Thành phố sầm uất nhất Trung Quốc ‘rơi vào hôn mê’ vì virus corona
Thành phố lớn nhất và sôi động nhất của Trung Quốc rơi vào trạng thái tĩnh lặng khác thường, một phần do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn một tuần để giúp chống lại virus corona.
Trong hơn một tuần, cư dân hiếm hoi của Thượng Hải dám mạo hiểm ra ngoài đã gặp phải một điều lạ lẫm: sự thanh bình và yên tĩnh đến siêu thực.
Dịch virus corona gây chết người đã khiến phần lớn Trung Quốc rơi vào tê liệt, nhưng có lẽ không nơi nào có sự thay đổi rõ rệt hơn ở thành phố lớn nhất và sôi động nhất của đất nước, theo AFP.
Sự chậm chạp của Thượng Hải một phần là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn một tuần để giúp chống lại virus corona mới. Ảnh: AFP.
Kỳ nghỉ Tết dài bất thường
Đã qua rồi, ùn tắc giao thông, vỉa hè đông đúc và những con người vội vã làm việc, thay vào đó là những con đường vắng vẻ, quán bar và cửa hàng đóng kín, chỉ có người đi bộ lác đác – luôn che chắn mặt nạ bảo vệ.
Thượng Hải là nơi đông dân nhất trong số nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, nhưng các điểm tập kết thông thường của nó trông giống như chúng bị trúng bom neutron.
Bến Thượng Hải lộng lẫy thường là nơi tập trung những người bán hàng rong, những tòa nhà theo lối kiến trúc tân cổ điển châu Âu nằm một bên, đối diện với khu tài chính hiện đại ở bên kia.
Giờ đây, những chiếc xà lan nặng trĩu trên sông Hoàng Phố đã vắng bóng, những tòa nhà chọc trời phần lớn trống rỗng.
Mọi người đeo mặt nạ tại Dự Viên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài khi đất nước bị dịch coronavirus, ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 6/2. Ảnh: Reuters.
Sự tĩnh lặng đôi khi chỉ bị gián đoạn bởi tiếng kêu của tháp đồng hồ cao 90 m trên đỉnh Nhà Hải quan Thượng Hải 93 tuổi.
Zhao Feng là một trong số ít những người đi lang thang trên đường vào một ngày gần đây.
“Chúng tôi biết đi ra ngoài là không tốt, nhưng chúng tôi đeo khẩu trang để đề phòng”, Zhao, 40 tuổi, nói với AFP khi đi dạo cùng gia đình.
Video đang HOT
“(Thượng Hải) rất yên tĩnh vì mọi người đều có ý thức bảo vệ bản thân mạnh mẽ”.
Phát ốm khi ở nhà
Giấc ngủ của Thượng Hải một phần là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hơn một tuần để giúp chống lại virus.
Kỳ nghỉ sẽ kết thúc vào ngày 10/2 nhưng nhiều doanh nghiệp và cơ quan chính phủ đang lên kế hoạch cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
Thượng Hải đã tránh được việc phong tỏa toàn bộ hoặc một phần như ở các khu vực khác của Trung Quốc.
Nhưng cư dân chủ yếu tuân thủ các chỉ thị chính thức – được ban hành thông qua tin nhắn hoặc qua loa công cộng lớn – để tránh đi ra ngoài, trừ khi thực sự cần thiết.
Đại dịch coronavirus gây chết người đã khiến phần lớn Trung Quốc rơi vào tê liệt, nhưng có lẽ không nơi nào có sự thay đổi rõ rệt hơn ở Thượng Hải. Ảnh: AFP.
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, một trong những hệ thống lâu đời nhất thế giới, yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc, cũng như hầu hết doanh nghiệp còn mở cửa.
Rất ít người còn cảm thấy kỳ lạ với việc tạm dừng để kiểm tra nhiệt độ ở khắp mọi nơi – một khẩu súng nhiệt kế bằng nhựa nhắm vào trán – khi đi vào gần như bất kỳ tòa nhà công cộng nào.
