Thanh niên Italia chết vì Covid-19 sau khi bác sĩ nói “không cần lo lắng”
Một đầu bếp tại Anh đã qua đời vì virus corona sau khi các bác sĩ nói rằng thanh niên này còn rất trẻ và không có gì phải lo lắng về sức khỏe.
Đầu bếp Luca Di Nicola (Ảnh: Dailymail)
Luca Di Nicola, đầu bếp 19 tuổi từ vùng Nereto ở đông Italia, đã làm việc trong một nhà hàng gia đình ở Enfield, phía bắc thủ đô London, cùng với mẹ – bà Clarissa, và người bạn của bà – ông Vincenzo.
Luca qua đời tại một bệnh viện ở Anh vào tối 24/3. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của thanh niên này được cho là do viêm phổi.
Gia đình cho biết trước khi qua đời, Luca vẫn “rất khỏe mạnh”. Họ nghi ngờ anh bị nhiễm virus corona.
“1 tuần trước khi chết, Luca bị sốt và ho. Chị dâu tôi Clarissa và bạn của bà, ông Vincenzo, sống cùng nhà cũng bị như vậy”, Giada, cô của Luca, nói với La Repubblica.
Video đang HOT
“Bác sĩ ở London đã cho cháu tôi uống paracetamol (thuốc giảm đau và hạ sốt). Tuy nhiên, Luca yếu hơn vào ngày 23/3. Bác sĩ tới nhà thăm khám cho Luca và nói với cháu tôi rằng, nó vẫn còn trẻ, khỏe và không cần phải lo lắng về bệnh cúm đó”, cô của Luca cho biết.
Tuy nhiên, tới ngày hôm sau, tình trạng sức khỏe của Luca xấu hẳn đi khi anh bắt đầu bị tức ngực. Mẹ của Luca để ý thấy môi con trai bà nhợt đi trước khi anh ngã quỵ.
Mẹ của Luca đã gọi xe cứu thương và các nhân viên y tế đã cấp cứu hồi sức cho anh. Tuy nhiên phổi của Luca đã bị tổn thương với đầy máu và nước.
Luca được đặt ống thở và ngay lập tức chuyển tới khoa chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện North Middlesex ở London. Nhưng chỉ 30 phút sau đó, Luca qua đời vào khoảng 7 giờ tối.
Romina, cô của Luca, cho biết anh sẽ được khám nghiệm tử thi và xét nghiệm để xem có nhiễm virus corona hay không.
Hiện có nhiều lo ngại rằng, mẹ của Luca và bạn của bà có thể bị nhiễm virus vì họ cũng có triệu chứng giống Luca. Sau khi Luca qua đời, các bác sĩ yêu cầu họ phải tự cách ly trong 2 tuần. Tuy nhiên, họ không được xét nghiệm và không được cho uống paracetamol.
Anh cho đến nay đã ghi nhận 1.228 ca tử vong vì virus corona, trong khi số ca nhiễm cũng lên tới 19.522 trường hợp. Italia
Thành Đạt
G7 rạn nứt vì cách gọi "virus Trung Quốc"
Trong khi Mỹ muốn đưa cụm từ "virus Vũ Hán" vào tuyên bố chung của nhóm G7, các thành viên còn lại không ủng hộ cách gọi này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AFP)
Các ngoại trưởng nhóm G7 đã không thể đưa ra một tuyên bố chung sau một cuộc họp video vào ngày 25/3 vì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn tuyên bố chung đề cập đến Covid-19 bằng cách gọi "virus Vũ Hán", hãng tin Der Spiegel của Đức và CNN cho hay. Một dự thảo tuyên bố chung do Mỹ đưa ra cũng đổ lỗi cho Trung Quốc khiến dịch bệnh lây lan toàn cầu. Mỹ hiện giữ vai trò chủ tịch G7 gồm 7 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Canada) nên được phép soạn dự thảo tuyên bố chung.
Tuy nhiên, dự thảo tuyên bố chung này của phía Mỹ không nhận được sự ủng hộ của đại diện các nước thành viên. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: "Điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ gợi ý là lằn ranh đỏ. Chúng tôi không đồng tình với cách gọi như vậy với virus này".
Do bất đồng về cách gọi virus gây dịch Covid-19, các ngoại trưởng G7 đã không thể đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp hôm qua, dẫn đến việc một số quốc gia thành viên đã đưa ra tuyên bố riêng.
Một tuyên bố của chính phủ Pháp đã đề cập đến đại dịch bệnh đang lây lan ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay là "đại dịch Covid-19".
Trả lời câu hỏi của truyền thông về việc liệu có chuyện Mỹ đề xuất gọi virus gây bệnh Covid-19 là "virus Vũ Hán", Ngoại trưởng Pompeo không phủ nhận. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: "Tôi luôn nghĩ về những cuộc họp này, câu trả lời đúng đắn là bảo đảm chúng ta phát đi cùng một thông điệp. Tôi tin rằng khi quý vị nghe phát biểu của 6 bộ trưởng còn lại, các bạn sẽ thấy họ có nhận thức chung về điều chúng ta đang bàn bạc ở đây".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số quan chức khác của Mỹ cũng sử dụng cách gọi "virus Trung Quốc". Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm qua cho biết, ông sẽ ngừng cách gọi này. "Mọi người đều biết nó (virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19) xuất phát từ Trung Quốc, nhưng tôi quyết định chúng ta không nên làm lớn chuyện thêm nữa", ông Trump trả lời phỏng vấn Fox News ngày 25/3. Trong tuyên bố chung của Tổng thống Trump với các lãnh đạo khác của G7 sau cuộc họp ngày 16/3 cũng không đề cập đến cách gọi "virus Trung Quốc".
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019 và đến nay đã lan ra gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Covid-19 khiến hơn 430.000 người mắc bệnh, hơn 20.000 người tử vong. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn mới đây nói rằng, mặc dù Trung Quốc ghi nhận ca bệnh đầu tiên, song virus gây bệnh Covid-19 có thể bắt nguồn từ một nơi khác.
Giới chức Mỹ và Trung Quốc nhiều lần "khẩu chiến" về nguồn gốc của virus gây bệnh Covid-19. Trong khi Washington đổ lỗi cho Bắc Kinh không minh bạch khiến thế giới chậm trễ 2 tháng ứng phó, một phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc tuần trước ủng hộ giả thuyết cho rằng quân đội Mỹ đưa virus SARS-CoV-2 vào cuối năm ngoái.
Minh Phương
Li Băng phong tỏa đất nước ngăn Covid-19 lây lan Chính phủ Li Băng tuyên bô đóng cửa biên giới, các cảng, sân bay và kêu gọi người dân ở trong nhà trong 2 tuần nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Đường phố ở Li Băng (Ảnh: EPA) Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Li Băng Manal Abdul Samad tại một cuộc họp báo ngày 15/3 cho biết, chính...