Thành phố có những ngôi nhà ‘trừng mắt’ theo dõi người dân 24/7
Được mệnh danh là một trong những điểm đến đẹp nhất Romania, Sibiu, thành phố xinh đẹp vùng Transylvania, sẽ để lại cho du khách nhiều ấn tượng khó quên.
Một trong những điều đầu tiên mọi người chú ý khi đến thăm Sibiu là vẻ quyến rũ thời trung cổ của nó. Các tòa tháp, cầu thang và lối đi hẹp ở trung tâm thời Trung cổ, kết hợp với những ngôi nhà đầy màu sắc, nhà thờ kiên cố và các tòa nhà hàng thế kỷ mang đến cho du khách cảm giác như đang quay ngược thời gian trong khi vẫn có thể sử dụng tất cả những tiện ích của thời hiện đại.
Sibiu hay còn được gọi là Hermannstadt, là một trong bảy thành lũy có tường bao quanh do những người Đức định cư ở Transylvania xây dựng vào thế kỷ 12. Nơi đây từng là trung tâm thương mại quan trọng trong thế kỷ 14, là thành lũy quan trọng nhất của Đức ở Transylvania trong nhiều thế kỷ. Những người thợ thủ công của thành phố được tổ chức thành các phường hội. Sibiu được công nhận là một thành phố vào năm 1366.
Trong lịch sử, phần lớn dân số của Sibiu là người dân tộc Đức cho đến năm 1941. Tuy nhiên, những người dân tộc Đức (được gọi là Transylvanian Saxon) đã di cư đến Đức và Áo từ những năm 1950 đến sau những năm 1990, nhưng một số vẫn sống ở đây. Nhân vật hàng đầu của Romania sinh ra ở Sibiu trong một gia đình Transylvanian Saxon là Klaus Iohannis, tổng thống hiện tại của Romania.
Đi bộ là cách tốt nhất để khám phá thành phố giàu lịch sử này. Du khách sẽ có cơ hội chụp những bức ảnh đẹp nhất từ Tháp Hội đồng, thưởng thức các món ăn địa phương tại các quảng trường công cộng xinh đẹp của thành phố hay khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn khác.
“Những ngôi nhà có mắt”
Video đang HOT
Sibiu được mệnh danh là thành phố với “những ngôi nhà có mắt”. Những ngôi nhà ở đây được xây theo phong cách gothic phản ánh ảnh hưởng của Hungary-Đức và mang một đặc điểm chung ở phần mái lợp ngói là: phần cửa sổ gác mái được thiết kế như những đôi mắt đang nhìn xuống.
Theo người dân địa phương, lối kiến trúc này có tác dụng như một hệ thống làm mát cho các căn gác mái của ngôi nhà. Hầu hết, những ngôi nhà có mắt này đều được xây dựng từ giữa thế kỷ 15 đến 19.
Ngoài ra, lối kiến trúc này được lựa chọn còn nhằm mục đích khiến người dân cảm thấy sợ hãi vì cho rằng mình bị theo dõi và từ đó biết cách cư xử đúng mực. Đặc biệt, sau khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu lên nắm quyền, nếu người dân không xây nhà theo kiểu này sẽ bị thẩm vấn và đưa vào “danh sách đen”.
Những điểm tham quan khác
Mặc dù là một thành phố không quá lớn nhưng Sibiu lại có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó phải kể tới như Quảng trường Lớn (Piata Mare), nơi du khách có thể tìm thấy Cung điện Brukenthal, trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất của Romania và Nhà thờ Công giáo La Mã. Ngoài ra, còn có hai quảng trường tuyệt đẹp khác ở Sibiu là Quảng trường Nhỏ (Piata Mica), được liên kết với Quảng trường Lớn bằng một lối đi bên dưới Tháp Hội đồng – nơi lý tưởng nhất để chụp ảnh ở Sibiu và Quảng trường Huet, nơi có Nhà thờ Tin Lành ngay trung tâm.
Cầu nói dối cũng là một điểm đến không thể bỏ qua. Cây cầu đầu tiên ở Romania này được đúc bằng sắt và là biểu tượng của thành phố Sibiu. Cầu nói dối được bao quanh bởi những tòa nhà cổ kính trở nên nổi tiếng với du khách bởi những truyền thuyết xung quanh nó. Một trong số đó nói rằng, nếu một người nói dối khi ở trên cây cầu này, nó ngay lập tức sẽ kêu cót két.
Những cây cầu trong thành phố
Nói đến thành phố Thái Nguyên sẽ rất thiếu sót khi không nói đến cầu Gia Bẩy, một biểu tượng cho ý trí kiên cường, bất khuất của người dân thành phố.
Cây cầu đã bền bỉ, thủy chung, chia ngọt sẻ bùi với người dân thành phố qua các cuộc kháng chiến và trường tồn đến hôm nay.
Cầu Gia Bẩy.
Sử sách ghi lại, cầu Gia Bẩy được xây dựng vào khoảng năm 1928 - 1930, bằng bê tông cốt thép bắc qua sông Cầu. Trong kháng chiến chống Pháp, đầu năm 1947, cây cầu đã từng bị phá sập khi ta thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngăn quân Pháp tiến lên căn cứ địa Việt Bắc.
