Thanh niên thất nghiệp giảm, cử nhân đại học thất nghiệp tăng
Theo bản tin Cập nhật thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số 15, quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” đã tăng 53,9 nghìn so với quý 2.
ảnh minh họa
Theo bản tin này, số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm.
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng so với quý 2/2017 và cùng kỳ năm trước.
Thất nghiệp giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ “đại học trở lên” lại tăng mạnh so với quý 2/2017.
Cụ thể, quý 3/2017, cả nước có 1.074,8 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 6,8 nghìn người so với quý 2/2017 và 42,9 nghìn người so với quý 3/2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,21%.
Quý 3/2017 có 610,9 nghìn lao động thanh niên thất nghiệp, tăng 35,8 nghìn so với quý 2/2017, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống mức 7,59%.
Nhưng số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” là 237 nghìn người, tăng 53,9 nghìn người so với quý 2/2017. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51% (quý trước là 3,63%).
Nhóm trình độ “cao đẳng” có 84,8 nghìn người thất nghiệp, tăng 1,9 nghìn người so với quý 2/2017. Tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm nhẹ xuống còn 4,88% nhưng vẫn ở mức cao nhất.
Video đang HOT
Nhóm trình độ “trung cấp” có 95,5 nghìn người thất nghiệp, tăng 3,1 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp là 3,77%.
Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cho rằng quý 2, quý 3 là thời điểm sinh viên đại học các trường đồng loạt tốt nghiệp. Sau khi ra trường, các cử nhân thường phải mất thời gian tìm việc hay trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, thì số lượng lao động có bằng cấp nhưng thất nghiệp tăng lên cũng là điều bình thường.
Tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc từ cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TBXH trong quý 3/2017 cho thấy:
Về nhu cầu tuyển dụng lao động: có 164,7 nghìn chỗ làm việc được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng, giảm 89,6 nghìn người (35,2%) so với quý 2/2017.
Nhu cầu tuyển dụng lao động nam chiếm 47,4% tổng số, tăng 3,8 điểm % so với quý 2/2017 (43,6%). Nhu cầu tuyển dụng của: các công ty “ngoài nhà nước” là 129,7 nghìn người (chiếm 78,8% trong tổng nhu cầu), giảm 38,1% so với quý 2/2017.
Một số công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn là “công việc giản đơn” (chiếm 58,7%, tăng 8,9 điểm % so với quý 2/2017); “dệt, may mặc” (chiếm 18,6%, tăng 1,4 điểm % so với quý 1/2017).
Về nhu cầu tìm việc làm: Số người có nhu cầu tìm việc làm là 41.0 nghìn người, tăng 35,0% so với quý 2/2017. Trong đó, lao động nữ có nhu cầu tìm việc là 18,5 nghìn người (chiếm 45,1%), tăng 4,9 nghìn người (36,0%) so với quý 2/2017.
Số lượt người có bằng trung cấp tìm việc nhiều nhất, 12,0 nghìn người (chiếm 29,4%) tăng 3,0 nghìn người, tiếp theo là người có trình độ cao đẳng (chiếm 21,2%) và đại học trở lên (chiếm 18,6%), tăng lần lượt là 2,3 và 2,2 nghìn người. Số người tìm việc không có bằng cấp chiếm 19,0%, tăng 2,6 nghìn người so với quý 2/2017.
Nghề “kế toán – kiểm toán” có số lượt người tìm việc nhiều nhất (8,9 nghìn người, chiếm 21,7%), tăng 1,8 nghìn người so với quý 2/2017, tiếp đến là “công việc giản đơn” (4,5 nghìn người, chiếm 10,9%) tăng 2,1 nghìn người so với quý 2/2017 và nghề “nhân sự” (2,7 nghìn người, chiếm 6,5%) tăng 0,8 nghìn người so với quý 2/2017.
Theo Khám Phá
Chuyên gia quốc tế chỉ cách tránh tình trạng 'chuột chạy cùng sào'
Miễn học phí chỉ hỗ trợ vài chục triệu đồng cho sinh viên, nhưng nếu thất nghiệp, hoặc lương thấp thì không ai vào học sư phạm.
GS Nor Aishanh Buang (Đại học Kebangsaan, Malaysia. Ảnh: Anh Nguyễn.
Ngày 20/12, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm.
GS Nor Aishanh Buang (Đại học Kebangsaan, Malaysia) cho biết, những năm gần đây chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo viên. Kế hoạch giáo dục quốc gia giai đoạn 2013-2015 được tiến hành với ưu tiên số 1 là nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ đứng lớp này.
Malaysia có hai cơ sở chính đào tạo giáo viên là Viện đào tạo giáo viên (chỉ dành cho cấp tiểu học) và Viện đại học công (đào tạo giáo viên THPT). bên lề hội nghị, bà Nor cho biết, tỷ lệ chọi vào hai trường sư phạm luôn rất cao - 1/10. Ứng viên phải trải qua kỳ thi, phỏng vấn khắt khe với yêu cầu cao về kiến thức, năng khiếu thể thao, văn nghệ... Quá trình đào tạo, ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, Malaysia đề cao việc thực hành sư phạm. Từ năm thứ 2-3, sinh viên sẽ được kiến tập ở trường phổ thông, kỳ thực tập kéo dài 4-12 tuần, dưới sự hướng dẫn của giảng viên đại học và giáo viên trường phổ thông.
