Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Hệ lụy của chiến lược đi tắt đón đầu
Khi một trường đại học chọn chiến lược ‘đi tắt đón đầu’ trong phát triển nghiên cứu khoa học hay đúng hơn là tăng thứ hạng sẽ dẫn đến những hệ lụy lớn trong quá trình phát triển trường và xã hội.
Trong nghiên cứu khoa học, không có chỗ cho thành tích ảo và những chiêu trò mang tính ngụy khoa học
Thời gian gần đây Báo Thanh Niên đăng loạt bài nêu tình trạng vi phạm liêm chính học thuật trong phát triển nghiên cứu khoa học ở một vài trường đại học ở Việt Nam. Cộng đồng khoa học ở Mỹ và ở các nước tiên tiến đã biết từ khá lâu về vấn đề ‘mua-bán’ bài báo khoa học với mục đích nâng cao thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế ở một số nước không chỉ ở Việt Nam.
Một vài bài báo cũng đã nêu nguyên nhân cho việc làm này. Nhu cầu của trường đại học để tăng thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế và nhu cầu của cá nhân để có bằng tiến sĩ hay để công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Như một quy trình gây nghiện
Những gì đang xảy ra làm tôi liên tưởng đến một sự kiện tương tự cách đây gần 10 năm về tay đua xe đạp nổi tiếng thế giới Lance Armstrong. Ông Armstrong chiến thắng bệnh ung thư tuyến tiền liệt và trở lại đua xe đạp. Ông đoạt giải vô địch cuộc đua Tour De France nổi tiếng thế giới 7 năm liên tục kể từ năm 1999. Ông trở thành một hình tượng cho mọi giới trên toàn cầu về chiến thắng bản thân.
Nhưng để có những giải thắng ấy ông đã sử dụng chất tăng lực một cách tinh vi mà có thể qua mặt được các kiểm tra y tế gay gắt cho các cuộc đua quốc tế. Cuối cùng thì ông cũng tự thú là đã dùng chất tăng lực trong suốt cuộc đời thể thao của ông. Hậu quả là ông bị Hội xe đạp quốc tế tước tất cả huy chương và xóa toàn bộ thành quả đua xe đạp của ông trong quá khứ và đồng thời cấm ông tham gia đua xe đạp cả đời.
Hội từ thiện Armstrong Foundation do chính ông thành lập truất phế ông ra khỏi hội đồng quản trị. Ông mất tất cả các hợp đồng quảng cáo, đại diện thương hiệu cho các doanh nghiệp cũng như các nguồn thu từ diễn thuyết công chúng. Có thể nói chỉ vì muốn thắng bằng mọi giá mà đưa đến hậu quả thân bại danh liệt toàn tập.
Khi một trường đại học chọn chiến lược ‘đi tắt đón đầu’ trong phát triển nghiên cứu khoa học hay đúng hơn là tăng thứ hạng sẽ dẫn đến những hệ lụy lớn trong quá trình phát triển trường và xã hội.
Chiến lược này như một quy trình gây nghiện. Một khi trường bắt đầu tăng hạng thì tâm lý mong muốn tiếp tục nâng cao thứ hạng sẽ trở thành áp lực dẫn đến việc trường đầu tư ngày càng nhiều vào mảng này thay vì đầu tư phát triển nội lực. Cho dù không bị phát hiện thì đây là một quy trình phát triển không bền vững và sẽ dẫn đến sụp đổ trong dài hạn.
Video đang HOT
Sự thật trước sau gì cũng bị phơi bày, đặc biệt với việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo kết hợp với khoa học dữ liệu đang phát triển ở những tạp chí khoa học quốc tế lớn. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả hủy hoại thương hiệu và ảnh hưởng toàn bộ phát triển của trường.
Ngoài ra, chiến lược này sẽ sản xuất hàng loạt tiến sĩ kể cả phó giáo sư và giáo sư kém chất lượng. Những người này sẽ trở thành giảng viên đào tạo nhiều thế hệ trẻ sau đó. Điều này ảnh hưởng đến tương lai phát triển đất nước dài hạng và đây là một hệ lụy xã hội lớn.
Đánh giá một cách khách quan thì Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong thời gian qua đã thành công trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong phát triển đại học. Các trường đại học khác qua đó mà xây dựng cơ chế mới để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở trường mình. Đây là một đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam.
