Thanh minh vụ Quốc ca trận Việt Nam – Lào bị tắt tiếng, BH Media vẫn hứng loạt chỉ trích
Hàng loạt nền tảng của BH Media đang hứng chịu những bình luận, đánh giá bức xúc sau sự việc Quốc ca trận Việt Nam – Lào bị tắt âm thanh.
BH Media bị dân mạng “tấn công”
Sự việc người hâm mộ bóng đá Việt Nam không thể nghe được phần hát Quốc ca trước trận đấu Việt Nam – Lào vào tối 6/12 vẫn đang tiếp tục “ nóng” các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Vì cho rằng đơn vị đứng sau sự việc là BH Media – đơn vị truyền thông từng vướng ồn ào liên quan đến việc đánh gậy bản quyền bản ghi “Tiến quân ca” hồi đầu tháng trước, dân tình đã tiếp tục tràn vào Fanpage của BH Media, để lại hàng loạt bình luận bày tỏ sự bức xúc.
Hàng loạt bài đăng gần đây trên Fanpage của đơn vị này cũng nhận về hàng nghìn lượt tương tác nhưng nhiều trong số đó là biểu cảm phẫn nộ. Thậm chí, rất nhiều bình luận đã kêu gọi các tài khoản đánh giá 1 sao đối với ứng dụng của BH Media.
Trong khi đó, với trang BH Music, trang âm nhạc chính thức của BH Media, người hâm mộ cũng để lại rất nhiều bình luận bức xúc, khiến trang này sau đó đã tắt chế độ bình luận công khai.
BH Media hứng chịu làn sóng phẫn nộ của dân mạng sau vụ Quốc ca trận Việt Nam – Lào trên nền tảng Youtube bị tắt tiếng.
Đây không phải lần đầu các kênh của BH Media “dính đạn”. Trước đó, liên quan đến ồn ào đánh gậy bản quyền Tiến quân ca hay ca khúc Giấc mơ trưa, cả Fanpage và kênh Youtube 10 triệu người theo dõi của đơn vị này cũng bị dân mạng tràn vào “tấn công”.
Sự việc bắt đầu khi nhạc sĩ Giáng Son đăng tải ca khúc “Giấc mơ trưa” do chính mình sáng tác lên YouTube cá nhân nhưng ngay sau đó đã bị khiếu nại bản quyền.
Một tháng sau khi Giáng Son lên tiếng, đầu tháng 11, phía BH Media đã mở cuộc họp báo và cho biết mình rất ghi nhận việc nữ nhạc sĩ có ý thức bản quyền nhưng vì trên YouTube có nhiều bản ghi “Giấc Mơ Trưa” của nhiều chủ sở hữu khác nữa nên YouTube đã so sánh, đối chiếu và tự động gửi thông báo xác nhận bản quyền tới nhạc sĩ Giáng Son.
Cũng ngay sau khi sự việc xảy ra, BH Media đã “nhả” bản quyền bài hát cho nhạc sĩ Giáng Son.
Đáp lại phía phản hồi của BH Media, nhạc sĩ Giáng Son lại khẳng định “các bạn rất lươn lẹo” khi YouTube chỉ cung cấp công cụ cho đối tác tự quản lý và thực thi, nếu đối tác không tự ý bật chức năng “nội dung độc quyền” và ra lệnh quét trùng khớp thì không có chuyện video âm nhạc của cô bị dính xác nhận bản quyền từ BH Media.
Video đang HOT
Mới đây, trong một chương trình của Đài VTV cũng đã lên án việc BH Media xác nhận sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca – Quốc ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc.
BH Media cho biết khi Hồ Gươm Audio ủy quyền cho công ty này quản lý và khai thác trên YouTube, đơn vị này không hề bật nút kiếm tiền, quảng cáo để đảm bảo tính tôn nghiêm cho tác phẩm “Tiến quân ca”. Người dân cũng được nghe miễn phí tác phẩm này.
BH Media phủ nhận việc liên quan đến sự cố tắt âm thanh Quốc ca trận Việt Nam – Lào tối 6/12
Về sự việc, đại diện BH Media khẳng định với Người lao động, trong trận đấu Việt Nam – Lào, không hề có bên nào “đánh bản quyền” “Tiến quân ca”, mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng phần “Tiến quân ca” để phòng xa.
