Thành viên EU đầu tiên áp dụng mô hình làm việc 6 ngày/tuần
Đi ngược so với xu hướng giảm giờ làm việc tại châu Âu, Hy Lạp mới đây cho phép nhiều doanh nghiệp áp chế độ làm việc 6 ngày/tuần nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Theo đó, Hy Lạp là quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng biện pháp này. Cụ thể, từ ngày 1/7, nhiều lao động trong các ngành công nghiệp, bán lẻ, nông nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ sẽ làm việc 48 giờ/tuần nếu chủ lao động cho rằng điều đó là cần thiết.
Các lao động này có quyền lựa chọn giữa kéo dài thêm 2 giờ/ngày hoặc làm thêm 8 giờ/tuần. Họ sẽ được cộng 40% lương cho ngày làm việc thứ sáu, hoặc tăng thêm 115% nếu làm việc vào chủ nhật và ngày lễ.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh: Reuters
Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu ( Eurostat), sau cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009, năng suất lao động danh nghĩa trên mỗi giờ làm việc ở Hy Lạp thấp hơn gần 40% so với mức trung bình trong khối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tin tưởng, biện pháp này có thể giúp chính phủ Hy Lạp đối phó với sự sụt giảm năng suất liên tục do dân số ngày càng thu hẹp và thiếu hụt lao động lành nghề.
Video đang HOT
Tuy vậy, động thái này của Hy Lạp vấp phải một số chỉ trích. Các nghiệp đoàn phân tích, mặc dù luật mới được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, nhưng về lâu dài nó sẽ biến làm việc 6 ngày/tuần trở thành tiêu chuẩn.
Giorgos Katsambekis, giảng viên về chính trị châu Âu và quốc tế tại Đại học Loughborough (Anh), mô tả động thái của Chính phủ Hy Lạp là bước lùi lớn với lực lượng lao động ở quốc gia vốn đang làm việc nhiều giờ nhất trong EU. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), người lao động ở Hy Lạp làm việc nhiều hơn so với 27 quốc gia còn lại của EU, Mỹ và Nhật Bản.
John O’Brennan, giáo sư Luật EU từ Đại học Maynooth (Ireland) cho biết: “Người Hy Lạp đã phải làm việc nhiều giờ nhất mỗi tuần ở châu Âu. Bây giờ, họ có thể phải làm việc thêm một ngày trong tuần. Thật buồn cười khi người ta phản đối chế độ làm việc 4 ngày/tuần ở các nước văn minh”.
Eurostat năm 2023 cho biết, số giờ làm việc trung bình trong một tuần ở Hy Lạp là 39,8 giờ, cao nhất khối EU. Với mức lương tối thiểu hàng tháng khoảng 887 USD, Hy Lạp đứng thứ 15 ở EU về mặt này. Trong khi đó, số giờ làm việc trung bình một tuần ở EU nói chung là 36,1 giờ.
CNBC dẫn một báo cáo do tổ chức cố vấn Autonomy công bố hồi đầu năm cho thấy, hầu hết các công ty tham gia vào cuộc thử nghiệm quy mô toàn cầu áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần dự định áp dụng chính sách này vĩnh viễn. Lãnh đạo và quản lý của các công ty này chia sẻ, chính sách đó tác động tích cực tới tổ chức của họ. Thậm chí, một nửa trong số đó còn gọi tác động là rất tích cực
Hy Lạp cải tổ Nội các sau bầu cử Nghị viện châu Âu
Ngày 14/6, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã tiến hành cải tổ Nội các, sau khi đảng trung hữu của ông không đạt được kết quả như mong đợi trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vừa qua.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Ảnh tư liệu: AFPTTXVN
Cụ thể, ông Takis Theodorikakos được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Phát triển. Ông Theodorikakos là nghị sĩ Quốc hội Hy Lạp và từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Bảo vệ công dân trong giai đoạn từ năm 2021-2023.
Trong khi đó, vị trí Bộ trưởng Lao động sẽ do bà Niki Kerameus đảm nhiệm. Trước đó, bà Niki Kerameus là Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp từ năm 2023.
Vị trí Bộ trưởng Tài chính vẫn do ông Kostis Hatzidakis nắm giữ. Tương tự, vị trí Ngoại trưởng vẫn do ông George Gerapetritis nắm giữ.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tuyên bố ông sẽ thực hiện các bước đi mang tính điều chỉnh chính sách điều hành đất nước, thay vì tổ chức bầu cử sớm, sau khi đảng của ông chỉ giành được kết quả thấp hơn kỳ vọng trong bầu cử EP.
Đảng Dân chủ mới của Thủ tướng Mitsotakis - vốn luôn dẫn dắt Hy Lạp kể từ năm 2019 - đã đứng đầu trong cuộc bầu của EP tại Hy Lạp hôm 9/6 vừa qua, với 28,3% số phiếu, song thấp hơn mục tiêu 33% mà ông Mitsotakis đặt ra trong chiến dịch tranh cử trước đó. Con số này cũng thấp hơn rất nhiều so với 40% số phiếu ủng hộ mà đảng của ông đã đạt được trong cuộc bầu cử quốc gia hồi tháng 6/2023.
Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho rằng kết quả như vậy là do người dân vẫn đang phải đương đầu với chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhà lãnh đạo này cam kết chính phủ sẽ nỗ lực kiềm chế sự tăng giá lương thực thực phẩm trong phạm vi ngân sách cho phép, đồng thời giảm mức đóng góp an sinh xã hội đối với chủ lao động.
Mặc dù nền kinh tế Hy Lạp đã phục hồi sau khoảng 1 thập kỷ chìm trong khó khăn, song mức lương trung bình ở quốc gia Đông Nam châu Âu này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU).
Chương trình 'thị thực vàng' bóp nghẹt giấc mơ mua nhà của người dân châu Âu Khi bác sĩ trẻ Ana Jimena Barba, bắt đầu công tác tại một bệnh viện ở Madrid (Tây Ban Nha) năm 2023, cô quyết định chuyển đến sống cùng bố mẹ cho đến khi tiết kiệm đủ tiền để mua nhà riêng. Người dân di chuyển trên quảng trường Puerta del Sol ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 9/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Nhưng khi...