chương trình nhưng do tích hợp kiến thức từ 3 phân môn trước đây gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học nên được giáo viên và học sinh gọi là môn tích hợp. Trong đó, so với tổng số 595 tiết cho cả 4 năm lớp 6, 7, 8, 9 theo chương trình trước đây, môn Khoa học tự nhiên trong CT GDPT 2018 còn 560 tiết, giảm 35 tiết. Tương tự, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cũng có số tiết giảm so với thời lượng hoạt động giáo dục tập thể và ngoài giờ lên lớp theo chương trình cũ.

Tháo gỡ khó khăn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - Hình 2

Tiết học môn Lịch sử – Địa lý tại Trường THCS Bàn Cờ (quận 3, TPHCM)

“Về tổng thể chương trình, giáo viên thực hiện số tiết dạy ít hơn so với trước đây nên không thể nói là chương trình nặng hơn. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc phân bổ, sắp xếp thời khóa biểu cho từng môn học”, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Hiện nay, có tình trạng thời khóa biểu ở nhiều trường thay đổi liên tục, gây khó cho cả người dạy lẫn người học do chia đều thời lượng các môn học cho 35 tuần/năm học, chỉ cần một môn học thay đổi số tiết sẽ xáo trộn toàn bộ thời khóa biểu của học sinh. Trong khi đó, CT GDPT 2018 không quy định số tiết dạy theo tuần mà “khoán” thời lượng môn học theo năm, giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cho các trường. Vì vậy, việc triển khai môn học ở cùng thời điểm mỗi trường sẽ khác nhau. Riêng đối với việc triển khai tổ hợp môn tự chọn ở khối 10, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, việc sắp xếp tổ hợp môn học vừa đáp ứng nhu cầu học sinh vừa phù hợp điều kiện thực tế của trường. Do đó, các trường THPT cần sớm xây dựng phương án triển khai, công bố sớm vào đầu mỗi năm học cho phụ huynh và học sinh.

Song song đó, quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, phổ thông hiện nay được tính toán trên cơ sở thực hiện chương trình giáo dục ban hành năm 2006. Theo ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, tới đây Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông nhằm phù hợp hơn với CT GDPT 2018.

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết, năm học 2022-2023 là năm thứ ba triển khai CT GDPT 2018. Bên cạnh một số kết quả đạt được, cơ sở giáo dục vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn như thiếu giáo viên; chương trình còn lúng túng ở một số khâu và nội dung thực hiện.

Môn tích hợp: 2-3 giáo viên dạy cùng 1 sách, mỗi tuần thay thời khóa biểu 1 lần

"Ghép các môn đơn thành môn tích hợp nhưng lợi ích chưa thấy trong khi đó lại ghi nhận nhiều bất cập", thầy Lê Vĩnh Hiệp nói.

Đây là năm thứ hai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai với cấp trung học cơ sở. Các môn học tích hợp đang khiến giáo viên và nhà trường gặp khó mọi bề đó là Khoa học tự nhiên (tích hợp ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Lịch sử và Địa lý (tích hợp hai môn Lịch sử, Địa lý). Gọi là môn học tích hợp nhưng kiến thức các phân môn lại tách bạch khá rõ trong cùng một quyển sách.

Năm ngoái, khi triển khai dạy tích hợp ở lớp 6, hiện tượng "ba thầy cùng dạy một sách" hoặc "hai thầy một sách" đã làm khó nhiệm vụ ra đề kiểm tra, chấm thi, vào điểm và nhận xét môn học. Đến năm nay, tình trạng đó vẫn tiếp tục khi triển khai với lớp 7.

Môn tích hợp: 2-3 giáo viên dạy cùng 1 sách, mỗi tuần thay thời khóa biểu 1 lần - Hình 1

Ảnh minh họa: VTV

Thầy Lê Vĩnh Hiệp, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo (Quảng Trị) cho hay, vì chưa có giáo viên dạy môn tích hợp riêng nên hiện nay với các môn tích hợp, bắt buộc nhà trường phải sắp xếp các thầy cô từng bộ môn cùng dạy, nên xảy ra tình trạng 2-3 giáo viên cùng dạy một sách.

