Thanh trong một đời dạy học
Nhà giáo ưu tú Võ Thị Lệ Thanh vừa rời bục giảng, sau hơn 30 năm “đưa đò”. Nhắc đến cô giáo Thanh, nhiều đồng nghiệp và học sinh (HS) Trường THPT Trần Kỳ Phong (Bình Sơn) nhớ đến một nhà giáo mẫu mực, hết lòng vì HS thân yêu.
Cô giáo Thanh, hiện sống ở xã Bình Nguyên (Bình Sơn), là tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020. Thời gian dù có làm phai mờ mọi thứ, nhưng những gì nhà giáo Võ Thị Lệ Thanh “gieo” vào lòng bao thế hệ HS sẽ còn mãi theo năm tháng.
Những tháng ngày đam mê
Cô giáo Thanh sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, cô được phân về công tác tại tỉnh Nghĩa Bình. Sau một thời gian, cô Thanh được phân công về giảng dạy tại Trường THPT Bình Sơn, đến năm 1998 thì chuyển công tác về Trường THPT Trần Kỳ Phong và gắn bó với trường đến lúc nghỉ hưu.
Video đang HOT
Bao thế hệ học trò vẫn luôn giữ trong mình những hình ảnh tốt đẹp nhất về cô giáo Thanh. Ảnh: T.P
Là giáo viên môn Địa lý, lúc còn giảng dạy, cô Thanh luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp HS hứng thú với bộ môn mà vốn dĩ nhiều phụ huynh và HS cho rằng chỉ là “môn phụ”. Cô bắt đầu tuyển chọn HS giỏi, bồi dưỡng kiến thức cho các em từ lớp 10 đến lớp 12. Như đã thành truyền thống, Đội tuyển HS giỏi môn Địa lý của Trường THPT Trần Kỳ Phong hằng năm đều đạt từ 7 – 9 giải HS giỏi cấp tỉnh và luôn có HS giỏi vào đội tuyển dự thi cấp quốc gia. Năm 2004, trường vinh dự có 5 giải HS giỏi quốc gia môn Địa lý.
Cô Thanh luôn tâm niệm, muốn học trò say mê, yêu thích môn học, thì trước hết bản thân người thầy phải say mê, biết truyền cảm hứng cho các em. Để đạt được điều đó chỉ có thể bằng năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề và sự tận tâm, tận tuỵ. “Mỗi môn học đều có cái hay, cái độc đáo, nên giáo viên nào khai thác được cái hay thì giáo viên đó thành công. Vì vậy, bản thân tôi luôn đầu tư cho bài giảng của mình”, cô Thanh chia sẻ.
Như con ong dâng mật ngọt cho đời, cô giáo Thanh ngày qua ngày cần mẫn cống hiến cho ngành giáo dục. Cô không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Hiệu trưởng Trường THPT Trần Kỳ Phong Nguyễn Phiêu cho hay: “Cô Võ Thị Lệ Thanh là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ giáo viên và HS noi theo. Cô không chỉ đam mê, cống hiến hết mình vì các thế hệ học trò, mà còn đi đầu trong đổi mới công tác giảng dạy, đem lại nhiều phần thưởng cao quý cho cá nhân và tập thể”.
“Cô giáo như mẹ hiền”
Ở Trường THPT Trần Kỳ Phong, nhiều thế hệ HS ra trường vẫn luôn nhớ về cô giáo Thanh với hình ảnh một nhà giáo tận tâm, tận lực, với phương pháp giảng dạy cuốn hút. Với các em, cô Thanh không chỉ là giáo viên “truyền lửa” kiến thức, khơi dậy tình yêu với môn Địa lý, mà còn là “người mẹ thứ hai” luôn gần gũi, chia sẻ khó khăn, định hướng các em rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, giúp các em phát huy năng khiếu bản thân. Em Lê Thị Ánh Tuyết, lớp 12 C1 Trường THPT Trần Kỳ Phong bộc bạch: “Cô Thanh rất giản dị và hiền lành. Cô luôn xem HS như con cháu trong nhà, nhiệt tình chỉ bảo không chỉ kiến thức mà còn nhiều điều trong cuộc sống”.
Khi chúng tôi nhắc đến những gì tốt đẹp mà các thế hệ HS và đồng nghiệp dành cho cô, cô giáo Thanh cười hiền và nói: “Làm nghề dạy học không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải hướng HS đến chân – thiện – mỹ”. Với tâm niệm như vậy, khi còn giảng dạy, cô luôn tìm hiểu hoàn cảnh của HS và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, tiến bộ trong học tập, nhất là cảm hóa nhiều HS cá biệt. Cô thường xuyên tư vấn tâm lý cho HS, để các em xác định được lối đi đúng.
Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, cô đã thành lập nhóm thiện nguyện kín đỡ đầu cho HS của trường là trẻ mồ côi. Giờ đây, khi đã hoàn thành sứ mệnh “đưa đò”, cô giáo Thanh vẫn tiếp tục với công tác thiện nguyện, đỡ đầu HS có hoàn cảnh khó khăn, giúp nhiều HS từng có ý định bỏ học trở lại trường và thi đậu vào các trường đại học để tiếp tục thực hiện những ước mơ.
