Thanh toán trực tuyến: Canh cánh nỗi lo bảo mật
Với hơn 31 triệu người dùng Internet, thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng đó, nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng gia tăng và trở thành một trong những loại hình dịch vụ phát triển mạnh mẽ thời gian vừa qua.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng Giám đốc PeaceSoft (đơn vị sở hữu sàn giao dịch trực tuyến Chodientu.vn) dự đoán, đến năm 2015 tổng sản lượng giao dịch hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 6 tỷ USD, trong đó có 2 tỷ USD giao dịch thanh toán trực tuyến.
Thực tế cho thấy, cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc đem đến sự giao dịch thuận tiện giữa người mua và người bán. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch này là một yêu cầu bắt buộc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, một số hệ thống thanh toán trực tuyến phổ biến ở Việt Nam đang gặp phải lỗ hổng an ninh nghiêm trọng.
Tại Hội thảo an toàn thông tin cho sản phẩm và doanh nghiệp diễn ra ngày 13/1, chuyên gia Nhâm Xuân Nam (từng tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học quốc gia Singapore) đã trình diễn cách mua hàng không… mất tiền.
Theo ông Nam, sau khi người mua vào website của người bán chọn lựa mặt hàng cần mua và đồng ý thực hiện việc thanh toán. Sau đó, trình duyệt của người mua hàng sẽ gửi yêu cầu thanh toán về máy chủ trang web bán hàng. Thông tin được gởi về có thể gồm mã đơn hàng, danh sách các mặt hàng, tổng số tiền cần thanh toán…
Tiếp theo, ứng dụng web của người bán hàng sẽ xử lý đơn hàng và sẽ trả kết quả về cho người mua hàng dưới dạng một yêu cầu chuyển hướng HTTP. Đích đến của yêu cầu chuyển hướng này là địa chỉ của cổng thanh toán… Để đảm bảo cho cổng thanh toán xác định được yêu cầu gửi đến này được tạo ra từ ứng dụng của người bán hàng, dữ liệu được gửi đi bao gồm một chữ ký của bên bán hàng trên các thông tin còn lại.
Sau khi nhận được yêu cầu chuyển hướng từ phía người bán, trình duyệt của người mua hàng sẽ tự động chuyển đến trang web của cổng thanh toán. Ứng dụng web của cổng thanh toán sẽ tiếp nhận yêu cầu này và bắt buộc người mua hàng phải thực hiện các thao tác trên cổng thanh toán như đăng nhập, điền thông tin thẻ tín dụng hoặc ATM, xác nhận đơn hàng…
Khi người mua hàng thực hiện thành công các bước theo đúng quy trình, phía cổng thanh toán sẽ trả về kết quả cho người mua hàng dưới dạng một yêu cầu chuyển hướng HTTP. Đích đến của yêu cầu chuyển hướng này là địa chỉ máy chủ của trang web bán hàng. Thông tin đi kèm trong yêu cầu chuyển hướng này dùng để xác nhận với trang web bán hàng rằng người mua đã thanh toán thành công. Các thông tin này cũng được đi kèm với một chữ ký.
Tiếp theo, trình duyệt của người mua hàng sẽ tự động chuyển hướng trang web bán hàng sau khi nhận yêu cầu chuyển hướng từ cổng thanh toán.
Cuối cùng, trang web bán hàng sẽ kiểm tra thông tin được gửi đến. Nếu thông tin này có nội dung mô tả đúng như khi khách hàng đã thanh toán đơn hàng và có chữ ký hợp lệ thì giao dịch được thực hiện thành công.
Ông Nam cho hay, ưu điểm của quy trình này là ngắn gọn và đơn giản. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng có thể tạo ra một lỗ hổng nghiêm trọng giúp cho một người có thể thực hiện mua hàng mà không cần phải thanh toán tiền.
Từ chối nêu tên cũng như chi tiết về cơ chế hoạt động của các cổng thanh toán có những lỗ hổng nói trên, ông Nam cho hay các lỗ hổng nói trên đã được biết đến từ rất lâu trong cộng đồng làm về mật mã học, tuy nhiên sau nhiều năm vẫn còn rất nhiều website gặp phải.
Rõ ràng, đã đến lúc các đơn vị thanh toán trực tuyến cần phải có cái nhìn cẩn trọng hơn trong việc bảo mật để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Có như vậy, thương mại điện tử ở Việt Nam mới có được sự phát triển bền vững./.
Theo TTXVN
EBay, PayPal kiện Google ăn cắp bí mật thương mại
EBay và đơn vị thanh toán trực tuyến của mình, PayPal Inc, ngay 26/5 đã kiện Google cung hai giám đốc điều hành cua Google vì đanh cắp cac bí mật thương mại liên quan đến hệ thống thanh toán di động.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Hai giám đốc điều hành noi trên, Osama Bedier và Stephanie Tilenius, trước đây lam viêc tai PayPal và ngay 26/5 chinh la nhưng ngươi đưng ra giơi thiêu hệ thống thanh toán di động của Google đươc phat triên cung cac đôi tác MasterCard, Citigroup và công ty điện thoại Sprint.
Vụ kiện nay đa lam nổi bật cuộc chiến ngày càng quyêt liêt cua một loạt công ty từ tài chính truyền thống đên Thung lung Silicon, nhưng hang đang tim cach gianh đươc một thi phần lớn trong cai được mô tả là một cơ hội 1.000 tỷ USD trong linh vưc thanh toán di động, trong bôi canh điện thoại di động được xem như chiếc ví kỹ thuật số trong tương lai.
Đơn kiên cua eBay nói răng Bedier làm việc chín năm tại PayPal, gần đây nhất giư chưc Phó Chu tich phu trach nền tảng, điện thoại di động và cac dư an mới. Ông nay gia nhập Google hôm 24/1 vưa qua.
Bedier bị cáo buôc "chiêm đoat cac bí mật thương mại cua PayPal bằng viêc tiết lộ nhưng bi mât nay cho Google và nhà bán lẻ lớn."
Trong khi đo, Tilenius lam viêc tại eBay từ năm 2001 đến tháng 10/2009 và đong vai tro cô vấn cho eBay cho đến tháng 3/2010. Đơn kiên nói răng Tilenius gia nhập Google vào tháng 2/2010 vơi chưc vu Phó Chủ tịch phu trach thương mại điện tử.
Trong đơn, Tilenius bi cao buôc tuyển dụng Bedier, do đó phá vỡ một thỏa thuận hợp đồng với eBay. Đơn kiên cũng cho răng Bedier đa tim cach tuyển dung các đồng nghiệp cũ vẫn còn lam viêc tai PayPal.
Ngoai ra, EBay cũng tuyên bố Bedier đa truyên nhưng tai liêu cập nhật phác thảo các chiến lược thanh toán di động của PayPal vao máy tính không thuôc PayPal của ông nay chỉ vài ngày trước khi rời khỏi PayPal đê đên Google.
Gân đây, giưa Google và PayPal cung đã diên ra cuộc chiến trong thanh toán trực tuyến thông qua máy tính với sự ra mắt của Google Checkout trong năm 2006, nhưng Checkout chi tác động rât nho tơi sự thống trị cua PayPal trên thị trường.
Vụ kiện trên được đưa ra Tòa Thượng Thẩm bang California ơ hạt Santa Clara./.
Theo TTXVN