Để nghiên cứu khoa học trở thành một trụ cột quan trọng
Ở thời điểm này tôi cho rằng ưu tiên hàng đầu cho cộng đồng học thuật là trả lời câu hỏi “Chúng ta nghĩ trường đại học cần phải làm gì để nghiên cứu khoa học trở thành một trụ cột quan trọng trong phát triển đại học bền vững và không đi vào vết xe đổ đã qua?”
Ở cấp độ vi mô trường đại học, cần có các giải pháp sau:
Xây dựng chiến lược phát triển nội lực nghiên cứu khoa học. Điều này giống như dạy một đứa trẻ từ mầm non đến khi trưởng thành, do đó đây là một chiến lược dài hạn 15-20 năm chứ không thể trong một nhiệm kỳ.
Để phát triển nội lực, cần tập trung vào đội ngũ giảng viên cơ hữu thu hút những tiến sĩ trẻ được đào tạo ở nước ngoài có khả năng nghiên cứu khoa học tốt. Trường đầu tư tập trung vào một, hai trung tâm hay viện có tầm chiến lược dựa trên thế mạnh thực chất của các nhóm nghiên cứu đang hiện hữu chứ không dàn trải. Những đầu tư này không chỉ bao gồm tạo dựng môi trường nghiên cứu tiên tiến mà còn đi đôi với phát triển nguồn nhân lực như học bổng cho nghiên cứu sinh có tài năng.
Bài báo gần đây đăng trên MDPI có ghi địa chỉ tác giả ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều là người nước ngoài – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Xây dựng cơ chế nhân sự nghiên cứu khoa học. Trường đại học lâu nay tập trung vào mục tiêu chính là đào tạo, do đó trường chỉ lo phân công lịch giảng dạy và vài nhiệm vụ hành chính cho giảng viên. Gần đây nhiều trường yêu cầu giảng viên thực hiện và báo cáo nghiên cứu khoa học, tuy nhiên trường chưa có cơ chế và chính sách nhân sự rõ ràng. Trường đại học sẽ có hai đội ngũ giảng viên, một chỉ chuyên giảng dạy và đội còn lại muốn có thời gian làm nghiên cứu khoa học. Trường cần có chính sách và cơ chế rõ ràng để khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học chứ không chỉ nói đây là nhiệm vụ của giảng viên .
Xây dựng chương trình phát triển giảng viên nghiên cứu khoa học. Hầu như các trường sau khi ký hợp đồng lao động với giảng viên mới thì chỉ giao nhiệm vụ giảng dạy và nêu yêu cầu nghiên cứu khoa học. Chưa thấy trường nào có chương trình phát triển giảng viên theo từng cấp độ rõ ràng.
Ở cấp độ vĩ mô, nhà nước cần tạo cơ hội tự chủ đại học ngày càng nhiều hơn như trong việc đánh giá và phong chức danh giáo sư, phó giáo sư
Cần minh bạch năng lực nghiên cứu khoa học khi xét duyệt phong chức vụ giáo sư, phó giáo sư. Ứng viên có bài thuyết trình về nghiên cứu khoa học của mình trước công chúng và phát sóng qua dạng webinar để tất cả cộng đồng học thuật có chuyên môn có thể tham dự. Ngoài ra bài thuyết trình có thể được cập nhật bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ lúc nào. Thêm tiêu chuẩn cho xét duyệt giáo sư, phó giáo sư với số lượng thuyết trình khoa học được mời ở những hội thảo chuyên môn quốc tế ở nước ngoài, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Minh bạch năng lực nghiên cứu khoa học khi bảo vệ luận án tiến sĩ. Bảo vệ luận án tiến sĩ gồm phần mở và phần kín. Phần mở là bài thuyết trình thành quả nghiên cứu khoa trước công chúng và qua webinar như trên để cộng đồng học thuật có thể tham gia. Phần kín trước hội đồng như hiện nay.
Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Chất lượng bài báo quốc tế đến đâu?
Việc mua bán bài báo khoa học để đạt 'đẳng cấp quốc tế' mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một ví dụ điển hình khiến nhiều nhà khoa học đặt câu hỏi về phát triển nghiên cứu khoa học không thực chất.