Đúng như tên gọi, cô giáo Thanh sống và làm việc trọn vẹn với tâm huyết của một nhà giáo thanh cao, lúc nào cũng nghĩ đến học trò, là người đưa lối để các em tiếp bước đến tương lai tươi đẹp.
Đạt giải cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê viết văn trong tôi
Có 12 năm gắn bó với ngôi trường THPT An Phúc, cô giáo Trần Thị Thanh, GV trường THPT An Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, tác giả đạt giải Ba với tác phẩm "Nhà giáo, lương y Nguyễn Như Châu - Người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn" luôn đau đáu mang đến cho học trò những kiến thức bổ ích nhất với môn học Địa lý.
Cô giáo Trần Thị Thanh.
Hình ảnh cô giáo đến từ huyện Thái Hòa- một huyện vùng Tây Bắc của tỉnh Nghệ An nhỏ nhắn nhưng thường mang theo những tấm bản đồ to, chiếc cặp nặng mà cô vẫn nói đùa là "gánh cả thế giới trên vai" để đến lớp dạy đã trở nên quá đỗi thân thương với nhiều lớp học trò. Cô giáo Thanh luôn tâm niệm rằng, phải dạy học sinh bằng tất cả niềm đam mê và tâm huyết của mình với mong muốn mỗi bài giảng sẽ đem đến cho học sinh nhiều điều bổ ích.
Chia sẻ về tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi, cô giáo Trần Thị Thanh vẫn vẹn nguyên niềm xúc động: Tôi thực tâm từ tận đáy lòng, biết ơn thầy giáo, lương y Nguyễn Như Châu - người thầy dạy chồng tôi mà không phải là tôi. Nhờ thầy khuyên răn, giáo dục, chỉ bảo tận tình mà chồng tôi có được thành công của ngày hôm nay. Có dịp tiếp xúc với thầy, tôi càng ngưỡng mộ con người tài năng, đức độ, hết lòng vì học sinh, vì bệnh nhân như thầy. Chính tình cảm cao đẹp, chân thành của chồng tôi dành cho thầy đã thôi thúc tôi viết bài để tỏ lòng cảm tạ trước anh linh thầy. Thầy đã đi xa, nhưng hình ảnh thầy, những kỷ niệm về thầy luôn là điểm tựa để chúng tôi cùng nhau nỗ lực mỗi ngày...
Cô Thanh chia sẻ: Tham gia cuộc thi, tôi muốn nhắc nhở bản thân hãy hết lòng với nghề, với học sinh và thận trọng trong xử lý mọi tình huống liên quan đến học sinh vì rất có thể, hành động của mình sẽ có tác động làm thay đổi cả vận mệnh, cuộc đời của một con người.
Bên cạnh đó, đọc các bài viết tham gia cuộc thi của học sinh đã cho chính chúng tôi biết hình ảnh, tâm tư, tình cảm mà chúng tôi đã tạo nên trong mắt học trò như thế nào. Tôi và các thầy cô giáo một lần nữa nhìn lại bản thân mình trong mắt học trò, trong mắt đồng nghiệp, trong mắt nhân dân; nhìn đồng nghiệp khác tạo được ấn tượng tốt đẹp với học sinh ra sao để từ đó học hỏi, trau dồi và hoàn thiện bản thân. Đạt giải cuộc thi cũng đã khơi dậy niềm đam mê viết văn trong tôi.
Cô giáo Trần Thị Thanh còn là một giáo viên chủ nhiệm giỏi. Cô được Ban Giám hiệu tin tưởng, giao cho công tác chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm liền. Điều đặc biệt là trong các lớp cô chủ nhiệm, đầu năm, bao giờ cũng là lớp có nhiều học sinh cá biệt nhất khối nhưng chỉ một thời gian sau, những học sinh cá biệt ấy đều "hồi tâm chuyển ý", trở thành những học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ. Cô bộc bạch: "Làm giáo viên chủ nhiệm vừa khó lại vừa dễ, cốt yếu nhất là phải dùng cái tâm của mình để cảm hóa, giáo dục học sinh". Có lẽ bởi vậy mà các thế hệ học trò đều kính trọng chị, coi cô giáo Thanh như người mẹ thứ hai của mình.
Thủ khoa khối C toàn quốc ngậm ngùi chia tay ước mơ vào Học viện An Ninh vì thiếu 1cm chiều cao, nghe lời kể của mẹ càng thêm ngưỡng mộ Em Nguyễn Thị Hương (cựu học sinh lớp 12A10 của trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, Nam Định) đành phải ngậm ngùi từ bỏ ước mơ vào trường Học viện An ninh chỉ vì thiếu 1cm chiều cao. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, thí sinh Nguyễn Thị Hương (Ý Yên, Nam Định) là một trong những thủ...