"Năm ngoái khi triển khai dạy tích hợp với lớp 6, nhà trường tổ chức dạy song song, tuy nhiên đến năm nay theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy môn tích hợp, nhà trường tổ chức dạy tuyến tính, đến phân môn nào thì giáo viên phân môn đó vào dạy", thầy Lê Vĩnh Hiệp nói.

Sau một thời gian triển khai dạy tích hợp, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo chia sẻ một số khó khăn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khó khăn trong việc bố trí thời khóa biểu. Dạy học theo kiểu tuyến tính nên mỗi tuần, Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo đều phải thay thời khóa biểu một lần để phù hợp với giáo viên và số tiết dạy.

Thứ hai, với các trường đông lớp tương đương với số tiết tích hợp nhiều. Điều này dễ dẫn tới tình trạng giáo viên phân môn trong bộ môn Khoa học tự nhiên đến tuần dạy sẽ bị "ngộp", số tiết quá nhiều trong khi giáo viên phân môn còn lại "rảnh rang, thong dong" chờ đợi đến lượt. Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo đang tính đến việc hợp đồng thêm giáo viên để giãn số tiết cho giáo viên của môn tích hợp vì dạy quá nhiều tiết/tuần sẽ không đảm bảo chất lượng.

Thứ ba, hầu hết các trường chưa có giáo viên tích hợp riêng nên sẽ cho các giáo viên đi đào tạo, tập huấn, học thêm chứng chỉ tích hợp. Tuy nhiên, đào tạo chứng chỉ cũng có bất cập, vì sau khi học xong cũng khó đảm bảo về mặt kiến thức khi dạy học sinh.

Thứ tư, một môn học nhưng nhiều giáo viên cùng ra đề kiểm tra, đ.ánh giá và nhiều giáo viên cùng chấm điểm nên sẽ phức tạp, khó nhất ở khâu đ.ánh giá học sinh. Ví dụ, môn Lịch sử và Địa lý có hai giáo viên cùng dạy, tỷ lệ kiểm tra đ.ánh giá về kiến thức là 50-50, có trường hợp học sinh chỉ làm được 100% phân môn Địa hoặc môn Sử chẳng hạn thì học sinh đó vẫn có 5 điểm và vẫn đạt yêu cầu, đây cũng là bất cập trong kiểm tra đ.ánh giá với môn tích hợp.

"Với các môn tích hợp, để thuận lợi và thống nhất khi triển khai, trường đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, phân công cụ thể nhiệm vụ của từng giáo viên nhằm tránh rắc rối, chồng chéo.

Chắc chắn, trong tương lai, trường sẽ cho giáo viên đăng ký đi học chứng chỉ tích hợp, tuy nhiên trừ những giáo viên "toàn năng" giỏi đủ các phân môn còn những giáo viên vốn chỉ giỏi một phân môn, hai phân môn còn lại không giỏi lắm thì học xong cũng chỉ có thể dạy những kiến thức cơ bản, không thể dạy chuyên sâu. Thậm chí, sau này khi chương trình mới triển khai với khối 8, 9 thì chắc chắn nhiều giáo viên rất quan ngại vì càng lên kiến thức yêu cầu càng khó", thầy Lê Vĩnh Hiệp bày tỏ.

Từ những khó khăn, bất cập đó, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo chia sẻ: "Ghép các môn đơn thành môn tích hợp nhưng lợi ích chưa thấy trong khi ghi nhận nhiều bất cập".

Cũng trong tình trạng một môn tích hợp 2-3 giáo viên cùng dạy, thầy Lê Văn Huấn, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Triệu Phước (Quảng Trị) cho hay, hiện tại nhà trường đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu và phân công giáo viên dạy. Dạy theo kiểu tuyến tính xuất hiện vấn đề, có những tuần, giáo viên phải dạy vượt 19 tiết/tuần. Vì giáo viên phải dạy cả 2 khối 6 và 7 nên đôi khi các tiết học bị chồng chéo khiến giáo viên phải dạy dư tiết.

Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng trị chưa có chủ trương tổ chức lớp bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp nên dự kiến tình trạng này vẫn sẽ kéo dài một khoảng thời gian nữa, do giáo viên chưa có lớp để sắp xếp đi học bồi dưỡng, chưa thể tự đảm nhiệm trọn vẹn một môn tích hợp.

Chia sẻ tâm tư khi là giáo viên được phân dạy một trong các phân môn Khoa học tự nhiên, cô T, giáo viên môn Vật lý của trường trung học cơ sở ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết: một bộ sách nhưng cả 3 giáo viên cùng dạy nên khó khăn trong việc phân công chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu và có những nội dung bắt buộc giáo viên phải tìm hiểu thêm, tổng hợp kiến thức liên môn để dạy.

Bất kỳ một bài kiểm tra nào, từ 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ,..đều phải chia làm 3 nội dung, 3 giáo viên cùng xây dựng, cùng chấm và cùng đ.ánh giá. Tất cả các khâu phức tạp và rất tốn thời gian.

"Thiết kế một bài kiểm tra Khoa học tự nhiên không dễ, tôi dạy chủ đề nào, bao nhiêu tiết thì phải tính toán để quy ra tỷ lệ câu hỏi và điểm số trong bài kiểm tra. Bên cạnh đó, thiết kế câu hỏi trong bài của mỗi phân môn còn đòi hỏi đáp ứng đủ các cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng cao. Chính vì vậy, thầy cô phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức", cô T nói.

Chia sẻ quan điểm về việc đi học chứng chỉ tích hợp để đảm nhiệm dạy môn Khoa học tự nhiên, cô T cho rằng: "Tôi được đào tạo 4 năm, ra trường chỉ dạy được một môn. Giờ đi học thêm chứng chỉ trong vài tháng thì không thể đáp ứng được tất cả kiến thức của hai bộ môn Hóa học, Sinh học được. Vì vậy, tôi lo sau khi học chứng chỉ về, được phân công dạy, học sinh hỏi những kiến thức chuyên sâu nhưng tôi không biết thì khó mà dạy tiếp được".

Bản thân cô T đã được nhà trường vận động đăng ký đi học chứng chỉ tích hợp từ năm ngoái, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa được gọi đi học. Cô chia sẻ, mỗi ngày trong lúc chờ được đi học thêm, cô tự mình nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa, các tài liệu tập huấn, tìm kiếm thông tin trên mạng, bài giảng mẫu,...về các kiến thức của bộ môn mới.

"Thực tế, có những kiến thức rất khác so với trước kia nên tôi phải đầu tư rất nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu. Ví dụ, bảng tuần hoàn hóa học trước kia đọc các nguyên tố theo phát âm Việt Nam nhưng giờ đọc tên các nguyên tố theo Tiếng Anh, gây khó khăn trong cách đọc và khó nhớ cho chính giáo viên dạy Hóa học chứ chưa kể đến giáo viên "tay ngang" như tôi", cô T bày tỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Giả danh người giao hàng để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

15:33:13 19/09/2024
Thời gian vừa qua, Công an các đơn vị, địa phương ghi nhận không ít vụ việc người dân bị các đối tượng giả danh shipper để l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

Thế giới

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Sao Việt 19/9: Kỳ Duyên về quê Nam Định hỗ trợ bà con vùng lũ

Sao việt

15:07:57 19/09/2024
Sau khi đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Hoa hậu Kỳ Duyên sẽ về quê hương Nam Định hỗ trợ bà con vùng bão lũ.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Thái phát hiện có người theo dõi mình

Phim việt

15:04:38 19/09/2024
Vào lúc đang nói chuyện với Quang và Pu trước quán cà phê, linh cảm cho Thái biết có người theo dõi mình. Như các cụ nói, chạy trời không khỏi nắng. Làm sao sống cùng một thành phố không có lúc va phải nhau?

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.