"Chính phủ Malaysia kiểm soát số lượng sinh viên học sư phạm. Những người học ngành này được Nhà nước chi trả học phí và đảm bảo đầu ra", bà Nor nói.
Để thu hút người trẻ tài năng vào học Sư phạm, Malaysia có chính sách lương hấp dẫn. Không chỉ được trả lương cao so với ngành nghề khác, giáo viên còn được nhận lương tương xứng với trình độ. Lương nhà giáo tăng hàng năm theo thâm niên, cấp bậc: giáo viên thường - giáo viên chính - giáo viên cao cấp.
GS Đại học Kebangsaan (Malaysia) cho rằng việc miễn hay thu học phí với sinh viên Sư phạm của Việt Nam không phải vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút người tài vào học. "Mấu chốt vấn đề phải là đảm bảo đầu ra cho sinh viên và giúp họ có thu nhập cao. Hiện đầu ra của sinh viên sư phạm Việt Nam đang không được đảm bảo", bà Nor nhấn mạnh.
TS Nguyễn Văn Cường (Đại học Potsdam, Đức). Ảnh: Anh Nguyễn.
TS Nguyễn Văn Cường (Đại học Potsdam, Đức) khi trao đổi bên lề hội nghị cũng cho rằng, tăng lương là chính sách cơ bản để thu hút người học, người tài vào ngành Sư phạm ở Việt Nam. Chính sách miễn học phí có thể ý nghĩa với sinh viên trong gia đình nghèo khó, vùng nông thôn. "Tuy nhiên, miễn học phí chỉ cho họ mấy chục triệu trước mắt mà tương lai ra trường thất nghiệp, lương bèo bọt thì sẽ chẳng ai vào", ông nói.
Tại Đức, sinh viên sư phạm cũng như tất cả ngành học khác đều được miễn học phí. Tuy nhiên, lương của giáo viên được trả lương cao hơn, đứng thứ 2-3 thế giới. Điều này giúp họ hoàn toàn sống được bằng nghề dạy học mà không phải dạy thêm hay làm thêm công việc khác.
Chính phủ Đức không siết chặt đầu vào với sinh viên sư phạm, những người học ngành này không hẳn là giỏi nhất. Tuy nhiên, quá trình đạo tào giáo viên diễn ra khăn khe với sự đào thải lớn, 70% người học được tốt nghiệp. Đức yêu cầu giáo viên phải có bằng thạc sĩ, sau 5 năm học lấy được bằng này, sinh viên phải trải qua 1-1,5 năm thực tập trước khi được bổ nhiệm làm giáo viên.
Hàng năm, Tổng cục thống kê của Đức công khai số liệu về nhu cầu nhân lực các ngành trong đó có nghề giáo. Các Sở lao động cũng có ngân hàng dữ liệu về số lượng giáo viên đang thiếu của các trường. Học sinh phổ thông sẽ căn cứ vào đó để đăng ký ngành học đại học và đảm bảo được đầu ra cho bản thân. "Tất cả điều này khiến giáo dục Đức không có tình trạng chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm như Việt Nam", ông Cường nói.
Ở Singapore, PGS Chew Hung Chang (Viện Giáo dục quốc gia Singapore) cho biết, hàng năm trường phổ thông sẽ cung cấp số liệu giáo viên thừa - thiếu ở các môn học của cơ sở mình. Căn cứ vào đó, các trường cùng Viện Giáo dục quốc gia (cơ sở đào tạo giáo viên duy nhất ở Singapore) và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề ra chỉ tiêu tuyển mới cho ngành này. Do đó, Singapore không có tình trạng thừa - thiếu hàng loạt giáo viên.
Sự kết hợp 3 bên Bộ Giáo dục, Viện Giáo dục quốc gia và trường phổ thông, theo ông Chew là điều làm nên thành công trong đào tạo giáo viên của Singapore. Viện trực tiếp cung cấp kiến thức cho sinh viên, Bộ Giáo dục đề ra chiến lược và chính sách phát triển cho ngành này, nhà trường cung cấp kinh nghiệm thực tế để Viện xây dựng chương trình đào tạo, là nơi thực hành cho sinh viên sư phạm. Việc bồi dưỡng giáo viên cũng có sự tham gia của ba bên, nhằm tạo ra giáo viên tốt.
Tại kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, điểm chuẩn ngành Sư phạm xuống rất thấp. Có trường cao đẳng lấy 3 điểm mỗi môn, đại học 5 điểm. Lương thấp, khó xin việc là nguyên nhân khiến học sinh không thiết tha vào ngành này. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 35 năm công tác, lương của giáo viên chỉ từ 9,1 đến 10,5 triệu. Sau 18 năm, giáo viên đạt 7,2-8,5 triệu; người mới ra trường chỉ 3,2-3,9 triệu đồng.
Theo VNE
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm: Hàng trăm tỷ đầu tư sẽ lãng phí Đề xuất xóa bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của một hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm lớn tại TP.HCM đang gây tranh cãi. Nhiều người ủng hộ vì đầu tư ngân sách lớn nhưng tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp tới 50 - 60%. Dễ trước, khó sau Chính sách miễn học phí cho sinh...