Thành phố Hồ Chí Minh: Lan tỏa phong trào học tập suốt đời
Những năm qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã lan tỏa mạnh mẽ, hiệu quả các mô hình “ Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”…
Các mô hình học tập suốt đời này đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án “Thư viện thông minh lưu động” của Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Tân Bình phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh thực hiện góp phần thúc đẩy xây dựng “Cộng đồng học tập” trên địa bàn quận.
Gần 8.300 mô hình học tập
Quận 1 là một trong những địa phương phát triển tốt phong trào dòng họ học tập và cộng đồng học tập. Theo Hội Khuyến học quận 1, sau 5 năm phát triển, đến năm 2020, toàn quận đã có 20.743 gia đình học tập, chiếm 75,77% tổng số hộ của quận; 22 dòng họ học tập; 59 cộng đồng học tập và 49 đơn vị học tập.
Điển hình có thể kể đến dòng họ Lý. Ông Lý Văn Đức (ngụ tổ 4, khu phố 3, phường Đa Kao, quận 1) tự hào chia sẻ: Việc khuyến học của dòng họ đã thành nền nếp. Hằng năm, Ban Khuyến học của dòng họ tổ chức lễ phát thưởng tại nhà thờ tộc họ Lý cho các cháu có thành tích học tập tốt. Hiện dòng họ Lý đã có 2 phó giáo sư, 5 tiến sĩ, 10 thạc sĩ…
Còn gia đình ông Trần Đức Lương (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) có nhiều năm liền được Hội Khuyến học thành phố Hồ Chí Minh trao chứng nhận danh hiệu gia đình học tập. Ông Trần Đức Lương chia sẻ: “Nhờ xây dựng gia đình học tập mà các con, cháu trong gia đình đều chăm ngoan học giỏi và có công việc ổn định”.
Video đang HOT
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, sau 5 năm triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020″, toàn thành phố đã có 8.272 mô hình học tập được biểu dương ở cấp phường, xã. Đặc biệt, tính đến tháng 6-2020, tổng số gia đình đăng ký danh hiệu gia đình học tập là 1.495.754 gia đình, đạt tỷ lệ 78,99% tổng số gia đình của thành phố. Với mô hình dòng họ học tập, đã có 859 dòng họ đăng ký, chiếm tỷ lệ 94,81% tổng số dòng họ ở các địa phương. Riêng với hai mô hình cộng đồng học tập và đơn vị học tập, tỷ lệ đăng ký đạt hơn 97%.
Tiếp tục phát triển phong trào
Để phong trào khuyến học ngày càng phát triển sâu rộng, thực chất và không ngừng nâng cao chất lượng, các cấp hội khuyến học tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang áp dụng nhiều mô hình khuyến học một cách hiệu quả. Tại quận 1, bên cạnh việc duy trì quỹ học bổng trợ giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Hội Khuyến học quận 1 tiếp tục tổ chức vận động quyên góp sách vở, xe đạp, quần áo, đồ dùng học tập cho các em; giới thiệu các em có hoàn cảnh khó khăn được học nghề miễn phí. Ngoài ra, Hội phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ quận 1 hỗ trợ gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để sản xuất, kinh doanh ổn định cuộc sống, giúp các em yên tâm đến trường.
Trong khi đó, tại quận 6, Hội Khuyến học quận sẽ chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về vấn đề này, Chủ tịch UBND quận 6 Lê Thị Thanh Thảo cho biết: “Chúng tôi rất mong được các cơ quan hữu quan giúp đỡ việc phát triển và xây dựng hệ thống dạy, học trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động tiếp cận, cập nhật kiến thức. Đây cũng là hình thức phù hợp để tiếp tục phát triển, lan tỏa các mô hình học tập suốt đời trên địa bàn thành phố trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay”, bà Lê Thị Thanh Thảo chia sẻ.
Về các hoạt động khuyến học cấp thành phố, Hội Khuyến học thành phố Hồ Chí Minh thông tin, sẽ tiếp tục duy trì quỹ học bổng khuyến tài – còn gọi là quỹ học bổng 1&1, để kêu gọi nguồn lực xã hội hóa, trợ giúp các em học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Bà Lê Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học thành phố Hồ Chí Minh, người sáng lập quỹ học bổng 1&1, cho biết: Đây là hình thức học bổng do 1 cá nhân hoặc 1 đơn vị tài trợ học bổng cho 1 sinh viên cụ thể cho đến khi sinh viên đó tốt nghiệp đại học. Người trao học bổng còn đóng vai trò nâng đỡ, động viên, chia sẻ với người nhận học bổng về mặt tinh thần, về kinh nghiệm sống… trong suốt quá trình học tập.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, Thành ủy, UBND thành phố luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, ngành Giáo dục và Đào tạo, hội khuyến học các cấp… của thành phố thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Đây là một trong những công việc quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Lan tỏa phong trào "học tập suốt đời" ở vùng cao
Là huyện biên giới thuộc diện khó khăn song nhờ sự năng động, sáng tạo trong thực hiện "học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng" trong 5 năm qua, huyện Điện Biên có tỷ lệ HS đến lớp tăng cao.
Phong trào học tập ở vùng cao phát triển mạnh mẽ.
Thành công của mô hình điểm
Triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020", huyện Điện Biên đã cụ thể hóa theo 2 giai đoạn: Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai đại trà.
Trong 2 năm 2014 - 2015, ngành GD-ĐT huyện Điện Biên phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học các cấp tập trung xây dựng thí điểm mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập".
