Thanh toán di động tại Việt Nam có mức tăng nhanh nhất
Trong các nền kinh tế mới nổi, thanh toán di động trong các cửa hàng đang tăng lên, trong đó Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất…
Thanh toán di động tại Việt Nam có mức tăng nhanh nhất.
Một khảo sát mang tính toàn cầu được PwC thực hiện mới công bố gần đây cho thấy, trong các nền kinh tế mới nổi, thanh toán di động trong các cửa hàng đang tăng lên, trong đó Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất, với 61%.
Tiếp theo là Trung Đông với 45%. Còn trên toàn cầu, mức tăng tổng thể là 24% trong năm qua. “Nhìn chung, thói quen này có khả năng phổ biến nhanh hơn tại các nước châu Á so với các nước phương Tây”, báo cáo nêu.
Hơn một nửa, khoảng 51% người tiêu dùng được khảo sát đã sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán hóa đơn trực tuyến, và tỷ lệ số người chuyển tiền trực tuyến cũng là khoảng một nửa.
Người tiêu dùng cũng cho biết họ sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn là các thiết bị di động khác để mua sắm trực tuyến.Cụ thể, 24% người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến hàng tuần.
Video đang HOT
Báo cáo này cũng phát hiện gần 40% người được khảo sát đang giảm tiêu thụ các hình thức giải trí truyền thống và chuyển sang các hình thức truyền phát trực tuyến (stream) – với tần suất tiêu thụ hàng ngày hoặc thường xuyên hơn.
Đối với tin tức, 25% người tiêu dùng hiện nay tìm đến mạng xã hội để tìm hiểu các sự kiện thời sự. Với sự phổ biến của mạng xã hội, điều này có thể không gây ngạc nhiên. Quảng cáo trên mạng xã hội với đặc tính cho phép người tiêu dùng tương tác với thương hiệu hiện được xếp hạng là hình thức quảng cáo hiệu quả thứ ba.
Theo vneconomy
Mobile Money sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt?
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng từ cách đây 12 năm, kỳ vọng sẽ tạo nhiều thay đổi cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho tới nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính của người dân. Chủ trương cho phép các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động liệu có tạo được sự bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu này?
Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020", đặt mục tiêu đến cuối năm 2010 phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đạt không quá 18%, đến năm 2020 còn khoảng 15%. Cùng với những chủ trương khuyến khích, thúc đẩy, số lượng người có thẻ ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và hình thức thanh toán bằng thẻ bắt đầu xuất hiện.
Tiếp đó, vào khoảng những năm 2008, thị trường lại xuất hiện hàng loạt công ty công nghệ tài chính (fintech) tham gia TTKDTM dưới hình thức dịch vụ trung gian thanh toán hay còn gọi là các Ví điện tử. Hơn 7 năm sau đó, ngân hàng nhà nước mới chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Tiếp đó là sự ra đời của các hình thức TTKDTM khác như sử dụng QR code, mPOS...
Cho tới nay, khái niệm về thanh toán thẻ, ví điện tử, thanh toán bằng QR code đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng TTKDTM đang trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Theo một phóng sự ngắn được đài truyền hình Việt Nam thực hiện mới đây về tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử của người dân. Mặc dù được thực hiện tại Hà Nội - một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi nhiều người dân có thẻ ngân hàng, nhiều cửa hàng hỗ trợ thanh toán điện tử song phần lớn những thanh toán trong ngày vẫn chỉ thực hiện được bằng tiền mặt.
Từ đó có thể thấy rằng, tại những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hay thậm chí tại nhiều tỉnh thành khác, đại đa số các thanh toán đều sử dụng tiền mặt sau hơn 12 năm "Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020" được phê duyệt.
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia đến 89%. Theo một thống kê khác của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 90% chi tiêu hàng ngày sử dụng tiền mặt.
Mobile Money liệu có làm thay đổi thói quen của người Việt?
Với nhiều ưu điểm, thanh toán điện tử đã trở thành phương tiện thanh toán chính ở nhiều quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ đang ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy hình thành một nền kinh tế số thì việc hình thành và phổ biến các phương tiện thanh toán số không còn là "khuyến khích" nữa mà đã trở thành "bắt buộc" nếu muốn nắm bắt những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại.
Như đã nói, các hình thức thanh toán số như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code chúng ta đều đã có từ cách đây vài năm nhưng tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt vẫn còn vô cùng khiêm tốn (chưa tới 5% tổng phương tiện thanh toán cả nước). Một lý do dễ thấy chính là hiện nay tại Việt Nam các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ như như hàng ăn, hiệu tạp hóa, quầy hàng trong chợ truyền thống .... vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Và việc trang bị các phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các hộ này là khó khả thi.
Mobile Money - hình thức sử dụng tài khoản di động để thanh toán thì lại khả thi trong trường hợp này bởi hiện hầu như tất cả người dân đều sở hữu điện thoại di động. Vì vậy, phát triển thanh toán qua di động có thể sẽ là một cú huých cho sự phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Các nhà mạng viễn thông lớn trong nước đều cho biết đã sẵn sàng để triển khai dịch vụ này. VNPT - doanh nghiệp đang quản lý mạng di động VinaPhone cho biết với hơn 70.000 trạm thu phát sóng, kênh bán hàng rộng khắp trên cả nước, VinaPhone đảm bảo phủ sóng 100% dân số cả nước và có thể hỗ trợ thanh toán qua tài khoản di động ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, đã VNPT cũng đã sẵn sàng cả về tài chính và công nghệ để có thể triển khai ngay dịch vụ này khi được phép. VNPT cũng đã đưa ra một số đề xuất với cơ quan nhà nước để đưa phí dịch vụ xuống mức phù hợp, cung cấp một hình thức thanh toán tiện lợi, chi phí thấp cho người dân.
VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào thị trường fintech với việc góp vốn phát triển Ví điện tử VNPT EPAY từ những năm 2008. Mới đây nhất, VNPT đã cho ra mắt ứng dụng VNPT Pay để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
VNPT Pay là một nền tảng thanh toán tập trung giúp khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, từ thanh toán cước dịch vụ viễn thông (cước di động, cước truyền hình cáp...), đóng phí giao thông (mua vé máy máy, vé xe) tới thanh toán bảo hiểm, tiền điện nước, vé xem phim... Ứng dụng hiện đã kết nối với 13 ngân hàng lớn trong đó có 4 ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước.
Theo XHTT
Anh bắt đầu thử nghiệm thẻ ngân hàng tích hợp vân tay Ngân hàng Natwest của Anh đang thử nghiệm sử dụng thẻ thanh toán NFC mới tích hợp công nghệ quét vân tay. Thử nghiệm được tiến hành với 200 khách hàng vào giữa tháng 4 tới, sẽ cho phép những người tham gia thực hiện thanh toán NFC (được gọi là thanh toán không tiếp xúc) mà không cần nhập mã PIN hoặc...