Thanh tra khối Sở GD: Thiếu người, thiếu cả kinh phí vì chưa có quy định cụ thể
Lực lượng thanh tra ngành giáo dục chủ yếu là giáo viên từ các trường nên am hiểu chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức pháp luật, tài chính.
Thanh tra nhiều việc nhưng thiếu người
Tại hội nghị “tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các Sở Giáo dục và Đào tạo”, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến tháng 8/2022, tổng số công chức Thanh tra các Sở Giáo dục và Đào tạo là 293 người (giảm 5 người so với năm học 2020-2021). Trong đó có 244/293 người được bổ nhiệm ngạch thanh tra.
Lực lượng thanh tra ở các Sở Giáo dục và Đào tạo đang gặp khó khăn về nhân sự cũng như những chính sách hỗ trợ tài chính. Ảnh: AN
Tuy nhiên, chỉ có 29 Sở Giáo dục và Đào tạo có số lượng công chức tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo số lượng. Còn lại các 34 Sở khác chưa đảm bảo quy định về số lượng nhân sự, chỉ có từ 3-4 người.
Cá biệt Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng chỉ có 2 người. Lý giải về vấn đề này, ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết:
“Từ năm học 2020-2021 đến nay là giai đoạn khó khăn nhất về nhân sự của Thanh tra Sở khi cả cơ quan Sở chỉ có 39 biên chế.
Bắt đầu từ tháng 7/2020, Thanh tra Sở chỉ còn 2 cán bộ công chức gồm một Chánh thanh tra và một thanh tra viên. Ngoài ra, còn có một giáo viên được mời từ trường trung học phổ thông đến để hỗ trợ các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra”.
Dù nhân sự ít ỏi như vậy nhưng ông Linh cho biết, khối lượng công việc khá nhiều. Ngoài các cuộc thanh tra theo kế hoạch thì thanh tra Sở còn phải thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra các kỳ thi diễn ra trong năm.
“Thanh tra còn phải thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các nhiệm vụ khác do giám đốc Sở giao. Trong điều kiện lực lượng thanh tra chuyên trách “mỏng” như thế thì đây thực sự là khó khăn mà chúng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đánh giá đúng vị trí, vai trò của lực lượng thanh tra.
Video đang HOT
Từ đó, có những đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng biên chế cho lực lượng Thanh tra”, ông Linh nói.
Từ thực tế của Đà Nẵng, ngành giáo dục của nhiều địa phương trên cả nước cũng thừa nhận tình trạng thiếu biên chế ở Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Theo đại diện Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, nếu như trước đây, việc thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc phòng giáo dục và đào tạo nhưng giờ theo Nghị định 42/2013, Thông tư 39/2013 thì nay thuộc về Thanh tra Sở.
Đối tượng thanh tra chuyên ngành nhiều nên việc quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra còn hạn chế, không đủ lực lượng để quản lý toàn diện.
“Lực lượng công chức cơ quan thanh tra giảm do các quy định về biên chế, vị trí việc làm. Nếu như trước đây, cơ quan thanh tra chiếm khoảng 10% biên chế của Sở với khoảng 70 người.
Tuy nhiên, do số lượng biên chế giảm nên dành khoảng 5 người cho Thanh tra Sở khiến việc quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra hạn chế. Ngoài ra, một bộ phận công chức thanh tra chưa đáp ứng tốt một số vị trí việc làm.
Với số lượng công chức khoảng 5 người/Thanh tra Sở thì 1 công chức phải thực hiện một số vị trí việc làm khác nhau nên chất lượng, hiệu quả chưa cao”, vị này cho hay.
Nhiều kiến nghị để nâng cao vai trò của Thanh tra Sở Giáo dục
Theo ông Nguyễn Đức Cường – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ thanh tra hiện nay tuy có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về pháp luật nên còn hạn chế, lúng túng trong việc thực thi nhiệm vụ.
“Việc cập nhật văn bản pháp luật về thanh tra, năng lực tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo còn chế.
Công tác lập hồ sơ vụ việc, lập hồ sơ lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm sau thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng”, ông Cường nhận định.