BHMedia khẳng định không liên quan đến việc tắt tiếng Quốc ca trên Youtube trong trận Việt Nam – Lào.
Màn chào cờ tắt âm thanh khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Trên Thanh Niên, BH Media cho rằng, trong trận Việt Nam – Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16/11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi Tiến quân ca do hãng đĩa nước ngoài là Hãng đĩa Marco Polo sản xuất.
Video trận đấu thuộc Vòng loại thứ 3 của World Cup 2022 giữa đội tuyển Việt Nam và Ả Rập Xê Út đăng tải trên kênh YouTube “FPT Bóng Đá Việt” đã bị Naxos Digital Services US (thay mặt cho Hãng đĩa Marco Polo) thông báo xác nhận sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam.
Kênh YouTube của FPT không có lỗi, họ chỉ là đơn vị tiếp sóng. Ban tổ chức sân mới chính là người đã chọn bản ghi Tiến quân ca của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất.
Theo BH Media, việc sử dụng bản ghi “Tiến quân ca” của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép, của ban tổ chức sân, đã khiến các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu.
Trước đó, với những người theo dõi trận đấu được phát sóng trực tiếp qua nền tảng YouTube đã chứng kiến phần hát quốc ca của đội tuyển Việt Nam không có âm thanh.
“Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm”, thông báo hiện trên màn hình lúc cầu thủ Việt Nam hát quốc ca.
BH Media tuyên bố sẽ trao 1 tỷ đồng cho ai chứng minh được đơn vị kinh doanh Tiến Quân Ca
Sau khi bị lên án sử dụng bản quyền trái phép, BH Media đã có những thông tin mới nhất với truyền thông.
Vừa qua, các nghệ sĩ cùng dư luận đã không khỏi bức xúc trước việc đơn vị BH Media nắm quyền sở hữu bản quyền các ca khúc như Quốc ca, video Quốc tang hay loạt các sản phẩm âm nhạc là chất xám của nghệ sĩ. Trước những tranh cãi liên quan đến vấn đề này, mới đây, đại diện BH Media đã thông tin đến truyền thông để làm rõ sự việc.
VTV lên án việc BH Media sử dụng bản quyền trái phép
BH Media khẳng định hình ảnh kênh YouTube VTV1 bị đánh bản quyền là kênh YouTube giả mạo
Phía đại diện BH Media khẳng định video Quốc tang được VTV phản ánh là đơn vị này nắm bản quyền thực chất đã sử dụng hình chụp màn hình một kênh YouTube giả mạo VTV1. Phía đơn vị này cho biết, đối với việc quét bản quyền tự động của YouTube, khi gửi thư thông báo xác nhận bản quyền, hệ thống tự động của YouTube chắc chắn sẽ dẫn chính xác tên của video.
BH Media khẳng định, hình ảnh được VTV dẫn chứng là kênh YouTube giả mạo VTV1
Đại diện BH Media chia sẻ: " Với hình ảnh minh họa được sử dụng, có sự bất nhất về tên của video được nhắc đến trong tiêu đề và trong phần nội dung thư. Khi nhận thấy những điểm bất thường trong hình ảnh minh họa này, BH Media đã rà soát trên hệ thống nhưng không thể tìm được video nào giống như trong hình ảnh minh họa.
Qua kiểm tra rà soát trên YouTube, chúng tôi thấy kênh VTV1 này do Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông đa phương tiện 5G (5G Network) tạo ra - là kênh kinh doanh bất hợp pháp nhiều nội dung của VTV. Không chỉ vậy, 5G Network còn ngang nhiên liên hệ YouTube để xin dấu tick xác thực cho kênh YouTube VTV1 giả mạo này".
BH Media chụp màn hình dẫn chứng một video thuộc kênh YouTube "VTV1" giả mạo với ID là IhFsDdWVDb4
Đơn vị này cho hay: "Khi chúng tôi dùng ID IhFsDdWVDb4 để kiểm tra trong hệ thống của YouTube thì nhận thấy kênh VTV1 giả mạo này nằm trong network của 5G"
BH Media cho biết: Đơn vị giả mạo kênh YouTube của VTV1 cũng chính là đơn vị làm kênh YouTube cho nhạc sĩ Giáng Son?
