Thành Thành Công Biên Hòa (SBT): Kế hoạch lãi 662 tỷ đồng năm tài chính 2020-2021, trình phương án chào bán riêng lẻ tăng vốn lên tối đa 20%
Năm tài chính 2019-2020 Thành Thành Công Biên Hòa lãi trước thuế 504 tỷ đồng.
Ngày 28/10 tới đây CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (mã chứng khoán SBT) sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2020-2021. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 13/10 vừa qua. Năm tài chính của Thành Thành Công Biên Hòa bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau.
Kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2019-2020
Năm 2019-2020 được xem là năm thành công của Thành Thành Công Biên Hòa khi doanh thu đạt 12.850 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4% so với năm trước đó, trong khi đó chi phí giá vốn chỉ tăng 14,6% nên lợi nhuận gộp thu được đạt 1.403 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 10,9%. Lợi nhuận trước thuế đạt 504 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 43,5% so với cùng kỳ, lên mức 372 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch đề ra (10.903 tỷ đồng doanh thu và 430 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thì kết thúc năm 2019-2020 Thành Thành Công Biên Hòa đã vượt 18% kế hoạch doanh thu và vượt 17% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Công ty cho biết, năm 2020 dù khó khăn, nhưng đây cũng là năm đầu tiên ngành đường Việt Nam mở cửa theo nội dung hiệp định ATIGA, nên công ty đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.
Về sản lượng, sản lượng mía ép trong năm tài chính vừa qua đạt 1.838 ngàn tấn, giảm 20% so với năm trước đó. Sản lượng đường xuất đạt 608 ngàn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ. Sản lượng đường tiêu thụ đạt 1.056 ngàn tấn, tăng trưởng 41% so với năm tài chính 2018-2019.
Video đang HOT
Với kết quả đạt được, Thành Thành Công Biên Hòa trình phương án dành hơn 293 tỷ đồng chia cổ tức niên độ tài chính 2019-2020 bằng tiền hoặc/và cổ phiếu cho cổ đông tỷ lệ 5%.
Kế hoạch kinh doanh niên độ 2020-2021
Năm tài chính 2020-2021 Thành Thành Công Biên Hòa đặt mục tiêu đạt 14.358 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 662 tỷ đồng. Kế hoạch này đã tăng lần lượt 11,7% về doanh thu và 31,3% về lợi nhuận thực hiện được so với năm 2019-2020.
Thành Thành Công Biên Hòa cũng đề xuất kế hoạch phân phối lợi nhuận, trong đó ngoài trích các quỹ theo quy định, công ty dự định chia cổ tức tỷ lệ từ 6% đến 8%. Ngoài ra, công ty cũng dự định chia cổ tức cho nhóm cổ phiếu ưu đãi với mức cố định 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên và các năm tiếp theo theo thỏa thuận nhưng không vượt quá 12%/năm (đã bao gồm cả cổ tức trả trước đó).
Phát hành riêng lẻ dưới 20% số cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
HĐQT Công ty cũng trình Đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Theo đó Thành Thành Công Biên Hòa dự kiến phát hành số cổ phiếu dưới 20% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành để chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư lựa chọn theo tiêu chí có đủ các tiêu chí như bày tỏ thiện chí hợp tác trong đàm phán mua cổ phần, là các nhà đầu tư chiến lược, không có xung đột về lợi ích với chiến lược phát triển của công ty, đồng thời muốn gắn bó lợi ích lâu dài với sự phát triển của công ty…
Đại hội cổ đông lần thứ 3 của Eximbank tiếp tục hoãn
HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết hoãn ĐHCĐ thường niên lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội. Trước đó, Eximbank đã hai lần phải hủy ĐHCĐ vì không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.
Trước khi ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 3 chưa có thông báo hủy, nhiều người cũng đã nghĩ đến việc liệu Eximbank có tiến hành được ĐHCĐ trong mùa dịch Covid-19 đang tái diễn.
Đại hội lần thứ 3 có sự khác biệt đáng chú ý, đó là thay vì tổ chức tại một địa điểm ở TP. HCM như thường lệ, thì Ngân hàng sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế có địa chỉ ở số 35 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Eximbank có trụ sở chính tại TP.HCM, nhưng tổ chức họp cổ đông tại Hà Nội.
Thế nhưng, Eximbank cũng phải hoãn tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020 được triệu tập lần thứ 3 tại Hà Nội nhằm chấp hành chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19.
Việc tổ chức ĐHCĐ thường niên lần 3 được Eximbank thông báo sẽ dời sang một thời điểm khác thích hợp, tuân thủ theo chỉ đạo của cơ quan chính quyền tại địa phương mà Eximbank tổ chức họp ĐHCĐ.
Theo Điều lệ của Ngân hàng Eximbank, tại ĐHCĐ thường niên lần thứ 3 này không quy định tỷ lệ cổ đông tham dự hay đại diện ủy quyền tham dự. Có nghĩa, tỷ lệ cổ đông tham dự bao nhiêu, Đại hội cũng có thể diễn ra. Điều quan trọng hơn được cổ đông quan tâm tại Đại hội chính là các vấn đề có được cổ đông thông qua hay không.
Trước đó, ngày 30/6/2020, Eximbank đã bất thành khi tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020 lần 1, do tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 17,54% cổ phần nên không đủ túc số để tiến hành đại hội.
Phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 của Eximbank tổ chức ngày 29/7/2020 cũng đã không đủ điều kiện tiến hành.
Nguyên nhân là do tổng số cổ phần biểu quyết của cổ đông tham dự họp (bao gồm cổ đông và người đại diện theo ủy quyền) thấp hơn 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điều lệ Eximbank.
Trước khi đại hội cổ đông thường niên 2020 lần thứ 2 của Eximbank diễn ra bất thành vào ngày 29/7, cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - đang nắm giữ 15% vốn cổ phần Eximbank - có văn bản yêu cầu ngân hàng này tổ chức ĐHCĐ bất thường lần 2 trước ĐHCĐ thường niên lần 2.
Bởi ĐHCĐ bất thường lần 1 của Eximbank cũng không thành trong chiều ngày 30/6/2020, do không đủ tỷ lệ cổ đông để tiến hành (chỉ 51,92%, không đủ 65% như quy định, nên phải hủy đại hội), cho dù theo quan sát nhiều cổ đông lớn của Eximbank đã có mặt tại hội trường.
Lý do SMBC nêu ra là ĐHCĐ bất thường nhằm giải quyết các vấn đề thuộc năm tài chính 2019 đã bị trì hoãn trong thời gian dài.
Do vậy, đại hội bất thường bất thường phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả vấn đề của năm tài chính 2019 trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thế nhưng, đến nay khi ĐHCĐ bất thường lần 2 chưa được tiến hành, Eximbank vẫn thông báo tổ chức ĐHCĐ thường niên lần 3.
Thực tế cho thấy, việc Eximbank phải hủy ĐHCĐ thường xuyên là điều có thể dự báo từ trước do từ khi Eximbank công bố tổ chức, sóng gió đã liên tục nổ ra tại ngân hàng này và chưa có hồi kết.
Cổ đông Eximbank cho rằng, việc hoãn đại hội cổ đông liên tục như vậy làm tốn tiền cổ đông vì chi phí tổ chức rất lớn, các chi phí này đều tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, trong khi cổ đông cứ đi đến lại đi về, mất thời gian, công sức.
Nhiều năm qua, cổ đông Eximbank cũng không được chia cổ tức, do ngân hàng đang trải qua quá trình tái cơ cấu, tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Vinalines chính thức chuyển mô hình mới từ ngày 1/9 Sáng nay (13/8), Vinalines đã tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu, trước khi chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP từ 1/9/2020. Hội đồng quản trị VIMC nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 5 thành viên ra mắt tại Đại hội Giải quyết triệt để tồn tại tài chính Sáng nay (13/8), Tổng công ty Hàng hải VN đã tổ...