Lãnh đạo Ai Cập và Hy Lạp tái khẳng định lập trường về Đông Địa Trung Hải
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/8, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, đang ở thăm Ai Cập, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của hai nước về khu vực Đông Địa Trung Hải, đồng thời nhấn mạnh Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải (EMGF) là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng nhất của khu vực này.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp ở thành phố New Alamein của Ai Cập ngày 3/8, Tổng thống El-Sisi và Thủ tướng Mitsotakis đã thảo luận về tầm nhìn và quan điểm về các vấn đề khu vực có lợi ích chung, phù hợp với lập trường nhất quán của hai nước ở Đông Địa Trung Hải. Tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập nêu rõ EMGF là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay. EMGF có trụ sở tại Cairo được thành lập vào năm 2020, bao gồm 8 quốc gia, trong đó có Ai Cập và Hy Lạp, với mục tiêu thúc đẩy việc mua bán khí đốt giữa các quốc gia trong khu vực.
Tổng thống Ai Cập và Thủ tướng Hy Lạp bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ được ký kết gần đây giữa hai nước.
Video đang HOT
Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước mong muốn tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, năng lượng, khí đốt tự nhiên, kết nối lưới điện và chuyển đổi xanh.
Tổng thống El-Sisi đánh giá cao lập trường của Hy Lạp đối với Ai Cập ở cả cấp độ song phương và trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU). Ông El-Sisi cũng ca ngợi sự hợp tác ba bên “hiệu quả” với Cyprus. Ai Cập, Hy Lạp và Cyprus đã tăng cường các cơ chế hợp tác ba bên trong thập kỷ qua, ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thỏa thuận về liên kết lưới điện được ký vào tháng 10/2021.
Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis khẳng định quan hệ hợp tác Ai Cập-Hy Lạp đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý trong những năm gần đây, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Ông Mitsotakis ca ngợi vai trò nổi bật của Ai Cập trong việc đối phó với những thách thức hiện nay ở khu vực Địa Trung Hải. Nhà lãnh đạo Hy Lạp đánh giá cao những nỗ lực của Ai Cập trong việc đối phó với nạn di cư bất hợp pháp ở khu vực Địa Trung Hải.
Tổng thống Ai Cập và Thủ tướng Hy Lạp cũng đã thảo luận một loạt vấn đề cùng quan tâm, bao gồm tác động toàn cầu của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và những diễn biến ở Libya. Ông El-Sisi tái khẳng định sự ủng hộ của Ai Cập đối với lộ trình chính trị ở Libya, đồng thời kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia và rút tất cả các lực lượng nước ngoài cũng như lính đánh thuê ra khỏi lãnh thổ Libya.
Hy Lạp: Chật vật đối phó với hơn 120 vụ cháy rừng
Cháy rừng hoành hành khắp các vùng của Hy Lạp đã buộc giới chức nước này ban bố lệnh sơ tán đối với một căn cứ không quân ở thị trấn ven biển Nea Anchialos, gần thành phố cảng Volos, cũng như 12 khu dân cư trong khu vực.
Máy bay cứu hỏa tham gia dập lửa cháy rừng tại đảo Rhodes, Hy Lạp ngày 25/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn AMNA ngày 27/7, việc di dời máy bay của Lực lượng Không quân Hy Lạp trở nên cấp thiết sau khi cháy rừng gây ra loạt vụ nổ lớn trong đêm tại một kho đạn dược, làm vỡ kính cửa sổ và làm hư hại các tòa nhà trong vùng lân cận.
Lực lượng cứu hỏa cho biết các vụ cháy rừng ở khu vực Volos rộng lớn hơn đã đặt ra thách thức khó khăn nhất đối với nỗ lực đẩy lùi "giặc lửa" trong hai ngày qua. Trên khắp Hy Lạp, 83 vụ cháy mới đã được báo cáo vào ngày 27/7. Lực lượng cứu hỏa hiện đang nỗ lực đối phó với tổng cộng 124 đám cháy rừng trên toàn quốc trong điều kiện vô cùng khó khăn. Riêng trong tuần này đã ghi nhận 5 trường hợp thiệt mạng do cháy rừng.
Trong khi đó, tình hình đã được cải thiện trên đảo Rhodes, nơi gần 20.000 người đã được sơ tán vào cuối tuần qua khi đám cháy đe dọa các khu dân cư sau khi thiêu rụi rừng và đất nông nghiệp. Bộ Bảo vệ Dân sự và Khủng hoảng khí hậu Hy Lạp đã cho phép một số khách du lịch và cư dân của hàng chục thị trấn và làng mạc ở phía Đông Rhodes trở về nhà và nơi lưu trú.
Nhà chức trách cho biết hơn 600 vụ cháy rừng đã bùng phát trên toàn quốc trong hai tuần qua. Mặc dù các đám cháy rừng vào mùa Hè thường phổ biến ở Hy Lạp, các nhà khoa học cho biết nhiệt độ cao hơn và thời tiết khô hơn đang biến nước này thành một điểm nóng ở Địa Trung Hải về biến đổi khí hậu.
Trong một phát biểu ngày 27/7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nhấn mạnh: "Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể thấy, cuộc khủng hoảng khí hậu đang ở đây, trên khắp Địa Trung Hải và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn những gì các nhà khoa học đã cảnh báo". Ông cho rằng con người phải chịu trách nhiệm cho hầu hết các vụ cháy rừng. Ông đồng thời nhấn mạnh bất kỳ đối tượng nào gây ra các đám cháy rừng, dù đó là do sơ suất hay cố ý, đều phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Thủ tướng Mitsotakis cũng cho rằng Hy Lạp cần thực hiện nhiều biện pháp hơn để chống lại tác động của biến đổi khí hậu.
Theo đó, Hy Lạp cần cải cách các chính sách phòng cháy chữa cháy, đồng thời nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội.
Hy Lạp cảnh báo tình trạng 'chiến tranh' khi phải đối phó với cháy rừng Ngày 24/7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng "chiến tranh" khi phải đối phó với các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng trong bối cảnh nắng nóng gay gắt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở đảo Rhodes, Hy Lạp ngày 23/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...