Đối với những người bị mắc kẹt ở nhà, chính phủ đã đưa ra một loạt lời khuyên để giữ ổn định như tập thể dục tại nhà hoặc làm thế nào để tránh bị căng thẳng bởi viễn cảnh của một cái chết giống như viêm phổi.
“Hãy giảm đọc những tin tức khiến mọi người không vui, do đó giảm bớt lo lắng và rắc rối của bạn”, một thông tư chính phủ nói rõ.
Nhưng sự nhàm chán đang bao trùm khắp nơi.
“Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi phát ốm khi ở nhà!”, một người dùng mạng xã hội phản ứng trước bài đăng của chính phủ.
Thời tiết tươi sáng sau thời gian u ám trong khủng hoảng virus đã khiến nhiều người bất chấp để ra ngoài tắm nắng.
Nhưng điều đó đã thúc đẩy một bài đăng mạng xã hội khác của chính phủ.
“Bạn không thể khử trùng bản thân bằng cách đứng ngoài nắng”, họ cảnh báo.
Theo news.zing.vn/AFP
Nhà giàu Trung Quốc không thiết ngon, chỉ cần check-in món ăn đẹp mắt
Những người giàu có Trung Quốc hiện nay không còn hứng thú với việc thưởng thức mùi vị món ăn mà chỉ cần đĩa được trình bày đẹp để check-in trên Instagram.
Zing.vn trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập xu hướng thưởng thức ẩm thực mới của giới trẻ giàu có Trung Quốc khi họ muốn check-in nhiều hơn là hương vị và câu chuyện làm nên món ăn đó.
Sự gia tăng khối tài sản khổng lồ của người Trung Quốc với những số liệu thống kê đáng kinh ngạc xuất hiện liên tục trên truyền thông.
Có lẽ bởi vậy, những chủ tịch, giám đốc cấp cao từ Paris hay London nghĩ rằng đường phố tại các thành phố của Trung Quốc đều được dát vàng, đặc biệt là con đường dẫn họ tới những nhà hàng sang trọng yêu thích ở Bến Thượng Hải.
Bến Thượng Hải có rất nhiều nhà hàng sang trọng với view ngoài trời, nhìn ra sông Hoàng Phố. Ảnh: M on the Bund.
Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ ẩm thực Trung Quốc, việc thiết kế mô hình kinh doanh dựa trên ý tưởng "người giàu có thích ăn ngon, mặc đẹp" khó đem lại lợi nhuận cao.
Thực ra, ý tưởng này từng phù hợp trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Khi đó, giới nhà giàu Trung Quốc luôn chuộng phong cách ẩm thực sang trọng, mang kiểu cổ điển của phương Tây, bao gồm những nút chai rượu tinh xảo và cả những chiếc khăn ăn lộng lẫy được đặt trên đùi.
Trong giai đoạn đó, những người giàu Trung Quốc đi khắp nơi trên thế giới chỉ để thưởng thức những món ăn xa xỉ trong không gian quý phái.
Tuy nhiên, thị hiếu của giới nhà giàu quốc gia này đã có sự thay đổi. Họ không còn đam mê những món ăn phương Tây xa hoa, đắt đỏ mang âm hưởng những năm 90. Gan ngỗng, nấm cục và trứng cá hồi không còn sức hấp dẫn với những thực khách giàu có.
Thay vào đó, họ trở nên thích thú với những nhà hàng "cao cấp giản dị" - những không gian ẩm thực thân thiện, gần gũi với mọi người và cả những món ăn với giá cả hợp lý.
"Cao cấp giản dị"
Ởnăm 2009, nhà hàng El Willy của đầu bếp người Tây Ban Nha Willy Trullas Moreno thành lập tại Thượng Hải gây ấn tượng với thực khách khi không sử dụng khăn trải bàn hay khăn ăn như những nhà hàng sang trọng khác, đặc biệt là giá cả cũng hợp lý hơn. Từ đó, sự "cao cấp giản dị" được ra đời, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành dịch vụ ẩm thực tại Trung Quốc.
