‘Thánh nổ’ Trung Quốc muốn livestream bán hàng để trả nợ
CEO hãng điện thoại từng hứa hẹn thâu tóm Apple giờ phải sống trong cảnh nợ nần.
Ngày 19/3 vừa qua, Luo Yonghao, CEO hãng điện thoại Smartisan của Trung Quốc cho biết anh muốn chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử, mong muốn tìm kiếm đối tác cung cấp sản phẩm, hay nói cách khác là livestream bán hàng.
“Dù không phù hợp để bán son môi, tôi tin mình có thể quảng bá nhiều sản phẩm cho mọi người”. Có lẽ Luo đang nhắc tới Austin Li, nam vlogger nổi tiếng với kỹ năng bán son hớp hồn chị em. Tuy nhiên, Luo muốn bán đồ công nghệ, sách, đồ gia dụng và thức ăn nhẹ.
Luo Yonghao bị cộng đồng mạng Trung Quốc đặt biệt danh “thánh nổ” vì những phát ngôn to tát khi ra mắt điện thoại.
Bài đăng của Luo trên Weibo đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với gần 30.000 lượt thích, hơn 40.000 chia sẻ và 8.000 bình luận.
Video đang HOT
Ngày 23/3, một nguồn tin cho biết Luo đã ký kết thỏa thuận độc quyền trị giá 11,2 triệu USD với nền tảng bán hàng Taobao. Tuy nhiên cũng trong ngày đó, một tờ báo khác đưa tin Luo muốn bán hàng trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Hiện Taobao và Douyin chưa đưa ra thông báo chính thức nào.
Luo nguyên là giáo viên dạy tiếng Anh, sau đó là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2011, Luo nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc khi đập nát một chiếc tủ lạnh Siemens ngay bên ngoài trụ sở của công ty ở Bắc Kinh vì từ chối bảo hành sản phẩm bị lỗi.
Đến năm 2012, Luo gây sốt khi thành lập hãng điện thoại Smartisan. Ông liên tục có những phát ngôn thái quá như “tiêu diệt” các bom tấn như iPhone, “tốt nhất châu Á” hay hứa hẹn thâu tóm luôn Apple.
Lou từng được coi là thần tượng giới trẻ, những sự kiện của Smartisan dù bán vé vẫn luôn kín chỗ.
Khi ra mắt chiếc điện thoại có bộ nhớ trong 1 TB vào năm 2018, Luo khẳng định Apple rồi sẽ “điên cuồng sao chép Smartisan”. Khi đó, người ta từng xem ông là “thần tượng giới trẻ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Luo chỉ là “thánh nổ”. Smartisan tấn công vào một thị trường ngách nhưng không thể đạt thành công như mong muốn.
Năm 2019, Luo cho biết mình đã vay hơn 14 triệu USD để giúp Smartisan sống sót. Công ty của ông (lúc này đã bổ nhiệm CEO khác) còn hợp tác với TikTok để ra mắt smartphone có tên Nut Pro 3, còn gọi là điện thoại TikTok.
Từ vị thế “đại gia”, Luo bị đối xử như công dân hạng 2 sau một vụ kiện. Tháng 11/2019, Reuters đưa tin Luo không được đi máy bay, tàu cao tốc, không được nghỉ tại các khách sạn cao cấp, vào hộp đêm hay sân golf, không được mua tài sản có giá trị cao hay cho con học tại các trường tư đắt tiền.
Sau Smartisan, sự nghiệp của Luo cũng không mấy suôn sẻ. Ông thành lập hãng thuốc lá điện tử Vvild nhưng không thành công. Tháng 12 năm ngoái, Luo xuất hiện với vai trò giám đốc thương hiệu toàn cầu của Sharklet, công ty sản xuất nhựa kháng khuẩn lấy cảm hứng từ kết cấu da cá mập. Tuy nhiên tên của ông đã bị xóa khỏi ban điều hành Sharklet.
Ban kiểm soát dịch Mỹ khuyên người dân livestream đám tang để tránh dịch Covid-19 lây lan
Công nghệ tiếp tục là cứu cánh của nhân loại trong đại dịch.
Nỗi buồn khôn xiết do mất mát người thân, bạn bè không nguy hiểm bằng đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại nhiều quốc gia, mà tang lễ cũng là dịp khiến virus SARS-CoV-2 có thể lây lan mạnh - những giọt nước mắt nước mũi được chùi lên khăn, những cái bắt tay chia sẻ nỗi buồn sẽ là cách thức truyền bệnh hữu hiệu.
Đó chính là lý do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra thông báo mới: tất cả các sự kiện diễn ra trong 8 tuần tới, với số người tham dự lớn hơn 50 sẽ bị hoãn vô thời hạn; quyết định này sẽ ảnh hưởng tới cả đám cưới lẫn đám tang.
Nhiều nước khác cũng đang gặp tình cảnh tương tự, mà đám ma thì éo le hơn đám cưới: chẳng mấy ai dám kết hôn trong thời buổi đại dịch, còn số người tử vong do dịch thì vẫn cứ tăng. Theo The New York Times, số người qua đời do chủng mới của virus corona đã lên tới 300. Người bệnh tử vong ngày một nhiều, mà Ý lại vừa cấm tổ chức đám tang nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
David Berendes, chuyên gia dịch tễ học cộng tác với CDC đưa giải pháp: " Nếu bạn có thể livestream đám tang và chỉ cho người thân thiết trong gia đình xem được, thì chúng tôi nhất trí ủng hộ". Với những người đối mặt với tình hình bất khả kháng, không đi không được, thì chuyên gia Berendes khuyên phải chuẩn bị sẵn sàng nước rửa tay; bên cạnh đó, ban tổ chức lễ tang hãy giãn lịch ra chút, đừng để nhiều gia đình gặp nhau cùng lúc.
CDC cũng đưa thêm lời khuyên cho người có mặt tại tang lễ, rằng nên hạn chế hành động tiếp xúc trực tiếp với xác những người nhiễm hoặc bị nghi nhiễm virus SARS-CoV-2. Nếu như đó là phần không thể bỏ của tập tục lâu đời, thì họ nên tham khảo ý kiến chuyên gia hay những người tổ chức tang lễ, tìm cách hạn chế tiếp xúc đến mức tối đa, nên sử dụng găng tay và khẩu trang dùng một lần.
Theo tổ quốc
Đến cả một đế chế bán hàng trực tuyến như Amazon cũng phải "đau đầu" với Covid-19 vì khan hàng và giao hàng trễ Amazon cho biết nhiều mặt hàng gia dụng tại Mỹ đã hết hàng và trở nên khan hiếm tại Mỹ do dịch Covid-19 lan rộng. Theo CNBC, Amazon đã đưa ra những cảnh báo tới người dùng nếu như dịch vụ Amazon Prime gặp trục trặc vào thời điểm này do nhiều mặt hàng gia dụng phổ biến tại Mỹ đang khan hàng...