Thanh tra đột xuất coi thi tốt nghiệp
Thanh tra Bộ GD&ĐT cùng với các sở sẽ giám sát và hướng dẫn việc kiểm tra thiết bị ghi âm, ghi hình học sinh được phép mang vào phòng thi.
Nhằm chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện và xử lý các sai phạm để kỳ thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra đột xuất công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi tại một số tỉnh thành.
Nhiệm vụ của đoàn thanh tra là giám sát công tác điều hành của chủ tịch và các thành viên trong ban lãnh đạo hội đồng coi thi, đồng thời giám sát việc lưu giữ các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân và hướng dẫn việc kiểm tra thiết bị ghi âm, ghi hình học sinh được phép mang vào phòng thi.
Thanh tra Bộ, Sở sẽ làm việc theo nguyên tắc không báo trước, đồng thời có thanh tra cắm chốt. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Theo quy định, khi đi làm nhiệm vụ, đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra của Bộ hoạt động độc lập, không làm thay công việc của ban chỉ đạo thi. Khi thấy cần thiết thì đoàn có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền để giải quyết. Bộ cũng sẽ cử cán bộ thanh tra cắm chốt tại một số tỉnh thành.
Bộ Giáo dục giao quyền cho giám đốc Sở đề nghị Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) đề nghị Bộ Tổng Tham mưu Quân đội huy động cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc phạm vi quản lý tham gia đoàn thanh tra thi nếu thấy cần thiết.
Bên cạnh đó, các Sở cần cử cán bộ thanh tra cắm chốt tại hội đồng coi thi, đảm bảo cứ 7 đến 10 phòng thi bố trí một cán bộ thanh tra để làm công việc giám sát. Trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cấp Sở có quyền quyết định số cán bộ thanh tra cắm chốt đối với hội đồng coi thi dễ xảy ra sự cố.
Video đang HOT
“Sở cũng tổ chức các đoàn thanh tra lưu động để nắm tình hình tổ chức và biện pháp bảo đảm an toàn cho kỳ thi, chú ý những nơi gặp khó khăn về cơ sở vật chất, địa điểm thi không an toàn…”, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục Nguyễn Huy Bằng nhấn mạnh.
Quá trình chấm thi tốt nghiệp cũng sẽ được các đoàn thanh tra Bộ, Sở giám sát chặt chẽ từ việc bố trí chấm 2 vòng độc lập tại 2 phòng riêng biệt đến giao, nhận bài thi, thực hiên quy trình, quy định về chấm thi, chấm kiểm tra 5% số bài…
Kiều Trinh
Theo VNE
Kiểm tra đột xuất ba cơ sở sản xuất thực phẩm
Sáng 16.1, nằm trong tháng an toàn thực phẩmdịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn TP.HCM.
Ba doanh nghiệp, cơ sở mà đoàn kiểm tra liên ngành chọn là HTX nông nghiệp sản xuất - thương mại, dịch vụ Phước An, Công ty cổ phần chế biến kinh doanh thực phẩm Nosafood và Công ty lạp xưởng Hùng Tuấn, đều có trụ sở đóng ở H.Bình Chánh (TP.HCM).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu (bìa trái) kiểm tra nguyên liệu ở một doanh nghiệp - Ảnh: Trung Hiếu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành cho hay việc chọn doanh nghiệp để kiểm tra do chính bà và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó đoàn kiểm tra, chỉ định trong sáng nay. Sở NN-PTNT TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM chỉ đưa danh sách doanh nghiệp lên.
Ban giám đốc và các nhân viên của Công ty cổ phần chế biến kinh doanh thực phẩm Nosafood tỏ ra bất ngờ khi đoàn kiểm tra liên ngành "viếng thăm".
Ban giám đốc Nosafood cho biết, công ty chủ yếu sản xuất tương ớt, sa tế, nước sốt cà và gia vị các loại để cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty này cũng đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy (gọi tắt là HACCP).
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kho nguyên liệu của Nosafood, đoàn kiểm tra phát hiện một số bao bì đựng mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi được hỏi, nhân viên của Nosafood không thể giải đáp những thông tin mà đoàn kiểm tra nêu ra.
Lô mỡ động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của Công ty Nosafood bị đoàn kiểm tra phát hiện - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), là một thành viên đoàn kiểm tra, cho hay chỉ cần nhìn qua là có thể thấy số mỡ động vật này không được bảo quản đúng cách.
"Thông thường mỡ động vật khi làm nguyên liệu phải được bảo quản trong kho lạnh chứ không phải kho có nhiệt độ cao như thế này. Chưa kể bao bì bên ngoài trông rất tạm bợ", ông Tiệp nói.
Dù sau đó Nosafood có đưa ra một số giấy tờ liên quan đến lô mỡ nhưng đại diện cơ quan thú y vùng 6 (Cục Thú y, Bộ NN-PTNT) xác định lô mỡ trên hoàn toàn không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cũng trong sáng 16.1, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra điều kiện sản xuất của HTX nông nghiệp sản xuất - thương mại, dịch vụ Phước An và Công ty lạp xưởng Hùng Tuấn.
Các thành viên của đoàn kiểm tra đều đánh giá điều kiện sản xuất của hai cơ sở trên nhìn chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm soát chặt chất lượng rượu, mứt, bánh kẹo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay trong tháng an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán này, cơ quan kiểm tra cần tập trung kiểm soát, giám sát chất lượng các mặt hàng như rượu, mứt, bánh kẹo.
Theo ông Long, đây là các mặt hàng mang tính thời vụ, chỉ sản xuất nhiều trong dịp Tết khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Do đó, việc kiểm soát chất lượng các mặt hàng này hết sức khó khăn.
"Một nghiên cứu do Bộ Y tế đặt hàng công bố mới đây đưa ra kết quả 60-70% rượu tự cung, tự cấp ở TP.HCM có nồng độ acid và methanol vượt quá ngưỡng cho phép. Số người chết do ngộ độc với rượu cũng tăng cao", ông Long nói.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cũng đồng tình cần phải kiểm soát chặt vấn đề chất lượng của nhóm hàng này. Doanh nghiệp vi phạm cần được nhắc nhở, phạt tiền, thậm chí bị công bố rộng rãi thông tin trên các báo đài.
Theo TNO
Đề nghị đình chỉ hoạt động công ty gas "đe dọa" hàng chục nghìn cư dân Trong buổi kiểm tra lần thứ 2 tại trụ sở Công ty gas Sông Hồng nằm giữa khu đô thị Mỹ Đình 2, doanh nghiệp chưa trình ra được với đoàn kiểm tra liên ngành giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh phân phối gas theo quy định. Sau buổi kiểm tra đột xuất và lập biên bản hiện trường...