Một món ăn trưa hấp dẫn của nhà hàng El Willy. Ảnh: FeedMe Guru.
Trong suốt 10 năm qua, các nhà hàng mang phong cách mới này phát triển theo nhiều hình thức khác nhau, từ thiết kế nội thất đến lựa chọn món trong menu. Tuy nhiên, điểm chung của những nhà hàng đó là không khí chào mừng thân thiện, không câu nệ, hình thức và lễ nghi như trước đây.
Paul Wong, giám đốc điều hành của Kollektiv Creative Hub (một công ty thiết kế và xây dựng thương hiệu ở Thượng Hải), cho biết: "Hình thức đa dạng và thân thiện của mô hình nhà hàng 'cao cấp giản dị' được lấy ý tưởng từ phong cách sống của thế hệ Millennials và Gen Z - những người sử dụng mạng xã hội từng giờ từng phút".
Ông nói thêm: "Mô hình nhà hàng này được tự do để xây dựng thương hiệu và sáng tạo món ăn. Các nhà hàng phá vỡ những quy tắc của ẩm thực hạng sang và tự ghi dấu ấn cho riêng mình. Điều đó cũng như các bạn trẻ, đặc biệt là Gen Z, đang tìm kiếm cách khẳng định chính bản thân họ".
"Họ không quan tấm đến chất lượng món ăn"
Gianluca Serafin, bếp trưởng của nhà hàng Atto Primo ở Thượng Hải, chia sẻ: "Mặc dù có nhiều thực khách trẻ tuổi giàu có, phần lớn họ sẽ không đi ăn uống đắt tiền mỗi ngày. Vì vậy, yếu tố khiến phân khúc nhà hàng 'cao cấp giản dị' được giới trẻ chào đón nhiều hơn chính là ở giá cả hợp lý".
Thế hệ trẻ Trung Quốc thích thú với mô hình nhà hàng "cao cấp giản dị". Ảnh: Plateia.
"Đặc biệt, những thực khách trẻ của Trung Quốc muốn chia sẻ mọi thứ lên mạng xã hội. Họ muốn trình bày món ăn đẹp trên đĩa to như ở các nhà hàng sang trọng để check-in", bếp trưởng Gianluca Serafin nói thêm.
Ông chia sẻ: "Hiện nay, thế giới có rất nhiều phong cách tiếp thị, nhưng thông qua phương tiện truyền thông xã hội là xu hướng chính và hiệu quả nhất. Vì vậy, với tư cách là một đầu bếp, ngoài việc tự hào về chất lượng món ăn, tôi còn phải thích nghi với sở thích chia sẻ trên mạng xã hội của các thực khách và tạo ra những sản phẩm độc đáo dành cho họ".
Bên cạnh đó, giám đốc Paul Wong nói thêm: "Thế hệ Millennials Trung Quốc thậm chí chưa từng nghe nói về tên tuổi những đầu bếp nổi tiếng phương Tây. Họ không quan tâm đến ai làm ra món ăn. Họ chỉ muốn bản thân nổi tiếng trên mạng xã hội".
Check-in là hoạt động không thể thiếu trước bữa ăn của giới trẻ. Ảnh: SCMP.
Theo Zing
Bị nhiều người gây áp lực, chủ shop cán nát rổ hoa quả của cô bán hàng rong buộc phải nhập viện Chia sẻ trên Báo giao thông, hiện chị H, đang nhập viện vì quá áp lực. Chiều 28 Tết, CĐM xôn xao khi chia sẻ câu chuyện của chủ shop thời trang và người phụ nữ bán hàng rong. Theo người đăng tải cho biết, vì không muốn để cô bán hàng rong bày hàng trước cửa tiệm mình nên chủ shop đã...