Trong nghiên cứu khoa học, không có chỗ cho thành tích ảo và những chiêu trò mang tính ngụy khoa học - P.H
60 bài báo khoa học/năm/người ?
Nhiều nhà toán học ngỡ ngàng khi biết thông tin, theo bảng xếp hạng ARWU 2020 của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) trong lĩnh vực toán học, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp số 1 Việt Nam! Trong bảng xếp hạng này ở lĩnh vực toán học, trường nằm ở top 301 - 400 thế giới. Trong top 500 ngành toán không có thêm trường nào của Việt Nam.
GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học, chia sẻ: "Tôi tra cứu cơ sở dữ liệu của Hội Toán học Mỹ và phát hiện một số nhà toán học không công tác ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng trong những năm gần đây, mỗi năm công bố tới hơn 10 bài với địa chỉ trường này. Trong năm 2019 có 266 bài báo ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhiều gấp 4 lần số bài của Viện Toán học Việt Nam cũng trong năm đó".
Còn GS Ngô Việt Trung, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, cũng cho biết khi tìm kiếm các công bố của một nhà khoa học được xem như một ngôi sao sáng ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông nhận thấy có một số thông tin đáng ngờ về chất lượng nghiên cứu của vị này. "Có một số dấu hiệu để tôi nghi ngờ anh ta tham gia các liên minh viết bài với các tác giả từ nhiều nước như Venezuela, Tunisia, Iran, Iraq, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Ấn Độ, Kuwait, Pakistan, Morocco...", GS Ngô Việt Trung nói.
Nhiều người cũng chia sẻ sự ngạc nhiên về "năng suất" sản xuất bài báo của một số cán bộ cơ hữu là người châu Á của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Kỷ lục là một vị người Thái Lan, năm 2019 tham gia viết khoảng 70 bài báo, năm 2020 (đến thời điểm này) tham gia viết được khoảng 30 bài báo. Một vị khác, ở Khoa Kỹ thuật công trình của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, năm ngoái cũng tham gia viết gần 60 bài báo. Một nhà khoa học bình luận: "Nếu nghiên cứu thực chất, việc một nhà khoa học viết nhiều bài báo như vậy là điều không tưởng!".
Nhiều báo khoa học của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là sự "hợp tác", mua bán từ các tác giả người nước ngoài - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Một nữ tiến sĩ vật lý cho biết gần đây trong giới khoa học nổ ra những cuộc tranh cãi dữ dội về chất lượng các tạp chí quốc tế uy tín, từ đó đòi hỏi phải tẩy chay việc đăng bài trên những tạp chí tuy nằm trong danh mục ISI (tạp chí uy tín) nhưng lại đáng ngờ về chất lượng khoa học, ví dụ như những tạp chí của Nhà xuất bản MDPI.
Tổng số các bài báo từ Việt Nam trên MDPI tính từ khi nhà xuất bản này thành lập (năm 2013) tới năm 2018 là 703 bài. Trong khi đó, số các công bố trong 2 năm 2019 và 2020 tới thời điểm này đã lên tới 1.695 bài; riêng số bài có địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 538 bài, chiếm 31,7% so với tổng số bài có địa chỉ Việt Nam đăng trên MDPI trong cùng khoảng thời gian. "Năm 2019 và 2020, cứ hơn 3 bài từ Việt Nam đăng trên MDPI thì có một bài ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng", nhà khoa học này nhận xét.
Chủ yếu liên kết với các nước khoa học chưa phát triển
Một giáo sư trong lĩnh vực sinh học cũng nêu đích danh một số bài báo mà qua đó cho thấy "đầu tư cho khoa học" của Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực sự là chỉ nhằm gia tăng số lượng bài báo chứ không phải để phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo của trường. Một bài có tên (tạm dịch) Sự chấp nhận công nghệ năng lượng sinh học tại châu Phi: tổng quan về thực trạng quá khứ và hiện tại, một bài khác là nghiên cứu các kỹ thuật GIS và Fuzzy Logic cho lưu vực sông Jemma của Ethiopia. Nếu các công trình trên do người Việt Nam nghiên cứu thì không có vấn đề, nhưng trong các đề tài kiểu này (rất nhiều trong danh sách bài báo quốc tế ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng) không có bóng dáng một nhà khoa học người Việt nào, trừ cái địa chỉ của trường!
