Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung đáp ứng yêu cầu dạy, học
Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021-2022, trong đó điểm nhấn là tiếp tục chú trọng môn ngoại ngữ song hành với các môn học khác trong các nhà trường.
Cùng với đó, thành phố đã, đang tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp để đáp ứng nhiệm vụ dạy và học, cũng như yêu cầu phát triển của thành phố trong tình hình mới.
Ngành Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học của các lớp đầu cấp. Trong ảnh: Một tiết học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12). Ảnh: Như Hùng
Chú trọng môn ngoại ngữ
Điểm nổi bật trong Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2021-2022 được UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành tại Quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 22-3-2021, là việc chú trọng môn ngoại ngữ trong tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Cụ thể, với học sinh lớp 1, các nhà trường tuyển sinh lớp tăng cường ngoại ngữ, gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Với học sinh lớp 6, các trường xét tuyển môn tiếng Anh theo các chứng chỉ quốc tế. Riêng Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), theo Phó Hiệu trưởng Phạm Thanh Yên, việc tuyển sinh lớp 6 sẽ thực hiện xét tuyển và làm bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh trong 90 phút.
Video đang HOT
Với kỳ thi vào lớp 10, học sinh sẽ thi viết ba môn: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Điểm mới là cả 3 môn đều tính điểm hệ số 1 (trước đây, điểm ngữ văn và toán tính hệ số 2); thời gian thi môn ngoại ngữ tăng từ 60 phút lên 90 phút.
Đánh giá về thay đổi này, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (quận 10) Huỳnh Thanh Phú chia sẻ: “Ngoại ngữ đang có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội. Việc cùng tính điểm hệ số 1 sẽ giúp học sinh học đều cả ba môn văn, toán, ngoại ngữ”.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu thông tin, việc ưu tiên môn ngoại ngữ nhằm mục tiêu đến năm 2025, thành phố có 50% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; 30% học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế.
Đáp ứng tốt hơn nữa chỗ học cho học sinh
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp, trong đó “ nóng” nhất là việc triển khai mục tiêu bảo đảm huy động 100% trẻ 6 tuổi đang cư trú trên địa bàn được vào lớp 1. Theo đó, các khu dân cư đã thông báo tới từng hộ dân phối hợp thống kê số trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn để phục vụ công tác tuyển sinh đầu năm học mới theo tuyến.
Trao đổi về việc này, chị Phương Ngọc Diệu Thúy (ở hẻm 66 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7) cho biết: “Vợ chồng tôi làm công nhân, quê ở tỉnh Vĩnh Long nên cũng lo chỗ học cho con gái năm nay vào lớp 1. Từ khi nhận được thông báo của phường, biết con được đi học đúng tuyến, chúng tôi rất phấn khởi”.
Trong khi đó, tại quận 1, UBND phường Bến Nghé đã triển khai việc rà soát trẻ đến tuổi vào lớp 1 và huy động trẻ 5 tuổi học mẫu giáo. Theo đó, tất cả trẻ em có hộ khẩu thường trú hay người ngoại tỉnh tạm trú tại phường đều nằm trong danh sách tuyển sinh. Phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé Tạ Hoàng Sự thông tin: Công tác rà soát nói trên sẽ tiến hành đến hết tháng 3-2021, sau đó phường có báo cáo gửi UBND quận để phục vụ xây dựng kế hoạch tuyển sinh trong tháng 7-2021.
Cùng với việc chuẩn bị tuyển sinh lớp đầu cấp, thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp để sẵn sàng tiếp nhận học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố đã đạt được 292 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học so với mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân vào năm 2025.
Để đáp ứng tốt hơn nữa chỗ học cho học sinh, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao ngành Giáo dục thành phố chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện rà soát tổng thể quy hoạch mạng lưới trường lớp. Với những địa phương còn khó khăn về quỹ đất, cần rà soát, tham mưu để thành phố điều chỉnh, bổ sung cho kỳ quy hoạch đất đai giai đoạn 2021-2030.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh: Trong năm học 2021-2022, thành phố quyết tâm tạo điều kiện tốt nhất bảo đảm 100% học sinh lớp 1, lớp 2 và khuyến khích học sinh lớp 6 được học 2 buổi/ngày để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngoài chú trọng việc dạy và học môn ngoại ngữ, thành phố cũng khuyến khích các trường trung học tổ chức dạy môn toán và các môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ, dạy tăng cường tiếng Anh nhằm thực hiện chủ trương chủ động hội nhập và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong những năm tới.
Các trường sẽ tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 khi nào?
Ngày 22.3, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2021-2022.
Thí sinh thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 - B.THANH
Ở bậc mầm non, các trường bắt đầu tuyển sinh từ ngày 1.7 và công bố đồng loạt vào ngày 20.7. Căn cứ nhu cầu của cha mẹ học sinh và điều kiện của trường, các trường mầm non có thể cho trẻ làm quen với trường lớp trong thời gian nghỉ hè.
Đối với tuyển sinh vào lớp 1, UBND TP.HCM yêu cầu các quận huyện đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các trường tiểu học thực hiện tuyển sinh từ ngày 1.7 và công bố kết quả đồng loạt ngày 31.7.
Ngoài chương trình tiếng Anh tích hợp thì các trường tiểu học tổ chức các lớp tăng cường tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và lộ trình riêng của thành phố.
Với lớp 6 , thành phố quy định, tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức và quận, huyện nào vào học lớp 6 ở các loại hình trên địa bàn đó, ưu tiên cho học sinh thường trú trên địa bàn. Tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và dân cư mỗi địa phương, phòng giáo dục phối hợp UBND xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường trên cơ sở đảm bảo chỗ học, gần nơi cư trú để thuận lợi và giảm áp lực giao thông.
Tùy vào điều kiện thực tế, các trường THCS tổ chức các chương trình tăng cường tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật.
Các trường THCS tổ chức tuyển sinh từ ngày 15.6 và công bố kết quả đồng loạt ngày 15.7.
Cũng theo kế hoạch tuyển sinh của UBND TP.HCM, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 dự kiến diễn ra trong 2 ngày 2 và 3.6. Thí sinh sẽ dự thi 3 môn toán, văn (120 phút/môn), ngoại ngữ (90 phút). Điểm mới của kỳ thi năm này là hệ số điểm 3 bài thi: đều có hệ số 1 chứ không nhân hệ số 2 cho môn ngữ văn, toán như những năm trước.
Để tham dự kỳ thi nói trên, thí sinh đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM).
UBND TP.HCM cũng khuyến khích các trường THPT có điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất mở lớp 10 tăng cường tiếng Anh. Việc tuyển sinh vào các lớp 10 tăng cường tiếng Anh được thực hiện trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của trường với các yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, tại TP.HCM, một số trường THPT tổ chức dạy chương trình tăng cường tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn.
Tuyển lớp 10 các chương trình ngoại ngữ ở TP.HCM như thế nào? Lớp 10 chương trình ngoại ngữ ở TP.HCM gồm: tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức. Lớp 10 tăng cường tiếng Anh TP.HCM khuyến khích các trường THPT có điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất mở lớp 10 tăng cường tiếng Anh. Việc tuyển sinh vào các lớp...