Thanh toán 4.0, bùng nổ ngân hàng số
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ mọi ngành và lĩnh vực.
Theo đó, ngân hàng, với truyền thống là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ để phát triển các sản phẩm – dịch vụ phục vụ khách hàng đã nhanh chóng nhập cuộc, khi nhiều nhà băng thiết lập môi trường số cho các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thanh toán, bắt kịp xu hướng thanh toán không tiền mặt đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới.
An toàn là ưu tiên hàng đầu
Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số tài khoản ngân hàng đã tăng từ 16,8 triệu tài khoản trong năm 2010 lên 67,4 triệu vào năm 2017.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đứng trong Top 20 quốc gia có dân số sử dụng internet nhiều nhất thế giới; trong đó 62% người dùng internet mua sắm online…
Dự báo đến hết năm 2018, sẽ có 50.000 điểm thanh toán qua mã QR so với 5.000 điểm như các năm trước. Điều này cho thấy, ngành ngân hàng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đón cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
Dù không nằm trong 9 khu vực, lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng, song ngành ngân hàng chắc chắn không thể nằm ngoài vòng xoáy này.
Hiện tại, cơ hội kinh doanh từ lĩnh vực thanh toán không tiền mặt chính là điều dễ nhận thấy nhất với ngành ngân hàng, nhất là khi nhiều mô hình thành công như Uber, Grab, Alibaba, Amazon… đang ứng dụng công nghệ có liên kết thanh toán với ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các ngân hàng phải có những chiến lược riêng để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số.
Không riêng lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, CMCN 4.0 còn là cơ hội để ngành ngân hàng được tham gia hệ sinh thái kinh tế số toàn cầu với sự kết hợp giữa tài chính, y tế, bảo hiểm, du lịch, giáo dục, thương mại, bất động sản…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các rủi ro về mặt công nghệ, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn thông tin, an toàn giao dịch trực tuyến sẽ ngày càng nguy hiểm.
Video đang HOT
Việc bắt nhịp làn sóng công nghệ có thể tạo ưu thế đi tắt, đón đầu.
Trong bối cảnh này, tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), vấn đề an ninh mạng, an toàn thanh toán, bảo mật dữ liệu thông tin… được nhìn nhận nghiêm túc là thách thức và cũng là ưu tiên hàng đầu, là nền tảng cơ bản trong việc triển khai ngân hàng số.
Theo đó, OCB đã và đang nghiên cứu, triển khai, kết hợp nhiều giải pháp mới, tiên tiến về nghiệp vụ và công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo và đảm bảo tối đa an ninh bảo mật.
Những sản phẩm cho thanh toán 4.0
Việc bắt nhịp làn sóng công nghệ có thể tạo ưu thế đi tắt, đón đầu. Hiểu được điều này, nhiều ngân hàng trong nước đã có sự chuẩn bị và bắt đầu cho thấy sự vận động để tiến kịp xu hướng.
Trong số đó, OCB đang cho thấy dấu ấn tiên phong trong việc “đón đầu” cuộc CMCN 4.0. Tháng 3/2018, Ngân hàng bất ngờ giới thiệu Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI và là nhà băng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình này.
Ngân hàng hợp kênh được cho là bước phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. Trước đó, với ngân hàng truyền thống, khách hàng muốn giao dịch phải trực tiếp ra ngân hàng.
Bước tiếp theo, ngân hàng đa kênh với sự ra đời của eBanking, mobile banking… mang đến nhiều tiện ích và dễ dàng hơn trong giao dịch, nhưng vẫn còn bất tiện khi bị gián đoạn và không có sự kết nối giữa các kênh giao dịch. Hiện tại, công nghệ hợp kênh cho phép tích hợp và đồng bộ hóa tất cả các kênh giao dịch, từ eBanking, mobile banking, tổng đài viên, ATM đến quầy giao dịch.
Công nghệ hợp kênh cũng đem đến lợi thế nổi trội trong việc tích hợp các sản phẩm thanh toán 4.0. Mọi giao dịch hàng ngày phải dùng đến tiền mặt như thanh toán hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, đóng học phí, hay mua vé máy bay… của người dùng đều dễ dàng thanh toán online qua OCB OMNI. Nhờ những tính năng này, OCB OMNI nhanh chóng thu hút khách hàng trẻ, những người thích sự đổi mới và thường xuyên sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch tài chính.
Nền tảng OMNI cũng trở thành “vũ khí lợi hại” để OCB đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại công nghệ.
Sự chuyển dịch tất yếu
Công nghệ thay đổi mang đến sự chuyển dịch trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều nhà băng bắt đầu chuyển dịch sản phẩm từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số. Thay vì ra quầy giao dịch mới sử dụng được các sản phẩm của ngân hàng, hiện nay một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng giao dịch online.
Sau Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI, Ngân hàng TMCP Phương Đông tiếp tục tung ra Cổng thương mại điện tử OCB GO. Đây là nơi giới thiệu, phát triển và giao dịch các sản phẩm như thẻ, vay, tiết kiệm, bảo hiểm…
Chỉ cần một thiết bị được kết nối internet, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm và được ngân hàng trao “hàng” tận tay.
OCB GO ra đời trên nền tảng OCB OMNI, là cơ sở để OCB tiếp tục số hóa những sản phẩm ngân hàng. Nhờ ứng dụng công nghệ đa dạng và triệt để, OCB đã xây dựng được một quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin hoàn toàn online.
Từ đó, mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều trong giao dịch ngân hàng.