Năm 1955, cây cầu được xây dựng lại, trên mố cầu và trụ cầu cũ. Cầu nằm trên Quốc lộ 1B, con đường huyết mạch nối từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên, ở trung tâm thành phố Thái Nguyên, cầu nối phường Hoàng Văn Thụ với phường Đồng Bẩm.
Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, cầu Gia Bẩy là mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Ngày 17/10/1965, máy bay Mỹ đã ném hàng chục quả bom, trong đó có 3 quả trúng cầu Gia Bẩy. Cây cầu bị hỏng nặng, 71 người dân vô tội sinh sống gần cầu bị thiệt mạng; 15 chiến sĩ Trung đội tự vệ chiến đấu bảo vệ cầu hy sinh tại trận địa. Để tưởng nhớ những chiến sĩ tự vệ anh dũng hy sinh khi bảo vệ cầu Gia Bẩy cùng 71 dân thường đã ngã xuống trong trận bom ngày ấy, chính quyền đã cho xây dựng một bia tưởng niệm nằm ngay cạnh đầu cầu Gia Bẩy.
Cầu một thời là địa điểm vui chơi, hẹn hò, hóng mát của mọi người sống ở hai đầu cầu. Khung cảnh nơi ấy rất thanh bình, nên thơ. Trên sông, những chiếc bè tre, nứa, mai, luồng... nối dài từ thượng nguồn về, neo nghỉ dưới bóng cầu. Những chiều Hè, trẻ con ra bến sông bơi lội, người lớn tắm giặt, vui đùa vang động cả khúc sông.
Thời sinh viên, tôi và các bạn thường ra cầu Gia Bẩy, đứng trên cầu ngắm nhìn những chiếc bè tre, nứa lặng lẽ trôi xuôi dưới chân cầu. Từ trên cầu nhìn về phía hạ lưu có thể quan sát được một góc thành phố phía sau khu Bảo tàng kéo xuống gần khu Bến Tượng. Nhìn về phía trên mé thành phố là bến Than, nơi bà con xã viên hối hả đội than lên xuống, phục vụ chất đốt cho toàn thành phố...
Giờ đây, cảnh quan quanh cầu đã thay đổi, không còn bến than, không còn bến khai thác cát sỏi, cũng vắng bóng những chiếc bè mảng tre nứa. Nhưng cây cầu vẫn còn đó, trầm mặc soi bóng xuống dòng sông lững lờ trôi.
Trải qua bao dâu bể, cây cầu dần xuống cấp và hư hỏng nhiều, cuối tháng 10 năm 2021, thành phố đã đầu tư 600 triệu đồng tiến hành sửa chữa, gia cố mặt cầu và một số hạ mục khác. Ngày 18/11/2021, việc sửa chữa cầu Gia Bẩy hoàn thành, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, mà còn góp phần bảo tồn giá trị lịch sử của cây cầu có tuổi đời gần 100 năm.
Thái Nguyên bước vào thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu đi lại của người dân cầu tăng cao, nhằm giảm tải cho cầu Gia Bẩy, tỉnh Thái Nguyên đã cho xây dựng cây cầu Bến Tượng nằm ở phía hạ lưu cầu Gia Bẩy. Khởi công từ tháng 6/2016, đến ngày 21/12/2018, cầu Bến Tượng chính thức thông xe kỹ thuật và đưa vào sử dụng, với tổng mức đầu tư hơn 436 tỷ đồng, tổng chiều dài 760m. Trong đó, chiều dài của cầu chính là 380m, chiều rộng 23,6m, gồm 3 nhịp chính.
Cầu có cấu tạo dạng cầu vòm ống thép nhồi bê tông với bề mặt rộng 23,6m đáp ứng nhu cầu qua lại cho 4 làn xe cơ giới. Phần đường dẫn đầu cầu phía phường Trưng Vương dài 180m, lộ giới rộng 25,5m; phần đường dẫn đầu cầu phía phường Đồng Bẩm có chiều dài 200m, lộ giới rộng 40,5m. Toàn bộ phần cầu, đường hai đầu cầu đều được chiếu sáng bằng đèn Led. Công trình không chỉ góp phần giải tỏa áp lực về giao thông nội thị, mà còn là điểm nhấn về kiến trúc cho thành phố Thái Nguyên.
Giờ đây, cầu Gia Bẩy đã có thêm người "em" cùng vươn mình bắc ngang sông Cầu nối những bờ vui. Nếu người "em" Bến Tượng phản chiếu sự trẻ trung, hiện đại, chứng tỏ sức vươn lên mạnh mẽ của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì người "anh" Gia Bẩy là biểu tượng về sức sống mãnh liệt, kiên cường của bao thế hệ người dân ở thành phố ven sông này.
Nhiều thành phố Trung Quốc mở hầm tránh bom cho người dân tránh nóng Những ngày gần đây, do thời tiết nắng nóng kéo dài, có nơi lên tới 44 độ C, nhiều thành phố ở Trung Quốc, như Nam Kinh, Hàng Châu, Liễu Châu... đã mở các hầm trú ẩn tránh bom cho người dân tránh nóng. Mở công trình phòng không dân dụng hay hầm trú ẩn, hầm tránh bom cho người dân tránh nóng...