Thanh nhạc và Piano ngành học thú vị, thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ 10X
Vừa được trang bị kiến thức nghề nghiệp, vừa được trải nghiệm 4 năm học với đam mê. Đó là hai trong những lý do tạo nên sức hút của ngành Thanh nhạc, Piano.
Sinh viên ngành Thanh nhạc Trường Đại học Văn Hiến trong giờ thực hành
Xu hướng giải trí đa dạng, ngành Thanh nhạc và Piano càng có chỗ đứng
Đời sống ngày càng cao, sau giờ làm việc mọi người thường dành thời gian đi nghe hòa nhạc, nhạc kịch hay thăm bảo tàng. Điều này cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài nhu cầu về vật chất, nhu cầu thưởng thức các giá trị tinh thần, nghệ thuật của con người cũng được nâng cao.
Minh chứng cho điều này, ngày càng có nhiều trung tâm triển lãm nghệ thuật, ca nhạc, hay các phòng trà phục vụ nghệ thuật ra đời tại TPHCM. Chính vì giá trị nghệ thuật được đề cao, việc lựa chọn học các ngành nghề về nghệ thuật cũng mang đến cơ hội việc làm lớn cho học sinh, sinh viên.
Thanh nhạc và Piano là hai trong những ngành học tuy mới mẻ ở cấp đại học nhưng lại có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên, cả hai ngành học này còn sở hữu môi trường đào tạo nghệ thuật đầy thú vị trong suốt 4 năm học.
Chưa bao giờ giá trị nghệ thuật, văn hóa thần tượng lại được đề cập nhiều như hiện nay. Dù ở lứa tuổi nào, mỗi con người luôn có những hình ảnh, những thần tượng riêng như một thước đo chuẩn mực để hướng đến. Chính vì vậy, có thể nói đi theo nghiệp nghệ thuật là quyết định “đúng trend”.
Nhận thấy sự quan tâm lớn của một bộ phận các bạn trẻ đam mê nghệ thuật, thanh nhạc nền từ năm 2015, Trường ĐH Văn Hiến là trường đại học ngoài công lập đầu tiên trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo 2 ngành nghệ thuật là Piano và Thanh nhạc bậc đại học chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ.
Video đang HOT
Thanh nhạc và piano là những ngành học đang tạo nên sức hút với các bạn trẻ
Nghề có thể “hái ra tiền” ngay từ năm 3
Học để có việc làm, học để định vị bản thân là điều mà mọi sinh viên mong muốn khi đi theo các ngành học có tính nghệ thuật. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cá nhân tốt là một trong những yếu tố giúp bạn dễ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, các công ty giải trí.
Một sinh viên có giọng hát tốt, hay một bàn tay chơi piano điêu luyện sẽ mang lại cho bạn nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống, giúp bạn trở nên nổi bật hơn trước đám đông.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc sinh viên chọn được cho mình một môi trường đào tạo đúng đắn. Bởi điều đó mang đến cho sinh viên cơ hội trải nghiệm và bước chân vào nghề.
Thực tế, trong xã hội văn minh, khi các giá trị học thuật tri thức ngày càng được đề cao, những cá tính mạnh mẽ, xu hướng nghệ thuật khác lạ luôn chọn được chỗ đứng, thì tâm lý được thể hiện cái tôi của bạn trẻ ngày càng được chú trọng.
Ở môi trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp như tại Đại học Văn Hiến, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản, có cơ hội thực tập và làm việc cùng những nghệ sĩ nổi tiếng. Hầu hết sinh viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn được trang bị tốt kỹ năng mềm, giao tiếp, ứng xử trước đám đông…
Thanh nhạc, Piano là hai chuyên ngành giúp sinh viên có việc làm sớm, thậm chí khi mới học năm nhất. Việc “chạy show” Piano hay show ca nhạc tại các phòng trà, cà phê, khách sạn, sự kiện… sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, không bỡ ngỡ với thực tế sau tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, Thanh nhạc và Piano là một trong những ngành học tại Trường ĐH Văn Hiến có chi phí đào tạo phù hợp với những bạn có cá tính và đam mê nghệ thuật.
Học phí vừa phải, đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu chuyên môn nên có thể nói sau Nhạc viện TPHCM, Trường ĐH Văn Hiến là một trong những địa chỉ tốt nhất cho sinh viên có nguyện vọng bước chân vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp.
Mọi thông tin về đào tạo, độc giả truy cập website: http://tuyensinh.vhu.edu.vn/
Anh Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Có nên thưởng cho con những món quà đắt tiền?
'Con đạt học sinh giỏi mẹ sẽ tặng cho con chiếc iPhone mới', "con đậu ĐH đi rồi ba mua xe máy cho con...'. Không ít phụ huynh đã 'treo' những phần thưởng như thế để kích thích con học tập.