Hội Khuyến học huyện tham mưu UBND huyện chọn 3 xã gồm: Thanh Chăn, Mường Nhà và Mường Phăng (3 vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau) để thực hiện thí điểm trong tháng 11, 12/2014. Mỗi xã chọn 2 thôn bản, mỗi thôn bản chọn 5 gia đình và 2 dòng họ.
Với 6 thôn bản, 6 dòng họ, 30 gia đình tham gia xây dựng thí điểm các mô hình học tập, sau thời gian thực hiện, 30/30 gia đình được công nhận "Gia đình học tập"; 6/6 dòng họ đạt "Dòng họ học tập" và 6/6 thôn bản đạt "Cộng đồng học tập".
"Trong 5 năm qua, Phòng GD&ĐT huyện luôn phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học, tích cực tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ. Do có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu khảo sát, lựa chọn các gia đình, dòng họ, thôn bản tham gia thí điểm đến khâu chỉ đạo thực hiện và giám sát kiểm tra nên kết quả thí điểm tại 3 xã nói riêng và toàn huyện nói chung hoàn thành theo đúng kế hoạch của UBND tỉnh. Nhiều kết quả tích cực được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá cao", ông Đặng Quang Huy - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Điện Biên chia sẻ.
Tiếp tục lan tỏa
Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ở các đơn vị trường học được thực hiện hiệu quả.
Năm 2015, huyện Điện Biên tổ chức sơ kết thí điểm, rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện đại trà các mô hình học tập tại 25/25 xã. Từ năm 2016 đến nay, việc xây dựng các mô hình "gia đình học tập", "dòng họ học tập" và "cộng đồng học tập" được thực hiện sâu, rộng, đạt nhiều kết quả nổi bật.
"Xây dựng gia đình học tập là điều kiện quan trọng, yếu tố đầu tiên của quá trình xây dựng xã hội học tập. Bởi được công nhận Gia đình học tập phải bảo đảm các điều kiện về học tập của trẻ em, người lớn và tác động hiệu quả của học tập.
Hàng năm, Hội Khuyến học các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đăng kí tham gia, tổ chức bình xét và tham mưu UBND xã công nhận các gia đình đạt gia đình học tập theo hướng dẫn của các cấp hội. Nhờ đó, số hộ đăng ký và được công nhận tăng từng năm. Số trẻ em được đi học MN, tiểu học và THCS, người lớn tiếp cận điều kiện học tập dần cải thiện. Số học sinh đỗ đại học, cao đẳng không còn là chuyện xa vời", ông Nguyễn Hữu Khởi, nguyên Chủ tịch UBND huyện Điện Biên chia sẻ.
Thống kê cho thấy, bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Điện Biên có trên 79% số hộ gia đình đăng kí xây dựng "Gia đình học tập". Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận "Gia đình học tập" đạt từ 80% trở lên. Năm 2019 có hơn 86% số hộ gia đình được công nhận Gia đình học tập. Tính đến thời điểm hiện tại, địa phương này có hơn 90% hộ gia đình đăng kí xây dựng "Gia đình học tập" (số hộ giảm do 4 xã sát nhập vào thành phố Điện Biên Phủ từ 1/1/2020).
"Từ năm 2015 - 2019, toàn huyện có 73% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT hoặc học nghề. Trong đó, năm 2019 tỷ lệ này đạt 81,4%. 5 năm gần đây, huyện có 2.518 HS đỗ các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp. Kết quả trên là minh chứng khẳng định sự quan tâm, chăm lo cho công tác khuyến học của các gia đình, dòng họ, cộng đồng; là động lực để thúc đẩy ý thức học tập của các thế hệ sau", ông Nguyễn Hữu Khởi cho biết.
Cũng theo ông Khởi, huyện Điên Biên có 235 dòng họ. Phần lớn dòng học làm tốt việc vận động các hộ gia đình tham gia phong trào gia đình, dòng họ học tập thông qua việc xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng cho con cháu đạt thành tích trong học tập và đỗ đạt cao. Hàng năm, có trên 40% dòng họ đạt "Dòng họ học tập". Có nhiều dòng họ học tập tiêu biểu như: Dòng họ Mùa ở xã Hua Thanh; họ Vi, họ Lường ở xã Thanh Nưa; họ Bùi ở xã Noong Luống; họ Nguyễn ở xã Thanh Chăn; họ Trần ở xã Pom Lót và họ Vàng ở xã Mường Nhà.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được của mô hình "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", việc xây dựng "Cộng đồng học tập" có chuyển biến tích cực. Bình quân mỗi năm trên 78% thôn, bản tham gia đăng kí xây dựng cộng đồng học tập. Điển hình như năm 2020, huyện Điện Biên có xấp xỉ 97% thôn bản đăng kí; tỷ lệ thôn bản được công nhận "Cộng đồng học tập" hàng năm đều đạt trên 76%.
Ông Khởi cho hay: Phong trào học tập suốt đời đã len lỏi vào từng thôn bản, hộ gia đình. Người lớn có ý thức học tập đã hun đúc thói quen cho thế hệ sau. Tiếp nối truyền thống gia đình, dòng họ, thế hệ trẻ đã, đang góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương, tư duy, nhận thức về việc học.
Hướng tới xây dựng một xã hội học tập Qua 5 năm triển khai Đề án 281 của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh đã ghi nhận những kết quả tích cực, với nhiều điểm sáng về "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập". Nhiều điển hình về học tập Gia đình bà Bo Bo Thị Bông...