Đại diện BH Media cho hay: "Khi nhấn vào đường link của kênh VTV1 giả mạo này, có thể thấy kênh đã được đổi tên thành kênh TIN TỨC 24H MỚI NHẤT. Kênh này hiện vẫn đang tiếp tục đăng tải các video tin tức và áp dụng việc khai thác doanh thu kiếm tiền.
Thông tin trên mô tả kênh VTV1 giả mạo được BH Media chụp lại vào tháng 11/2020 hoàn toàn trùng khớp với thông tin trong phần mô tả kênh đang hiển thị trên kênh TIN TỨC 24H MỚI NHẤT hiện tại. Kênh TIN TỨC 24H MỚI NHẤT có hiển thị thông tin liên lạc là e-mail của 5G Network. Thật trùng hợp, 5G Network là đơn vị làm kênh YouTube cho nhạc sĩ Giáng Son - E-mail của 5G Network trùng khớp với e-mail liên lạc trên kênh của nhạc sĩ Giáng Son".
Phía đơn vị BH Media đưa dẫn chứng để khẳng định việc Đơn vị 5G Network đã làm kênh YouTube cho nhạc sĩ Giáng Son
Phía BH Media nói thêm: " Chúng tôi ngờ rằng nhạc sĩ Giáng Son đã không được 5G Network tư vấn đầy đủ và chính xác về bản quyền âm nhạc trên YouTube dẫn tới hiểu nhầm rằng chúng tôi "đánh gậy bản quyền", "kiện bản quyền" khi chị upload bản ghi Giấc Mơ Trưa lên YouTube.
Chúng tôi nhấn mạnh, thông báo xác nhận bản quyền mà nhạc sĩ Giáng Son nhận chỉ là hoạt động quét bản quyền tự động của YouTube mà bất kì người làm kênh YouTube nào cũng biết. Việc quét bản quyền này có tác dụng bảo vệ bản quyền cho những chủ sở hữu các bản ghi hình, ghi âm hợp pháp đã đăng ký trên YouTube. Nhờ sức mạnh của hệ thống quét này mà BH Media mới phát hiện ra những kênh giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam".
BH Media sẵn sàng trao thưởng 1 tỷ cho ai chứng minh được BH Media khai thác lợi nhuận trên các video có chứa bản ghi âm Tiến Quân Ca
Về trường hợp BH Media bị lên án vì nắm quyền sở hữu ca khúc Tiến Quân Ca, phía đơn vị cho biết: "BH Media xin khẳng định, chúng tôi chỉ là đơn vị được ủy quyền cho quản lý và phát hành bản ghi Tiến Quân Ca trên YouTube. Bản ghi này không bật nút kiếm tiền và để cho người dùng sử dụng miễn phí.
Đối với bản ghi âm Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất và phát hành, chính sách trên hệ thống Content ID mà BH Media đang áp dụng là theo dõi (track) chứ không phải kiếm tiền.
Nhưng BH Media vẫn luôn phải đảm bảo quét bản quyền để tránh những người dùng sử dụng bản ghi Tiến quân ca của Hồ Gươm vào những mục đích xấu. Đó chính là trách nhiệm của BH Media.
BH Media sẽ có những hành động pháp lý phù hợp để bảo vệ tổ chức của mình. Đồng thời, BH Media sẵn sàng trao thưởng 1 tỷ đồng cho những ai chứng minh được rằng BH Media khai thác lợi nhuận trên các video có chứa bản ghi âm Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất và phát hành".
Hình ảnh BH Media công khai nhằm chứng minh việc bản ghi âm Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất và phát hành, chính sách trên hệ thống Content ID mà BH Media đang áp dụng là theo dõi (track) chứ không phải kiếm tiền
BH Media cho hay, phía đơn vị sẵn sàng trao thưởng 1 tỷ đồng cho những ai chứng minh được rằng BH Media khai thác lợi nhuận trên các video có chứa bản ghi âm Tiến Quân Ca
Ảnh: BH Media cung cấp
BH Media phản pháo vụ bị nói "nhận vơ" bản quyền Tiến quân ca, có nhầm lẫn và giả danh? Phía BH Media đã lên tiếng trước sự việc bị "tố" sử dụng bản quyền trái phép ca khúc "Tiến Quân Ca". Công ty này cũng có động thái mới trên Fanpage vốn đang rất "hot". Vừa qua, bản tin VTV phản ánh vấn đề BH Media giữ bản quyền sở hữu các ca khúc như Tiến Quân Ca, phần âm thanh trong...