Ở lứa tuổi học trò, phần thưởng khuyến khích con nên là những món quà nhỏ có giá trị tinh thần
Sắp kết thúc học kỳ một, phụ huynh Nguyễn Hoa có con học lớp 4 Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Q.Tân Phú, TP.HCM : "Tôi hứa với con sẽ mua bất cứ thứ gì con muốn, nếu con thi học kỳ môn toán được 10 điểm. Cháu nói cháu thích có một chiếc iPad giống chị gái vì lâu nay muốn chơi phải mượn chị. Thực ra số tiền đó cũng không nhỏ, nhưng nếu để giúp con có động lực học tập, tôi sẵn sàng".
Được biết, con của chị Hoa sau khi nghe mẹ nói đã rất chăm chỉ học tập để quyết tâm được nhận iPad. Những năm học trước, điểm toán của bé chỉ được 7-8 điểm nên điểm 10 trở thành một mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu năm học.
Không chỉ chị Hoa, mà rất nhiều phụ huynh khác sử dụng những phần thưởng được mua bằng một khoản tiền lớn để khuyến khích con. Chẳng hạn như chiếc iPhone, iPad trị giá hơn chục triệu đồng nếu con đạt học sinh giỏi, chiếc xe máy mới vài chục triệu nếu đậu vào trường THPT 'xịn'... Với một số gia đình giàu có, khi con đậu ĐH, phần thưởng cho con có khi còn là xe Vespa, SH, quần áo đồ dùng hàng hiệu, thậm chí xe hơi.
Chọn phần thưởng có giá trị tinh thần
Ông Trần Sơn (TP.HCM), người cha có con trai đậu ĐH Harvard (Mỹ), : "Rất nhiều phụ huynh giàu có, khi con đạt thành tích thì thưởng những món đồ vật chất đắt tiền nhưng không có giá trị thực sự trong việc khuyến khích con nỗ lực học tập. Món quà mà tôi tặng con khi con đạt học sinh giỏi là sách, là những chuyến về quê thăm bà nội, thăm nghĩa trang Trường Sơn nơi trước đây có rất nhiều người trẻ bằng tuổi cháu đã ngã xuống. Tôi dạy cháu những giá trị tinh thần như sự sẻ chia, trách nhiệm cộng đồng... từ những 'phần thưởng' như thế. Và cháu cũng đón nhận rất hào hứng".
về vấn đề này, tiến sĩ tâm lý Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý Trường ĐH Koa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng: "Phần thưởng là một cách để khuyến khích hành vi tốt nhằm hướng tới mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng phần thưởng đúng thì sẽ gây hại cho người được thưởng. Nhất là ở lứa tuổi còn đi học. Nó sẽ khiến một đứa trẻ bị lệ thuộc, đặt ra mục tiêu học tập không phải vì khao khát tri thức, mà là vì để được nhận quà. Đứa trẻ sẽ tính toán trong đầu, là mình đạt điểm 10 lần này mình sẽ đòi thưởng gì, lần sau mình sẽ đòi món gì... Nguy hại là nếu không có thưởng, con sẽ không muốn học nữa".
Theo tiến sĩ Điệp, có nhiều phần thưởng, trong đó, những thứ chỉ có giá trị vật chất đơn thuần có thể gây tác hại xấu như những đồ chơi công nghệ (iPhone, iPad) không phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều món quà có ý nghĩa tinh thần, giúp trẻ hiểu thêm về các giá trị khác trong cuộc sống, chẳng hạn như sách, mộn cây đàn guitar đúng sở thích của trẻ, một buổi ăn kem thỏa thích, một đôi giày mới thay cho đôi giày đã cũ, hoặc những chuyến du lịch về quê, khám phá những vùng đất mới...
"Trẻ thường thích nhiều thứ. Phụ huynh cho trẻ liệt kê ra các món cháu thích, sau đó lựa chọn món quà nào có giá trị tinh thần nhiều hơn để thưởng, chứ không nên chiều theo những sở thích thiên về vật chất đắt tiền", tiến sĩ Điệp thêm.
Theo TNO
TS Nguyễn Bách: Âm nhạc hay làm nên người tốt TS Nguyễn Bách cùng với người vợ Nguyễn Thanh Tú, giảng viên piano, mở trường nhạc B.A.C.H tại Sài Gòn. Sau sáu năm hoạt động đã có hơn 300 học viên theo học với nhiều môn học khác nhau, đặc biệt là môn văn hoá âm nhạc, với mục tiêu đào tạo toàn diện cho một học sinh trường nhạc. Con đường đi...