Tháo gỡ khó khăn cho các trường tư thục trong quá trình tự chủ
Để tháo gỡ khó khăn cho các trường tư thục trong quá trình tự chủ, đặc biệt là góp ý xây dựng, sửa đổi cơ chế tự chủ tuyển sinh cho các trường tư ngay từ quy trình, hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019, chiều ngày 2/10 đã diễn ra cuộc tọa đàm: “Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường tư thục khi triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019″ với sự tham gia của ba Bùi Thị An, Đai biêu Quôc hôi khoa 13, Luât sư Nguyên Kiên Thiêt, Trương văn phong luât sư Kiến Thiết cùng đại diện các trường tư thục trên địa bàn Hà Nội.
Các đại biểu tham dự tọa đàm.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng cơ chế thay vì thủ tục hành chính
Phat biêu tai buôi toa đam, ông Đao Ngoc Tươc, Pho Tông Biên tâp Bao Điên tư Giao duc Viêt Nam cho biết, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2020. Khoản 3, Điều 60 (Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường), Luật Giáo dục sửa đổi 2019 quy định:
Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Về công tác tuyển sinh, Điểm b), Khoản 1, Điều 60 nói trên quy định:
Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm tuyển sinh, theo Khoản 4, Điều 104:
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tuyển sinh của các trường tư thục vẫn áp dụng mô hình quản lý nhà nước của hệ thống trường công lập (phân chỉ tiêu), cùng một kế hoạch, thời gian, thậm chí phương thức.
Cách làm này không chỉ hạn chế quyền và cơ hội lựa chọn của học sinh đầu cấp, làm giảm hiệu quả giảm tải áp lực sĩ số cho trường công lập, mà còn kìm hãm quyền tự chủ của các trường tư thục, bất bình đẳng công – tư, cản trở khả năng phát triển của giáo dục tư thục theo chủ trương, chính sách xã hội hóa.
Video đang HOT
Đặc biệt với cách quản lý nhà nước về tuyển sinh như hiện nay, khiến cho các trường tư thục mới thành lập, các trường tư thục tốp dưới còn gặp nhiều khó khăn càng khó khăn hơn.
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Phú Cường trao đổi tại tọa đàm
Tọa đàm đã lắng nghe ý kiến của các cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhà đầu tư…tìm kiếm các giải pháp khơi thông cơ chế, góp ý trực tiếp vào việc hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019 về công tác tuyển sinh của hệ thống trường tư thục.
Làm sao để khi triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019, tháo được nút thắt cơ chế tuyển sinh, vừa đảm bảo giúp các trường tư thục được tự chủ tuyển sinh, vừa đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng cơ chế thay vì thủ tục hành chính và các loại giấy phép.
Xóa cơ chế xin – cho
Theo Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐQT, nguyên Hiệu trưởng Trường THPTDL Lômônôxốp, hiện nay tuyển sinh của các trường dân lập vẫn theo cơ chế xin – cho. Nên chăng cần bỏ cơ chế xin – cho trong việc quản lý trường ngoài công lập?
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, thanh viên Hôi đông quan tri Trương tiêu hoc va trung hoc cơ sơ Everest cho rằng, khi trường tư thục đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác tuyển sinh thì nên để các trường tư thục được tuyển sinh liên tục trong năm.
Không nên giao chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường mà nên để các trường tư thục được tự chủ tuyển sinh theo nhu cầu. Cần hoàn thiện cơ chế để cha mẹ kiểm soát hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tại tọa đàm, nhiều ý kiến của các nhà trường đều thống nhất cho rằng nên để các nhà trường tự chủ tuyển sinh. Trường tư thục là doanh nghiệp đặc thù, mang yếu tố vừa tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, vừa tuân thủ theo Luật GD.
Việc cấp chỉ tiêu tuyển sinh hiện nay đang theo cơ chế xin – cho làm cho các trường mất đi sự tự chủ, đi ngược lại mục tiêu xã hội hóa GD và đi ngược lại với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nên chăng nhà nước chỉ cần quản lý chất lượng đầu ra khi các trường dân lập tự chủ về tuyển sinh.
Các ý kiến đóng góp tại tọa đàm nhằm khơi thông cơ chế, góp ý trực tiếp vào các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019 về công tác tuyển sinh của hệ thống trường tư thục, vừa đảm bảo giúp các trường tư thục được tự chủ tuyển sinh, vừa đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng cơ chế thay vì thủ tục hành chính.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
TP.Long Khánh: Xây dựng môi trường giáo dục năng động
Những năm gần đây, ngành GD-ĐT TP.Long Khánh tập trung nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học. Cùng với đó là sự phát triển về cơ sở vật chất, trường lớp ở cả hai loại hình trường công lập và tư thục, tạo môi trường giáo dục năng động cho thành phố mới.
Học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An, TP.Long Khánh) tham gia sinh hoạt ngoại khóa đọc sách tại trường. Ảnh:N.Liên
Kết quả từ những đổi thay trên chính là thành tích và môi trường dạy và học của ngành Giáo dục thành phố đã có những kết quả đáng khích lệ, trở thành những mô hình điển hình cho ngành Giáo dục địa phương cũng như trong tỉnh.
* Đầu tư xây dựng trường lớp
Là ngôi trường được hình thành với 100% kinh phí xây dựng được tài trợ từ một doanh nghiệp có người thân sinh sống trên địa bàn, Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) sau khi xây dựng xong đã góp phần để địa phương hoàn thành tiêu chí cuối cùng về giáo dục trong xây dựng nông thôn mới.
Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) có quy mô xây dựng trên diện tích 5 ngàn m2, gồm 12 phòng học với 293 trẻ đang học tại trường. Bà Trần Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Bảo Quang cho biết, trước khi có trường mới, trẻ em trên địa bàn xã phải học rải rác tại 5 điểm trường nhỏ của 5 ấp trong xã. Các em thiếu không gian vui chơi, sinh hoạt, công tác quản lý cũng gặp khó khăn. Từ khi có trường mới, nhà trường đã nhập 3 điểm trường về chung trường mới, 2 điểm trường còn lại vừa được xây dựng nên bảo đảm điều kiện cho trẻ học tập. Bà Thanh chia sẻ: "Những năm học trước, do điều kiện học tập còn nhiều khó khăn nên có một số phụ huynh đưa con em mình đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài địa bàn xã để học. Tuy nhiên 2 năm nay, lượng học sinh trên địa bàn xã đăng ký học tại trường đã tăng trở lại sau khi xã có trường mẫu giáo mới vì trường bảo đảm được điều kiện học tập và vui chơi cho các cháu".
Trường mầm non Bảo Quang được xây dựng mới từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Ảnh:N.Liên
Bà Phạm Thị Minh Đức, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Xuân Bình) chia sẻ, trường đang được UBND thành phố cấp kinh phí 13 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các phòng học và phòng chức năng. Theo bà Đức, trước đây nhà trường luôn phải tận dụng các phòng của giáo viên, phòng họp để làm phòng chức năng. Những phòng chức năng "dã chiến" phải gánh nhiều nhiệm vụ như: phụ đạo cho học sinh giỏi và học sinh yếu, sinh hoạt đội nhóm... "Sau khi trường hoàn thành, sẽ có 24 phòng học và bổ sung các phòng chức năng riêng cho các môn ngoại khóa, bảo đảm công tác dạy và học của nhà trường. Đây cũng là mong mỏi của Ban giám hiệu cũng như học sinh và phụ huynh trong nhiều năm qua" - bà Đức cho biết thêm.
Một số trường khác ở các bậc học trên địa bàn TP.Long Khánh đã và đang được nâng cấp đầu tư sửa chữa như: Trường THCS Nguyễn Trãi, Chu Văn An; Trường tiểu học Kim Đồng, Long Khánh, Trần Phú; Trường mầm non An Bình, Sen Hồng, Hàng Gòn... Tất cả những trường được đầu tư xây dựng, sửa chữa đều theo hướng bền vững, bảo đảm đủ tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
* Nâng cao chất lượng dạy và học
Nâng cao chất lượng dạy và học luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, mỗi nơi có một cách thức thực hiện khác nhau.
Để các nhà trường chủ động trong chi phí hoạt động, TP.Long Khánh đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT. Điều này sẽ giúp các cơ sở giáo dục phát huy được vai trò của người đứng đầu, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong quản lý. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT thành phố tăng cường phối hợp với thanh tra thành phố, UBND các phường, xã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục, nhất là về dạy thêm, học thêm sai quy định, để kịp thời tham mưu UBND thành phố xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Bữa ăn trưa tại Trường mầm non Bảo Quang. Ảnh:N.Liên
Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An) hiện đang đi đầu thành phố về công tác vận dụng phương thức tự chủ trong mọi hoạt động của nhà trường. Ông Võ Thần Tiên, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm nổi bật nhất của nhà trường là sự sáng tạo trong quản lý cũng như giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giáo dục của trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các giáo viên phát triển trình độ chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề xuất phát từ nhu cầu thực tế của giáo viên, tuyệt đối không tổ chức một cách máy móc, gây lãng phí thời gian của giáo viên. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu còn có trách nhiệm nắm vững công tác chuyên môn trong giảng dạy, thường xuyên có những ý tưởng thiết thực, đổi mới, xây dựng các mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu thực tế để cập nhật cho giáo viên.
Với những nỗ lực trên, Trường tiểu học Kim Đồng luôn đi đầu trong các hội thi về chuyên môn, nhiều giáo viên giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Đặc biệt, nhà trường còn đầu tư, nâng cao chất lượng dạy môn ngoại ngữ bằng cách kết nối với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức giao lưu nhằm tăng tính tương tác, khả năng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh trong trường. Với cách thức sáng tạo này, Trường tiểu học Kim Đồng đã được chọn là đại diện tỉnh Đồng Nai báo cáo thành tích tại hội nghị tập huấn xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT tổ chức tại tỉnh Nghệ An.
Là phụ huynh có 2 con đều là học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, bà Lê Thị Mỹ Hạnh (phường Xuân An) cho biết, bản thân bà cũng như các phụ huynh có con đang học tại trường đều rất yên tâm về môi trường giáo dục của nhà trường. Theo bà Hạnh, không chỉ là ngôi trường khang trang, sạch đẹp mà các thầy cô đều thân thiện, thương yêu, quan tâm đến học sinh.
Giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được
Ông Trần Công Nghị, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Long Khánh nhận định, để đạt được kết quả giáo dục có chất lượng cao nhờ vào sự nỗ lực lớn của đội ngũ quản lý, giáo viên cũng như sự đồng thuận của phụ huynh học sinh trong suốt quá trình dạy và học.
Nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành tiếp tục rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ngành nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, khuyến khích áp dụng có sáng tạo những mô hình mới, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh. Đặc biệt, ngành tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.
Ngọc Liên
Theo baodongnai
Đà Nẵng: Hạn chế trong hậu kiểm cấp phép cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Đà Nẵng được đánh giá là một địa phương phát triển mạnh hệ thống các trường mầm non, nhóm trẻ, nhóm lớp độc lập tư thục. Trong khi toàn TP có 137 trường mầm non ngoài công lập, 954 nhóm, lớp độc lập tư thục thì số trường công lập chỉ có 70 trường. Các nhóm lớp độc lập tư thục ở Đà...