Liên quan chính sách dành cho đội ngũ thanh tra giáo dục, ông Cường cho biết, hiện kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
“Mặc dù lực lượng nòng cốt tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra chủ yếu là cộng tác viên thanh tra sở giáo dục nhưng kinh phí chi trả cho lực lượng này chưa đảm bảo. Thông tư 69/2021 của Bộ Tài chính chưa quy định cụ thể về mức chi cho người làm công tác thanh tra, kiểm tra thi dẫn đến khó thực hiện và không thống nhất trên phạm vi toàn quốc”.
Do đó, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính để sửa đổi Thông tư này nhằm có mức chi cụ thể cho những tham gia thanh tra, kiểm tra kỳ thi.
“Thanh tra viên không được hưởng chế độ phụ cấp thanh tra thi chi theo quy định của Thông tư 69 Bộ Tài chính vừa là thiệt thòi cũng vừa là áp lực tâm lý cho thanh tra chuyên trách”, ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng nói.
Nhiều trường đại học Y, Dược mong muốn tổ chức tuyển sinh riêng
Tại hội nghị ngày 12/9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường đại học y, dược bày tỏ mong muốn được tổ chức tuyển sinh riêng.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học, một số trường đại học y, dược đề xuất, bày tỏ mong muốn để cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó có đề xuất tổ chức tuyển sinh riêng.
Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện các trường đại học y, dược vẫn tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc tổ chức kỳ thi chung như vậy có chút tốn kém và khó cho các trường nhỏ hoặc những ngành khó tuyển sinh trong việc thu hút thí sinh. Luật Giáo dục cho phép các trường đào tạo tự chủ trong tuyển sinh nên vị này bày tỏ mong muốn các trường khối ngành sức khỏe sẽ có phương thức tuyển sinh hợp lý.
"Cần nghiên cứu phương thức nào đó để các trường y, dược chủ động tuyển sinh hơn", Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh nói.
Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo
Cùng quan điểm với Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) cho rằng các trường nhóm sức khỏe tổ chức tuyển sinh riêng là cần thiết.
Gần cuối năm 2021, Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, trong vấn đề tuyển sinh, các trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như một công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần sử dụng thêm các hình thức, phương thức xét tuyển bổ sung mang tính chọn lọc.
Do đó, năm 2025, theo lộ trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy bày tỏ mong muốn các trường thuộc khối sức khỏe cũng sẽ có phương thức tuyển sinh mới.
"Khối các trường sức khỏe cũng mong muốn được sử dụng hệ thống đăng ký xét tuyển, lọc ảo như Bộ Giáo dục đang áp dụng năm nay trong phương án tuyển sinh riêng.
Kế hoạch này sẽ sớm có đề án cụ thể và chúng tôi sẽ báo cáo lên Bộ thông qua Cục Quản lý chất lượng. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của Bộ, đặc biệt là Vụ Giáo dục Đại học", Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) bày tỏ.
Bên cạnh vấn đề về phương thức tuyển sinh, một số vấn đề được Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy thảo luận tại hội thảo như quy hoạch mạng lưới các trường đại học tạo điều kiện nhiều hơn cho quá trình liên thông giữa bậc cao đẳng và bậc đại học; chuẩn chương trình cho khối ngành khoa học sức khỏe;...
Ảnh minh họa. Nguồn: website Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giao cho các trường đại học sớm xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025. Việc điều chỉnh này xuất phát từ việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 sẽ thay đổi nhằm đáp ứng những điều chỉnh của chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các trường đại học trong thời gian vài tháng nữa công bố phương án tuyển sinh, chuẩn đầu ra vào năm 2025. Hiện nay, Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho năm 2025. Việc công bố phương án thi tốt nghiệp năm 2025 sẽ chưa đáp ứng được hoàn toàn mong đợi của dư luận, mà còn phải căn cứ vào định hướng về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học", Bộ trưởng nói và yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt lưu ý công việc này.
Nhằm nâng cao chất lượng đầu vào với các ngành nhóm sức khỏe, từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định mức điểm sàn chung, áp dụng cho các trường có đào tạo ngành này.
Theo đó, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông rơi vào khoảng 19-22 điểm, trong đó, các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt có mức cao nhất là 22 điểm.
Trường tiểu học phải... mượn giáo viên Để đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018 - bắt buộc dạy tiếng Anh và tin học cho học sinh từ lớp 3, nhiều trường tiểu học tại TP HCM phải tính đến phương án mượn giáo viên từ các bậc học khác Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, hiện thành phố còn thiếu 5.939 giáo viên (GV)...