Thành tựu công nghiệp quốc phòng nổi bật Việt Nam năm 2014
Cải tiến tên lửa phòng không S-125-2TM, đóng thành công tàu tên lửa Molniya 1241.8 và tàu kiểm ngư cỡ lớn là 3 trong số những thành tựu CNQP nổi bật của Việt Nam trong năm 2014.
1. Tự tiến hành cải tiến tên lửa phòng không S-125 Pechora
S-125 Pechora (SA-3 Goa) là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô được thiết kế bởi Isayve OKB và đưa vào trang bị từ năm 1963. Mặc dù đã cũ nhưng hiện nay hệ thống S-125 Pechora vẫn giữ vai trò xương sống của Lực lượng Phòng không Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora
Nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu cũng như tính năng kỹ chiến thuật của S-125, Việt Nam đã hợp tác với công ty Tetraedr của Belarus để nâng cấp S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM (Pechora-2TM).
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị ăng ten, bổ sung phầm mềm lái tự động và bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của hệ thống S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s ở cự ly 25 km).
Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Các chuyên gia của Tetraedr thuộc nhóm cải tiến tên lửa S-125-2TM cho Việt Nam. Nguồn: Tuổi trẻ
Dự án cải tiến tổ hợp tên lửa phòng không Pechora S-125 và tăng hạn sử dụng đạn tên lửa phòng không được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2008.
Đến nay, lực lượng kỹ thuật của quân chủng Phòng không – Không quân đã huấn luyện chuyển giao công nghệ, tự thực hiện cải tiến tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM đến mức tự giám định kỹ thuật, xác định khuyết tật và sửa chữa khôi phục tăng hạn sử dụng đạn tên lửa phòng không.
Ngày 7/9/2014, Quân chủng Phòng không – Không quân đã tổ chức nghiệm thu giai đoạn 2 dự án cải tiến tổ hợp tên lửa phòng không Pechora S-125-2TM tại trường bắn quốc gia khu vực 1.
Video đang HOT
Bắn nghiệm thu hệ thống tên lửa phòng không S-125-2TM do Việt Nam tự cải tiến. Nguồn: Tiền Phong
Kết quả bắn tại thực địa đảm bảo thời gian tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Bắn thử thành công tên lửa do Việt Nam tự cải tiến
2. Đóng thành công tàu tên lửa Molniya 1241.8
Molniya 1241.8 là loại tàu tên lửa có hỏa lực mạnh, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải cũng như tàu đổ bộ của đối phương.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Molniya 1241.8 có lượng giãn nước đầy tải 550 tấn; dài 56,1 m; rộng 10,20 m, mớn nước 2,14 m; vận tốc tối đa 38 hải lý/giờ; thủy thủ đoàn 40 người.
Vũ khí chính của Molniya là tên lửa hành trình đối hạm 3M24 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn với quỹ đạo bay cực thấp, chỉ 3 – 5 m trên mặt biển.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya còn được trang bị 1 pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2 mm, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M và 12 tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Về thiết bị điện tử, tàu được trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không; radar trinh sát mặt nước Garpun-Bal; radar điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa) MR-123; hệ thống đối kháng điện tử, mồi bẫy…
Tàu tên lửa Molniya 1241.8 số hiệu HQ-378 được đóng trong nước. Nguồn: Tuổi trẻ
HQ-377 và HQ-378 là 2 trong số 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đóng mới cho Quân chủng hải quân theo hợp đồng ký năm 2009.
Bản tin thời sự tối của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam ngày 28/4/2014 đã đưa tin về đợt nghiệm thu kỹ thuật 2 tàu tên lửa đầu tiên.
Sau khi nghiệm thu hồ sơ thiết kế, tình trạng kỹ thuật, hệ thống vũ khí, điện, máy, radar, thông tin hàng hải, các vị trí chiến đấu trên tàu… tại bến.
Hội đồng nghiệm thu Quân chủng Hải quân đã chính thức nghiệm thu chạy thử tàu trên biển với các tính năng chuyên môn, vận tốc tối đa và thực hành tất cả các bài bắn theo vũ khí có trong biên chế của tàu đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Bắn nghiệm thu tên lửa đối hạm trên tàu Molniya 1241.8 do Việt Nam đóng trong nước. Nguồn: VTV1
Kết quả, tên lửa và pháo đều tiêu diệt mục tiêu ngay lần bắn đầu tiên, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
Việc đóng mới và bắn tên lửa thành công đã khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật và đóng mới của ngành công nghiệp đóng tàu Quân đội nói chung và Tổng công ty Ba Son nói riêng trong lĩnh vực đóng tàu chiến đấu quân sự.
Đồng thời năng lực khai thác, sử dụng và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại của Quân chủng Hải quân cũng được khẳng định.