Các giao dịch trực tuyến cũng giúp tiết giảm tối đa chi phí nhân sự, nhờ vậy gia tăng doanh thu và chia sẻ lại với khách hàng bằng những sản phẩm cạnh tranh.
Đây cũng là nền tảng vững chắc để OCB có thể nắm bắt cơ hội rất lớn trong thời gian tới, khi ngân hàng số và dịch vụ ngân hàng số được hàng loạt chuyên gia đầu ngành dự đoán sẽ có những bước phát triển bùng nổ và ngoạn mục
Bên cạnh Ngân hàng TMCP Phương Đông, một số nhà băng khác cũng rục rịch đưa sản phẩm lên internet, với bước đầu cho phép khách hàng đăng ký sản phẩm trực tuyến. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một quy trình mượt mà, đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin khách hàng vẫn còn là thách thức.
Trước yêu cầu này, cùng với những nền tảng bảo mật và an toàn thông tin hiện có, OCB đang tiếp tục mở rộng, nâng cấp và sẽ triển khai nhiều hệ thống, tiện ích hơn nữa, đảm bảo cung cấp cho khách hàng, dù trên nền tảng số hay các kênh giao dịch truyền thống, các trải nghiệm dịch vụ ngân hàng mới mẻ, đồng nhất và liền mạch, xuyên suốt.
Theo Tin Nhanh Chứng Khoán
Phát triển thanh toán điện tử - Xu thế tất yếu!
Thanh toán điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến, dần giúp người dân từ bỏ thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt khi Chính phủ đặt ra lộ trình đến năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chỉ dưới 10%.
Vì vậy, đây là xu thế tất yếu khi các doanh nghiệp viễn thông lần lượt tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến thanh toán điện tử nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Sử dụng ZaloPay, giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thực tế, các tập đoàn viễn thông VNPT, Viettel đã lần lượt gia nhập thị trường thanh toán điện tử ở vai trò là các trung gian thanh toán. Cụ thể, Công ty VNPT EPay (doanh nghiệp do VNPT góp vốn 35%) được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán điện tử từ năm 2008 - thời điểm dịch vụ này ra đời tại Việt Nam.
Đầu năm 2018, Tổng công ty Truyền thông VNPT (thành viên của Tập đoàn VNPT) cũng đã được cấp phép trở thành một trong 27 trung gian thanh toán với ứng dụng VNPT Pay, giúp khách hàng thanh toán các dịch vụ từ trả cước phí viễn thông, các giao dịch thương mại.
Trong khi đó, từ năm 2011, Tập đoàn Viettel đã đã ra mắt ứng dụng Bankplus - được coi là "biến chiếc điện thoại thành một ngân hàng di động", giúp người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa giao dịch thuận tiện...
Tổng công ty MobiFone cũng đã hợp tác với Ngân hàng VPBank cung cấp các dịch vụ tài chính cho thuê bao MobiFone... Với những dẫn chứng như vậy cho thấy các nhà mạng đã tham gia thị trường thanh toán điện tử từ khá sớm.
Vậy đâu là lợi thế để các nhà mạng tham gia và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường cung cấp dịch vụ, công nghệ ngành Ngân hàng? Trước hết, thanh toán điện tử còn gọi là thanh toán trực tuyến (online) giữa người mua và người bán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hoặc các trung gian thanh toán (giữa ngân hàng với khách hàng). Tuy nhiên, theo các số liệu công bố cho thấy, việc kết nối giữa người mua với tài khoản ngân hàng còn hạn chế do khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến hạn chế.
Ước tính, tài khoản ngân hàng mới phủ sóng 30-40% dân số. Trong khi đó, các nhà mạng vốn giữ kết nối tới từng khách hàng thông qua chiếc điện thoại di động, đường truyền cáp quang kéo về từng hộ gia đình, ước tính phủ sóng xấp xỉ 100% dân số. Cụ thể, mạng 4G phủ sóng toàn quốc, đến tận biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; mạng cáp quang kết nối Bắc - Nam, kéo đến từng hộ gia đình.
Hiện các nhà mạng trong nước đang sở hữu khoảng 120 triệu thuê bao di động, trong khi ước tính có tới 65% thuê bao dùng điện thoại smartphone - giúp người dùng thực hiện các ứng dụng, giao dịch thương mại điện tử - là dư địa lớn cho phát triển thanh toán di động. Với thế mạnh như vậy nên dễ hiểu khi các nhà mạng Viettel, VNPT được Ngân hàng Nhà nước cấp phép làm trung gian thanh toán.
Ngoài ra, các nhà mạng có lợi thế là luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, bảo mật, an toàn nên rất thích hợp làm nền tảng thanh toán điện tử và rộng hơn là thương mại điện tử. Đây cũng là những điểm chưa mạnh của các ngân hàng hiện nay khi việc đầu tư, áp dụng những công nghệ mới nhất vẫn còn thiếu đồng bộ.
Tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia diễn ra cuối tháng 3-2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương thức quản lý thanh toán điện tử, thanh toán trung gian để bảo đảm sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp tài chính, công nghệ trong nước vào thị trường này.
Theo Báo Mới
Visa tích hợp công nghệ Hyperledger Fabric cho thanh toán blockchain B2B Visa B2B Connect, nền tảng blockchain doanh nghiệp của hãng khổng lồ thanh toán cho phép thanh toán xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp, nền tảng này đang hợp tác với IBM để tích hợp cho sự phát triển của khung khổ Hyperledger Fabric nguồn mở. Visa đang triển khai tích hợp mã nguồn mở blockchain từ Hyperledger Fabric cho việc ra...