Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có tài liệu Giáo dục địa phương cho lớp 7,10
Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7,10 hiện đã hoàn thành việc biên soạn, trình hội đồng thẩm định phê duyệt, sau đó mới báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 20/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020 – 2022.
Báo cáo về việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, áp lực gia tăng dân số cơ học là một trong những khó khăn mà ngành giáo dục thành phố đang gặp phải.
Tính đến năm 2021, tỷ lệ số phòng học/10 nghìn dân đã đạt 293 phòng học, năm nay là 2022 có thể đạt 294 phòng học và trong năm 2025 có thể đạt kế hoạch là 300 phòng học/10 nghìn dân.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh không có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tăng đều qua các năm học. Trong đó, năm học vừa rồi, tỷ lệ học sinh không có hộ khẩu tại thành phố chiếm đến hơn 21,2% tổng số học sinh.
Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu (ảnh: P.L)
Ông Nguyễn Bảo Quốc cho rằng, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tạo điều kiện cho giáo viên tích cực đổi mới trong mục tiêu của giáo dục phổ thông, đảm bảo việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Video đang HOT
Thế nhưng, với yêu cầu của chương trình mới ở bậc tiểu học là dạy 2 buổi/ngày, nhưng với áp lực gia tăng dân số cơ học cao, số trường và số phòng học tại thành phố vẫn chưa thể đảm bảo cho việc 100% học sinh tiểu học trên địa bàn được học 2 buổi/ngày.
Nhiều trường có sĩ số lớp học đông, nên giáo viên sẽ rất vất vả trong việc giảng dạy và bao quát được học sinh.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của các trường hiện nay vẫn chưa được đáp ứng đồng bộ theo yêu cầu thực hiện chương trình mới. Nhiều nơi có diện tích nhỏ hẹp, thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng do tất cả các phòng đều tập trung làm chỗ học chính khóa cho học sinh.
Việc tuyển dụng giáo viên thực hiện chậm, dẫn đến một số trường thiếu giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nhiều môn, nhất là đối với tiếng Anh, Tin học và Nghệ thuật.
Công tác lựa chọn sách giáo khoa theo chương trình mới, đã được thành phố thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với tài liệu Giáo dục địa phương, của các lớp 1,2,3,6 đã được phê duyệt, nhưng Sở lại không có chức năng in ấn và phát hành.
Do đó, hiện Sở đang có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phương án thực hiện, nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản hồi.
Buổi khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng ngày 20/9 (ảnh: P.L)
Còn với tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 và 10 hiện đã hoàn thành việc biên soạn, trình hội đồng thẩm định, phê duyệt. Sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt thì sẽ có báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngay sau khi nghe đại biểu Quốc hội của thành phố có ý kiến, đại diện các Sở, ban ngành và ngành giáo dục của thành phố giải đáp các thắc mắc của đại biểu, bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Sở Giáo dục thành phố tiếp tục phối hợp với các Sở, ban ngành, các quận huyện tổ chức quy hoạch mạng lưới trường lớp, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục.
Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, việc đầu tiên và quan trọng nhất để triển khai chương trình mới là đảm bảo mọi chỗ học cho học sinh, nên ngành giáo dục cần tính toán việc này.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị, bằng nhiều giải pháp khác nhau, thì ngành giáo dục thành phố cần phải đảm bảo được chất lượng giáo dục đã đặt ra, như là đảm bảo số lượng giáo viên, có chương trình bồi dưỡng thường xuyên chứ không phải theo đợt, đảm bảo thiết bị phục vụ dạy học cho giáo viên để có thể đảm đương công việc của mình.
Số học sinh tăng mạnh nhưng TP HCM phải giảm biên chế giáo dục
Ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó trưởng Phòng Hành chính, Sở Nội vụ TP HCM, cho rằng tính riêng số học sinh (HS) TP HCM năm học 2022-2023 là hơn 1,6 triệu HS.
Con số này lớn hơn dân số nhiều tỉnh, thành nhưng thành phố vẫn phải thực hiện tinh gọn bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáng 20-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đã tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2020-2022.
Tại buổi khảo sát, nhiều ý kiến đưa ra về tình trạng thiếu giáo viên trong nhiều năm qua tại TP HCM, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh và tin học. Báo cáo của Sở GD-ĐT TP cho thấy tỉ lệ giáo viên tiểu học/lớp hiện là 1,36 chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, tại buổi khảo sát
Theo ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó trưởng Phòng Hành chính, Sở Nội vụ TP HCM, thiếu giáo viên là vấn đề đã tồn tại nhiều năm, chứ không riêng gì năm học này. Ông Hiệu đề nghị ngành GD-ĐT cần chủ động làm việc với các sở, ban, ngành và chủ trì đề xuất TP cho cơ chế để tuyển dụng.
Ông Hiệu nói thêm khi thực hiện yêu cầu sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập thì giáo dục cũng không ngoại lệ, nhưng điều này khiến các cơ sở giáo dục công lập gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế hằng năm thành phố tăng từ 20.000-30.000 HS. HS ngày càng tăng nhưng phải giảm biên chế sự nghiệp giáo dục là không hợp lý.
"Năm học 2022-2023, toàn thành phố có hơn 1,6 triệu học sinh, lớn hơn dân số của một tỉnh, thành phố đòi hỏi nguồn lực cơ sở vật chất phải mở rộng. Trước thực tế đó, các cấp quản lý cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương"- ông Hiệu nói.
Cũng tại buổi khảo sát, nhiều ý kiến đưa ra về thu nhập của giáo viên hiện nay khiến sinh viên sư phạm ra trường không muốn đi dạy vì lương thấp, nhất là giáo viên tiếng Anh, tin học.
Ông Võ Văn Thật, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, nêu thực trạng sinh viên sư phạm tiếng Anh ra trường đi làm ở công ty, nhất là công ty nước ngoài, người ta trả bằng tiền USD, sinh viên ngành CNTT cũng vậy, nên các em chọn đi làm bên ngoài chứ không tha thiết đi dạy. Thậm chí, khi mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các ngành ngoài sư phạm để đi dạy thì các ngành khác còn dễ mở nhưng hai ngành này không có người học.
Tin-ảnh: Đặng Trinh
TP.HCM: Đoàn ĐBQH khảo sát về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới Số giáo viên tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 83%, trong đó công lập đạt 74%. Sáng ngày 20/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội...