Thanh niên Đồng Nai “Hướng đến Cộng đồng ASEAN năm 2015″
Đó là chủ đề của Hội trại giao lưu giữa thanh niên tỉnh Đồng nai và thanh niên Lào, Campuchia năm 2015, diễn ra từ ngày 17 – 18/10/2015, tại Văn Miếu Trấn Biên do Sở Ngoại vụ và Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Nai phối hợp tổ chức.
Đây là năm thứ hai tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội trại giao lưu. Đến dự có các đồng chí: Đại sứ Vũ Đăng Dũng – Vụ trưởng đặc trách Vụ ASEAN; Đặng Quốc Toàn – Bí thư BCH Trung ương Đoàn; chị Nguyễn Thị Thu Vân – Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam và sự 250 thanh niên, sinh viên Đồng Nai và 196 thanh niên, sinh viên Lào và Campuchia đang theo học các trường đại học, cao đẳng tại Đồng Nai.
Trong khuôn khổ chương trình giao lưu “Hướng đến Cộng đồng ASEAN năm 2015″ đã diễn ra các hoạt động như: nói chuyện chuyên đề Tuyên truyền về ASEAN và biển đảo; Hội thi Tiếng Anh dành cho cán bộ Đoàn; tổ chức thi cắm trại, trò chơi lớn; Hội thi thiết kế báo tường với chủ đề “Hướng đến Cộng đồng ASEAN năm 2015″; Biểu diễn văn nghệ giao lưu “Sắc màu ASEAN”; tổ chức hoạt động công tác xã hội, vận động trao tặng quà 200 phần quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tổng trị giá 200 triệu đồng.
Dịp này, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTNVN tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức Tuyên dương 59 gương “Thủ lĩnh thanh niên tiêu biểu” tỉnh Đồng Nai năm 2015 để ghi nhận, biểu dương những đóng góp của cán bộ Đoàn – Hội đối với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tỉnh trong thời gian qua.
Video đang HOT
Hiện mỗi năm có hơn 100 sinh viên nước bạn Lào, Campuchia tham gia các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng tại các trường ở Đồng Nai. Đây là một trong những chương trình hợp tác, hữu nghị đào tạo nguồn nhân lực giữa tỉnh Đồng Nai và một số địa phương của nước bạn Lào, Campuchia.
Với truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân 3 nước nói chung và tuổi trẻ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia nói riêng; trong những năm qua, cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Đồng Nai đã tham gia tốt các hoạt động quốc tế thanh niên, chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu thanh niên 3 nước, đặc biệt là nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; đây cũng là hoạt động nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hỗ trợ cho cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia hội nhập quốc tế.
Theo TTBC
Vụ kiện da cam tại Pháp: Các luật sư nỗ lực đưa vụ kiện đi tiếp
Ngày 15/10 tại tòa Đại hình thành phố Evry (Pháp) đã diễn ra buổi làm việc giữa thẩm phán, các luật sư Amélie Lefèbvre và Bertrand Repolt, thuộc Văn phòng luật sư Bourdon & Forestier - nơi bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Tố Nga, và các luật sư đại diện cho 26 công ty hóa chất Mỹ.
Mục đích nhằm giải quyết "sự cố về cái gọi là về tính xác thực của các tài liệu" được nêu ra tại phiên làm việc gần đây nhất diễn ra vào ngày 18/6 vừa qua.
Tại phiên làm việc đó, các công ty hóa chất Mỹ đã viện cớ rằng các tài liệu được bên nguyên gửi kèm trong đơn kiện "không có chứng cứ rõ ràng" nên không thể bắt đầu vụ kiện. Đây thực chất là một thủ thuật nhằm cố tình trì hoãn vụ kiện, làm cho các luật sư tại Văn phòng luật sư Bourdon & Forestier cũng như nguyên đơn là bà Trần Tố Nga cảm thấy mệt mỏi, nản chí và muốn thoái lui trong hành trình đi tìm công lý. Điều này là rất đáng lo ngại trong bối cảnh sức khỏe của bà Trần Tố Nga ngày một giảm sút với việc xuất hiện nhiều căn bệnh không rõ nguyên nhân khiến bà phải liên tục nằm viện.