Qua đó cho thấy việc thuê người viết bài của trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ yếu nhằm vào các nước mà quy định về quản lý các nhà khoa học và đạo đức khoa học chưa chặt chẽ, thậm chí làm khoa học "dỏm". Cho nên, các bài báo đó dù được đăng trên các tạp chí trung bình, thậm chí hạng khá, thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không trung thực trong khoa học. "Trong số 22 bài báo của Việt Nam bị gỡ cho đến nay, có 4 bài ghi địa chỉ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, và cả 4 bài này đều là sản phẩm của "ngoại binh" đến từ những nước kém phát triển", giáo sư này bức xúc.
Trước thông tin này, một nhà khoa học khác bình luận: "Việc dùng tiền tài trợ cho các nghiên cứu không liên quan gì đến Việt Nam thì không có gì có thể bào chữa được rằng đó là việc làm chính đáng. Phần lớn tài trợ nghiên cứu của các quỹ đều phải có yêu cầu chứng minh sự ảnh hưởng đối với xã hội (ở đây là xã hội Việt Nam vì dùng tiền của Việt Nam). Việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng dùng tiền tài trợ cho các nghiên cứu này để đặt tên của trường mình là cách tăng hạng nghiên cứu không chỉ rất không liêm chính mà còn làm thất thoát ngoại tệ cho một hoạt động không liêm chính trong nền học thuật trên thế giới" . (còn tiếp)
Nhà nghiên cứu nước ngoài nói gì ?
Một nhà nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực dược học đang làm việc ở một ĐH của Mỹ cho biết, ông đã thử liên hệ với một số người nước ngoài để hỏi về việc ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng trên một số bài báo quốc tế của họ. Một nhà toán học Pakistan đã hồi âm và chia sẻ một số thông tin. Theo nhà toán học Pakistan này, ông là giáo sư toàn thời gian của ĐH Quaid-i-Azam, nhưng được phép "làm thêm" cho các trường ĐH khắp nơi trên thế giới (chủ yếu cho Trung Quốc, Ả Rập Xê Út), với điều kiện nộp lại 30% thu nhập cho trường ĐH mà mình đang làm việc. "Tôi có nhiều bài báo ghi địa chỉ là trường ĐH của mình, đồng thời có một số bài ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng để điều hành phòng thí nghiệm của tôi và cấp học bổng cho sinh viên vì trường ĐH không hỗ trợ", nhà toán học Pakistan giải thích.
Một số trường cũng theo con đường này
Nhiều nhà khoa học cũng thông tin, ngoài Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có một số trường ĐH khác tổ chức mua bán bài để tăng số lượng bài báo quốc tế, nhưng với cách thức tinh vi hơn. Chẳng hạn, một nhà khoa học ở ĐH Huế từng được báo chí ca ngợi do "năng suất cao" (một năm viết được 19 bài báo quốc tế) được mệnh danh là "cây bán bài" cho Trường ĐH Duy Tân.
Một nhà khoa học khác thì gửi cho Thanh Niên một bài báo đăng ở tạp chí hạng cao mà ông là tác giả liên hệ, một số đồng nghiệp khác (trong và ngoài nước) là đồng tác giả. Trong đó, 2 tác giả người Đức đều ghi địa chỉ Trường ĐH Duy Tân. "Tôi là người làm, tôi biết chắc chắn bài báo này không hề có sự đóng góp của Trường ĐH Duy Tân. Lý do tại sao các cộng sự của tôi ghi địa chỉ này thì tôi không biết. Trong suốt quá trình làm việc, các cộng sự đó vẫn ở Đức, chúng tôi thảo luận, trao đổi qua email hoặc trực tuyến", nhà khoa học này khẳng định.
Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Đánh giá thông qua con số dễ ngụy tạo Trong kinh tế, không nước nào muốn "nhập siêu". Nhưng hiện nay, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài trong việc đánh giá nghiên cứu khoa học. Phụ thuộc vào nước ngoài Khoảng 10 năm trở lại đây đã có những thay đổi lớn trong hệ thống đại học (ĐH) ở Việt Nam. Các trường ĐH thuộc tốp đầu đều quan...