Nga tăng mạnh ngân sách quốc phòng trong năm tới, bất chấp cấm vận
Ngày 17-9, nhật báo Vedomosti dẫn dự thảo ngân sách liên bang 2015-2017 của Nga cho biết, chi tiêu cho quốc phòng của nước này sẽ tăng mạnh trong năm 2015 theo kế hoạch, bất chấp những vấn đề về kinh tế mà họ hiện đang phải đối mặt.
Theo dự thảo ngân sách liên bang, các khoản phân bổ cho quốc phòng trong ngân sách liên bang có kế hoạch sẽ tăng 21,2% trong năm tới so với năm 2014, lên đến 3.032 tỷ rúp (khoảng 79 tỷ USD).
“Điều này có nghĩa là sẽ có tỷ lệ gia tăng thực tế trong chi tiêu quốc phòng, bởi vì, theo dự thảo ngân sách liên bang, lạm phát dự kiến sẽ đứng ở mức 6% trong năm 2015. Trong khi đó, năm 2016 và năm 2017, tỷ lệ tăng thực tế trong chi tiêu quân sự sẽ không đáng kể và gần với mức lạm phát: 7,8% vào năm 2016, đạt 3.230 tỷ rúp (khoảng 84 tỷ USD), và 4% trong năm 2017, đạt 3.360 tỷ rúp (khoảng 87 tỷ USD)”, báo Vedomosti cho biết.
Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách chi tiết cho các mục mua sắm vũ khí, chi phí cho nhân viên và huấn luyện chiến đấu không được công bố trong dự thảo ngân sách. Chỉ có kế hoạch chi cho phát triển vũ khí được phân bổ ở mức 6,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga vẫn tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã trở thành mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây, được công bố hồi đầu tháng này. Theo đó, Liên minh châu Âu đã cấm 3 công ty quốc phòng chính của Nga là Oboronprom, Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất và Uralvagonzavod tìm kiếm nguồn tài chính tại thị trường vốn châu Âu.
Những lệnh trừng phạt mới của EU còn bao gồm một lệnh cấm bán các trang thiết bị sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự cho 9 công ty quốc phòng của Nga, trong đó có cả tập đoàn Kalashnikov Concern và Almaz-Antey.
Mỹ và Canada cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhiều công ty quốc phòng Nga. Đáp lại, Nga đã cảnh báo rằng nước này có thể đưa ra các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt mới của phương Tây, nhưng chỉ để bảo vệ các lợi ích của Nga.
Theo ANTD
Chủ tịch Hạ viện Australia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thực hiện Thỏa thuận cấp cao giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Liên bang Australia, tối 12/9, Chủ tịch Hạ viện Australia Bronwyn Bishop đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14/9.
Chủ tịch Hạ viện Australia Bronwyn Bishop
Bà Bronwyn Bishop là một luật sư. Bà được bầu vào Thượng viện Australia và kinh qua các chức vụ Bộ trưởng Hành Chính công, các Vấn đề liên bang và Chính quyền Địa phương; Bộ trưởng Đô thị và Chiến lược Khu vực của Đảng đối lập; Bộ trưởng Y tế rồi Bộ trưởng Tư nhân hóa và Quan hệ Liên bang/Tiểu bang.
Bà Bishop từ nhiệm khỏi Thượng viện và được bầu vào Hạ viện vào tháng 3 năm 1994.
Sau cuộc bầu cử của Chính phủ của Thủ tướng Howard vào năm 1996, bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng, Khoa học và Nhân sự rồi giữ chức vụ Bộ trưởng Chăm sóc Người cao tuổi; Bộ trưởng các Vấn đề của Cựu chiến binh. Tháng 12 năm 2009, bà được bổ nhiệm là Bộ trưởng Đặc biệt của Liên bang của Đảng Đối lập và giữ vị trí này đến năm 2010.
Bà Bishop được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Australia tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội thứ 44 của Australia, trở thành Chủ tịch Hạ viện thứ 29 của Australia.
Theo VietnamPlus/TTXVN
Cảnh sát hàng không Mỹ bị tấn công bằng kim tiêm tại Nigeria Một cảnh sát hàng không Mỹ đang bị buộc phải điều trị cách ly, với nghi ngại có thể đã nhiễm virus ebola sau khi người này bị tấn công bằng kim tiêm tại sân bay Lagos, Nigeria, FBI cho biết. (Ảnh minh họa) Hiện vẫn chưa rõ trong chiếc kim tiêm trên có chứa chất gì khi vụ tấn công xảy ra...