Hai luật sư Amélie Lefèbvre và Bertrand Repolt trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN sau phiên tòa ngày 15/10.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp sau phiên tòa chiều ngày 15/10, hai luật sư Amélie Lefèbvre và Bertrand Repolt đều bày tỏ sự phấn khởi khi vụ kiện đang từng bước vượt qua các rào cản và tiếp tục tiến triển. Tại buổi làm việc, các luật sư đại diện cho 26 công ty Mỹ từng tham gia sản xuất chất độc da cam, một lần nữa lại yêu cầu bà Trần Tố Nga phải đưa ra những giấy tờ xác nhận bà từng làm việc tại những khu vực bị rải chất độc da cam trong những năm chiến tranh chẳng hạn như Hợp đồng lao động, Giấy biên nhận trả lương hoặc những bằng chứng xác nhận mối liên hệ giữa chất diệt cỏ và các căn bệnh mà bà đang mang trong mình.
Theo luật sư Bertrand Repolt, đây là những đòi hỏi hết sức vô lý, không có cơ sở vì các phiên tranh tụng chưa diễn ra, phiên tòa mới chỉ bắt đầu với các buổi làm việc mang tính thủ tục. Chỉ khi nào diễn ra các phiên tranh tụng thì luật sư bên nguyên mới đưa ra các luận cứ khoa học cũng như những lập luận về mối liên hệ cũng như tác động của chất độc da cam đối với tình trạng sức khỏe hiện nay của bà Trần Tố Nga.
Ngoài ra, đòi hỏi cung cấp bảng lương của những người từng làm việc trong chiến tranh vào thời điểm cách đây 40-50 năm là điều không thể thực hiện được. Việc một số luật sư đại diện cho các công ty Mỹ nêu vấn đề về tính xác thực của các tài liệu dịch thuật theo luật sư Amélie Lefèbvre, là không xác đáng vì với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang tài liệu thì một vài từ ngữ chưa thật chuẩn là điều khó tránh khỏi, nhưng điều đó không làm cho toàn bộ hồ sơ trở nên "không thể hiểu được".
Các luật sư cũng cho biết, theo kế hoạch, bà Trần Tố Nga sẽ phải tiến hành các xét nghiệm y khoa mới với việc lấy mẫu sinh học và lần này là những xét nghiệm mang tính pháp lý tại một cơ sở sẽ được tòa chỉ định sau.
Tại buổi làm việc, thẩm phán đã lắng nghe luật sư các bên trình bày quan điểm, không bình luận và chưa đưa ra kết luận. Mặc dù vậy, vào cuối buổi làm việc, thẩm phán đã thông báo là sẽ ấn định thời hạn chót để đại diện các công ty Mỹ trả lời kết luận của các luật sư bên nguyên trong đơn kiện và luật sư các bên sẽ gặp nhau vào ngày 3/12 sắp tới nhằm thống nhất lịch trình cho các phiên tranh tụng.Khi được hỏi về cảm nhận sau chuyến đi Việt Nam và tham gia cuộc đi bộ "Đồng hành cùng nạn nhân da cam" được tổ chức ngày 2/8 tại Công viên văn hóa Đầm Sen nhân "Ngày nạn nhân chất độc da cam", hai luật sư Amélie Lefèbvre và Bertrand Repolt đều cho rằng đây là một chuyến đi hết sức ý nghĩa. Theo họ, những gì tận mắt chứng kiến sẽ giúp họ có thêm cơ sở và luận chứng về những di chứng do chất độc da cam gây ra đối với sức khỏe con người ở Việt Nam.
Đây là những bằng chứng không thể tranh cãi được. Ngoài ra, các cuộc gặp cảm động với các nạn nhân chất độc da cam, sự can đảm của những con người đang bị bệnh tật giày vò, cũng giúp họ thêm niềm tin và quyết tâm đi đến cùng trong vụ kiện các công ty Mỹ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin, yêu cầu các công ty thực hiện trách nhiệm bồi thường cho những nạn nhân bị đối xử bất công mà người đại diện là bà Trần Tố Nga.
Tin, ảnh: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Theo Báo Tin tức
Sức mạnh bó đũa và câu chuyện từ Techcombank "Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt nhưng với sợi dây liên kết - hay nói cách khác là văn hóa doanh nghiệp, những thực tế đó tạo thành "bó đũa" khó có thể bẻ gãy". Chia sẻ của anh Ngô Nam Phong về sức mạnh đồng lòng và tham vọng vươn tầm quốc tế của ngân hàng...