Thanh niên đóng vai trò xung kích trong bảo vệ chủ quyền biển đảo
Đây là phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tại buổi lễ trao giải cuộc thi viết “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Uỷ viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trao giải Nhất cuộc thi và động viên tác giả Nguyễn Đình Phú tiếp tục phát huy tinh thần học tập để góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Tối 28/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Thị Mai – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Trương Minh Tuấn – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Lê Quốc Phong – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Phi Long – Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành ở Trung ương… các tập thể, cá nhận đạt giải và gần 500 đoàn viên thanh niên đang công tác và học tập trên địa bàn Hà Nội…
Được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 12/2016, cuộc thi dành cho các đối tượng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và công tác ở nước ngoài có độ tuổi từ 16 đến 35.
Cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài; cổ vũ, khuyến khích những ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, những đóng góp thiết thực của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Sau hơn 4 tháng nhận bài dự thi, với 202 bài gửi về từ các nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Phần Lan… với nhiều nội dung phong phú, Ban Tổ chức đã chọn ra 15 tác phẩm để trao giải.
Video đang HOT
Trong đó, giải Nhất thuộc về tác phẩm “Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về biển đảo Việt Nam” của 2 tác giải Nguyễn Đình Phú và Lê Quốc Chiến (thuộc nhóm VietData – Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ); 2 giải Nhì thuộc về tác phẩm ” Đóng góp ý kiến về vấn đề nước sạch, rau xanh và môi trường các quần đảo tuyến ngoài” của tác giả Đỗ Cao Sơn (Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc) và tác phẩm “Một số giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển kinh tế biển xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển” của tác giả Bùi Minh Dũng (sinh viên tại Cộng hoà Liên bang Nga)…
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại lễ trao giải.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong đó thanh niên luôn được xem là vai trò xung kích quan trọng. Qua cuộc thi này tôi kêu gọi và mong muốn các bạn thanh niên, sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước luôn rèn đức, luyện tài, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, không ngừng học tập nâng cao trình độ, học hỏi những tinh hoa ở nước ngoài nhằm tích cực đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và xây dựng phát triển đất nước”.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhắc nhở thanh niên Việt Nam cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác cách mạng, hiểu đúng, hiểu rõ các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta để giải quyết những vấn đề trên Biển Đông. Từ đó có các nhận thức đúng, đầy đủ, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội xấu lôi kéo, kích động gây mất ổn định xã hội, chia sẻ khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết giữ gìn môi trường hoà bình nhằm thúc đẩy đất nước ngày càng hội nhập và phát triển.
Về các tác phẩm đoạt giải, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết sẽ dịch ra tiếng Anh làm quà tặng nhằm tôn vinh các tác giả đoạt giải, qua đó thúc đẩy các sáng kiến, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của các bạn thanh niên và sinh viên.
Anh Nguyễn Phi Long – Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam nhận xét: “Những tác phẩm dự thi đã góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tôi mong muốn các bạn thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngước ngoài sẽ tiếp tục tiên phong, xung kích trong học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lao động sản xuất, luôn hướng về Tổ quốc, góp sức trẻ và hoài bão của mình trong xây dựng đất nước ngày càng phát triển”.
Tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi, Nguyễn Đình Phú (ngoài cùng bên trái) và các khách mời giao lưu với khán giả tại buổi lễ.
Anh Nguyễn Đình Phú – tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi xúc động chia sẻ: “Tôi rất khao khát được ra thăm Trường Sa. Tôi sẽ mang các tác phẩm đoạt giải trong đó có bài viết của tôi tặng các chiến sĩ để họ đọc và hiểu được tình cảm của thanh niên chúng tôi dành cho người người lính đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Mong muốn đó của anh Nguyễn Đình Phú cũng đã thành hiện thực khi Ban tổ chức cho biết, các tác giả đoạt giải cao (Nhất, Nhì, Ba) sẽ được tham gia đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông ra thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa trong thời gian tới.
Theo Infonet
Tuyên bố ứng xử Biển Đông DOC là gì và để làm gì?
Các chuyên gia và báo giới thường nhắc đến Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC). Vậy DOC là gì và được ra đời trong bối cảnh như thế nào?
Cụm từ này thường được nhắc nhất khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Những năm 1970 và 1980 xảy ra tình trạng tranh chấp phức tạp và căng thẳng giữa các bên liên quan ở Biển Đông, trong đó có sự kiện Trung Quốc hai lần dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và một số đảo, bãi đá của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988.
Trước tình hình đó, tháng 7-1992, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại thủ đô Manila, Philippines nhằm kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng tình hình.
Đồng thời khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông - Nam Á (TAC) để làm cơ sở xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuy nhiên, qua nhiều năm nỗ lực đàm phán, Trung Quốc và ASEAN vẫn không tìm được tiếng nói chung về việc thành lập COC.
Để hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông, các bên đã đồng ý ký kết DOC ngày 4-11-2002 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần 8 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
10 điểm đồng thuận trong DOC cho thấy văn kiện này không có tính ràng buộc giữa các bên.
DOC không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp mà chỉ tạo điều kiện cho các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp, trong đó kêu gọi các bên tạo ra một môi trường hợp tác, hòa bình, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ có thông qua UNCLOS, Trung Quốc vẫn sẽ hung hăng Washington đã bị Trung Quốc gọi là "đạo đức giả" khi lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài và UNCLOS trong khi Mỹ chưa thông qua UNCLOS. Thật ra nếu Mỹ thông qua UNCLOS, Trung Quốc cũng vẫn không tuân thủ luật pháp quốc tế. Tàu sân bay USS John C. Stennis tuần tra trên...