Nghiệm thu kỹ thuật tàu và bắn tên lửa
3. Đóng thành công tàu kiểm ngư cỡ lớn
KN-781 và KN-782 là 2 tàu tuần tra lớn nhất của Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị mỗi chiếc lên đến 700 tỷ đồng.
Tàu KN-782 trong quá trình thi công đóng mới. Nguồn: Tuổi trẻ
Tàu KN-781 và KN-782 có lượng giãn nước 2.500 tấn, là biến thể của tàu tuần tra DN-2000 đóng cho Cảnh sát biển với một số điểm khác biệt như có phần mũi được thiết kế lại giúp tàu có khả năng chịu va chạm mạnh.
Ngoài ra, một điểm khá quan trọng là tàu KN-781 và KN-782 được thiết kế có nhà chứa trực thăng trong khi tàu DN-2000 của Cảnh sát biển chỉ có sàn đáp.
Việc thêm nhà chứa giúp tàu có khả năng mang theo trực thăng trong những chuyến tuần tra, còn DN-2000 có sàn đáp nhưng không có nhà chứa thì chỉ có thể tiếp nhận chứ không thể trang bị kèm trực thăng.
Đây là ưu điểm rất lớn của 2 tàu tuần tra dành cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Tàu KN-781 chạy thử trên biển
Sau khi hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm trên biển với kết quả xuất sắc, 2 tàu KN-781 và KN-782 đã được nhà máy đóng tàu Hạ Long lần lượt bàn giao cho Lực lượng Kiểm ngư vào ngày 30/6 và 30/7/2014.
Việc đóng mới thành công tàu tuần tra cỡ lớn ở trong nước sẽ giúp Lực lượng Kiểm ngư có khả năng thực hiện những chuyến tuần tra xa bờ, dài ngày để hỗ trợ ngư dân, cũng như bảo đảm việc thực thi pháp luật trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư đóng thêm 4 tàu kiểm ngư cỡ lớn
(Còn tiếp)
Theo Tri Thức
Không thèm Mistral, Nga sẽ tự đóng tàu đổ bộ
Công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tự đóng tàu đổ bộ chở trực thăng cho lực lượng hải quân nước này, không trông chờ vào các tàu Mistral mua từ Pháp.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc thiết kế và sản xuất tàu đổ bộ lớn chở trực thăng là một phần trong chương trình dài hạn của ngành đóng tàu hải quân từ nay tới năm 2050.
Hải quân đã đặt hàng đóng các tàu tấn công đổ bộ theo một chương trình dài hạn đến năm 2050 và các kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng thông qua", vị quan chức cho biết.
Hải quân Nga hiện cần tàu tấn công đổ bộ tương tự lớp tàu Mistral do Pháp thiết kế, hoặc các tàu đó sẽ nhỏ hơn về kích thước và lượng giãn nước. Loại tàu như vậy có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ chiến đấu hơn so với tàu tấn công đổ bộ lớp Ivan Gren đang được phát triển.
Các tàu đổ bộ hiện tại của Nga thua xa Mỹ.
Khi Itar-Tass hỏi về nơi sẽ thực hiện thiết kế tàu đổ bộ trực thăng, vị quan chức này đã đề cập tới Cục thiết kế Nevsky và phương Bắc, "hai đơn vị này đã nghiên cứu nghiêm túc về các loại tàu tấn công đổ bộ".
Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận vào mùa hè 2011 về việc mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral trị giá 1,6 tỷ USD. Đáng lẽ, chiếc tàu đầu tiên mang tên Vladivostok phải bàn giao từ ngày 14/11/2014, nhưng chính quyền Pháp đã trì hoãn việc này với lý do xoay quanh vấn đề Ukraine.
Hiện lực lượng tàu đổ bộ của Hải quân Nga có tới cả trăm chiếc nhưng chỉ có chừng 20 chiếc cỡ lớn thuộc Project 775 và Project 1171 - lượng giãn nước hơn 4.000 tấn và chỉ chở được xe tăng - thiết giáp cùng hải quân đánh bộ. Các tàu này không có khả năng chở lượng lớn trực thăng như thiết kế của Mỹ và phương Tây. Nhìn chung thì đội tàu đổ bộ của Nga hiện tại thua xa Mỹ và thậm chí là Trung Quốc (khi mà nước này tự đóng được tàu đổ bộ chở trực thăng Type 071).
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
NATO nhóm họp về vấn đề khủng hoảng Ukraine, sứ mệnh mới ở Afghanistan Bộ trưởng các nước NATO đã thảo luận về việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, các biện pháp nhằm tăng sự hiện diện ở Đông Âu và chính thức tuyên bố một sứ mệnh phi chiến đấu mới ở Afghanistan, trong phiên họp diễn ra ở Brussels vào tối 2-12, hãng tin RIA Novosti cho hay....