Thanh tra giao thông ‘đạo đức tốt’ được dùng súng
Bộ GTVT đề xuất trang bị cho lực lượng thanh tra giao thông súng dùng để bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, áo giáp…khi thực thi công vụ.
Đề xuất này được đưa ra trong Dự thảo Thông tư liên tịch Bộ GTVT và Công an – quy định về trang bị, quản lý công cụ hỗ trợ của lực lượng thanh tra ngành GTVT, Bộ GTVT là cơ quan soạn thảo đã hoàn tất và đang lấy ý kiến.
Theo dự thảo, công cụ hỗ trợ chỉ được giao cho những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT, bao gồm: Thanh tra viên, Công chức thanh tra chuyên ngành, Viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra.
Súng bắn đạn cao su và nhiều công cụ hỗ trợ khác được Bộ GTVT dự kiến đề xuất để trang bị cho lực lượng TTGT
Tiêu chuẩn đối với người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận.
Súng bắn đạn cao su và nhiều công cụ hỗ trợ khác được Bộ GTVT dự kiến đề xuất để trang bị cho lực lượng TTGT
Video đang HOT
Được huấn luyện về chuyên môn, tính năng, tác dụng, kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng công cụ hỗ trợ.
Bên cạnh đó, để sử dụng công cụ hỗ trợ, lực lượng Thanh tra GTVT sẽ được đào tạo, tập huấn theo sự hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Cũng theo dự thảo, kinh phí trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng TTGTVT do ngân sách nhà nước cấp.
Trao đổi với VnExpress, ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh thanh tra Bộ GTVT cho rằng, thanh tra giao thông cũng phải làm nhiệm vụ tương tự như cảnh sát giao thông, một số trường hợp phải cưỡng chế vi phạm.
“Khi bị các đối tượng tấn công, chúng tôi cần có dụng cụ phòng thân để không gây thương tích cho mình. Những dụng cụ hỗ trợ nhằm ngăn ngừa bị tấn công là chính”, ông Sỹ nói.
Theo ông Sỹ, để ngăn chặn việc lạm quyền của thanh tra giao thông khi sử dụng công cụ hỗ trợ, cơ quan quản lý sẽ có biện pháp xử phạt, bên cạnh đó là giáo dục lực lượng thanh tra sử dụng công cụ hiệu quả.
Theo Đất Việt
Doanh nghiệp khoán trắng xe, tài xế "1 tháng vi phạm tốc độ 1.000 lần"
Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải - sau đợt thanh kiểm tra hoạt động quản lý, kinh doanh vận tải trong tháng 8, khẳng định nguyên nhân các phương tiện vi phạm tốc độ là do doanh nghiệp khoán trắng xe cho tài xế.
Theo ông Sỹ, các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải không quản lý phương tiện, giao xe cho lái xe quản lý tất cả các khâu như duy tu, bảo dưỡng, thậm chí khoán trắng phương tiện cho lái xe tự quản...
Đơn cử như tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, có 8/15 đơn vị của 3 tỉnh làm dịch vụ vận tải và khoán trắng phương tiện cho xã viên tự quản lý điều hành (chiếm 53,3%); Số phương tiện khoán trắng làm dịch vụ chiếm 61,5% (147/239 phương tiện).
Hoạt động vận tải hành khách đang có nhiều bất cập, hạn chế
"Toàn bộ hoạt động của phương tiện do lái xe điều hành, hàng tháng chủ doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thu một khoản tiền làm dịch vụ để cho phương tiện đó mang thương hiệu của mình (bán thương hiệu).
Các doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý lái xe và nhân viên phục vụ trên xe rất lỏng lẻo. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe có ký hợp đồng lao động nhưng chỉ là hình thức, thậm chí giao khoán cho chủ xe tự chịu trách nhiệm. - ông Sỹ cho hay.
Đặc biệt, ông Sỹ cho biết, chỉ trong 1 tháng kiểm tra (tháng 8) nhưng nhiều doanh nghiệp có xe vi phạm tốc độ tới 1.000 lần/tháng. Trong khi đó, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đối với xe khách tới 90% là do vi phạm tốc độ. Tình hình này cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của doanh nghiệp, chủ xe và ý thức kém trong khi tham gia giao thông của tài xế.
Ngoài ra, nhiều bất cập cũng được nhắc đến trong vấn đề theo dõi, quản lý thiết bị giám sát hành trình, nhắc nhở lái xe khi vượt quá tốc độ, kiểm tra an toàn phương tiện, phân tích đánh giá về an toàn giao thông hầu như không được thực hiện.
Để "siết" chặt hoạt động quản lý vận tải, đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã kiên nghị các Sở Giao thông Vận tải thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 7 đơn vị trong đó Đắk Lắk 5 đơn vị, Đắk Nông 2 đơn vị; thu hồi sổ nhật trình và phù hiệu xe chạy tuyến cố định của 10 phương tiện của 3 đơn vị...
Cần rà soát lại hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; thường xuyên truy cập vào hệ thống quản lý thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị; tăng cường công tác quản lý, giám sát; kiểm tra tại đầu bến đối với các xe chở khách, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm...
Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân của 3 tỉnh nêu trên chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải khách, hàng hóa; trong đó tập trung vào các vi phạm như không lắp thiết bị giám sát hành trình, chở quá khổ quá tải, chạy quá tốc độ, lái xe sử dụng chất ma túy, không chấp hành đúng giấy phép kinh doanh...
C.N.Q
Theo Dantri
Gần 90% phương tiện chạy quá tốc độ 80 km Theo kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, số phương tiện vượt quá tốc độ 80 km một giờ chiếm đến 80 - 90%. Có phương tiện trong một tháng phóng quá tôc đô gần 1.000 lân, với vận tốc phổ biến 120 - 130 km một giờ. Ngày 19/8, tại hội nghị của Thanh tra Bộ Giao thông Vận...