‘Thành Lộc xứng đáng nhận giải Mai Vàng, nhưng tôi ủng hộ các bạn trẻ hơn’
“Nghệ sĩ Thành Lộc rất xứng đáng với giải thưởng, nhưng nếu được, tôi nghiêng về phần ủng hộ cho các bạn trẻ hơn”, đạo diễn Quốc Thảo bày tỏ.
Ngày 11/1, tại TP.HCM giải thưởng Mai Vàng tiếp tục tổ chức lễ trao giải thưởng một số hạng mục trước đêm trao giải chính thức, do thời chương trình đêm trao giải trực tiếp có hạn.
Trong chương trình còn có buổi giao lưu với các nghệ sĩ từng đạt giải Mai Vàng như: NSND Việt Anh, NSƯT Tú Sương, nghệ sĩ Quốc Thảo.
Chia sẻ về hạng mục các giải thưởng sân khấu năm nay như, NSND Việt Anh, đạo diễn Quốc Thảo đều thể hiện quan điểm ủng hộ các nhân tố trẻ thay vì các tên tuổi “nhẵn mặt” với giải Mai Vàng.
Cụ thể, khi được đặt câu hỏi để nhận định về 2 gương mặt nghệ sĩ tranh giải ở hạng mục Sân khấu là Thành Lộc và Võ Minh Lâm, đạo diễn Quốc Thảo thẳng thắng cho rằng, với giải thưởng này “trong tầm tay” của nghệ sĩ Thành Lộc.
Tuy nhiên, theo quan điểm của nam đạo diễn anh ủng hộ những gương mặt nghệ sĩ trẻ được xuất hiện trong chương trình để làm động lực cho các bạn phát triển, đi xa hơn trong nghề.
“Ngày xưa tôi cũng là một đạo diễn trẻ, trong tác phẩm thứ 2 tôi đã nhận được giải Mai Vàng. Điều này chính là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trong nghề nghiệp của mình. Vậy nên tôi rất ủng hộ nếu như các bạn trẻ xứng đáng. Tôi biết, với tài năng của mình, Thành Lộc rất xứng đáng với giải thưởng, nhưng nếu được, tôi nghiêng về phần ủng hộ cho các bạn trẻ hơn”, đạo diễn Quốc Thảo bày tỏ.
Nghệ sĩ Quốc Thảo cho rằng các giải thưởng nên ưu tiên cho các nghệ sĩ trẻ, các tác phẩm mới.
NSND Việt Anh đồng quan điểm với đạo diễn Quốc Thảo về việc nên xuất hiện những gương mặt trẻ.
Việc những gương mặt nghệ sĩ tên tuổi làm lại những vở diễn cũ đã thành công cũng là những vở diễn khá lâu. Điều này khiến việc các bạn trẻ sáng tạo sẽ không được đánh giá đúng mực.
Video đang HOT
“Chúng ta cứ dựng lại những vở kinh điển với kịch bản tốt rất khó để thế hệ hiện tại có thể cạnh tranh. Tôi khuyến khích nên dành đất cho các nghệ sĩ trẻ và đạo diễn trẻ”, NSND Việt Anh cho hay.
NSND Việt Anh cho rằng các nghệ sĩ trẻ yếu thế hơn khi cạnh tranh với các tên tuổi lớn, cần phải có sự thay đổi trong việc đề cử.
Chia sẻ về kỷ niệm chương trình, điều khiến nghệ sĩ Quốc Thảo ấn tượng nhất là ở lễ trao giải Mai Vàng là kỷ niệm năm 2000, sự kiện được diễn ra tại Công viên văn hóa Suối Tiên, anh phải di chuyển bằng xe máy từ sân khấu 5B đến nơi nhận giải.
Nghệ sĩ Quốc Thảo từng đạt giải hạng mục đạo diễn Mai Vàng năm 2000, 2002 với vở Yêu thầy và Đêm tình yêu.
Nghệ sĩ Quốc Thảo kể: “Chúng tôi không có ô tô để đi. Nhiều nghệ sĩ chở nhau đi xe hai bánh. Ngoài tôi đạt giải đạo diễn thì có diễn viên cũng đạt giải. Cát Phượng tự trang điểm ở sân khấu 5B rồi mới đi. Khi đến lễ trao giải, lông mi giả của Cát Phượng một bên còn, một bên mất.
Nhìn cảnh đó, anh em diễn viên, nghệ sĩ thấy thương nhau vô cùng. Các bạn đã vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn để có được giải thưởng. Giải thưởng không phải điều gì đó quá lớn lao, nhưng là dấu mốc để nhìn lại năm qua đã làm được gì. Mỗi khi đạt giải, tôi lại có thêm động lực lớn để tiếp tục bước đi trên con đường nghệ thuật”.
Cũng trong 11/1, BTC Mai Vàng đã công bố và trao giải hạng mục “Văn hóa Nghệ thuật Xuất sắc”. Theo tiêu chí đánh giá của ban giám khảo, những tác phẩm Văn hóa – Nghệ thuật phải khái quát được tầm quan trọng của công cuộc bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và tôn vinh những thành tựu đạt được của TP.HCM.
Dựa vào các tiêu chí trên, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc được trao giải với tuyển tập kịch bản Cô đào hát. Tác phẩm này bao gồm 6 kịch bản đã được dàn dựng thành nhiều vở sân khấu kịch, cải lương.
Kịch bản “Cô đào hát” của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc thắng giải Mai Vàng 2023 với hạng mục “Văn hóa Nghệ thuật xuất sắc”.
Trong đó, nổi bật nhất là tác phẩm sân khấu Cô đào hát, phóng tác từ truyện ngắn Người đàn bà đức hạnh của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, được đạo diễn NSƯT Hoa Hạ dàn dựng lần đầu tiên năm 1998 do các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tham gia như cố NSƯT Vũ Linh (vai thông ngôn Liêm), NSƯT Phương Hồng Thủy (cô đào Cầm Thanh).
Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc hiện ở Mỹ, nên nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM nhận giải thay.
Theo nhà văn Bích Ngân, không có kịch bản tốt thì không có vở diễn hay và việc đưa kịch bản văn học lên sân khấu là điều không dễ dàng, nên nhiều nhà văn tránh, hoặc ít theo đuổi thể loại này.
Giải thưởng này nhằm động viên các nhà văn tiếp tục kiên trì, sáng tạo, tạo nên những tác phẩm giá trị.
NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả, hối hận vì sơ suất đạo cụ trong vở kịch
NSƯT Thành Lộc bày tỏ sự tiếc nuối vì xảy ra lỗi chuyên môn không đáng có trên sân khấu kịch của mình.
Sáng 3/12, NSƯT Thành Lộc xác nhận với phóng viên Dân trí về việc tiết mục kịch của sân khấu Thiên Đăng xảy ra sơ suất về đạo cụ. Theo nam nghệ sĩ, chính khán giả xem kịch đã phát hiện sơ suất này và chụp hình gửi riêng cho anh.
Trên trang cá nhân, Thành Lộc cho biết, đây là hai vở kịch lấy bối cảnh xã hội thời Pháp thuộc ở Sài Gòn. Tuy nhiên, một số phân cảnh của vở diễn lại xuất hiện các chi tiết đạo cụ bất hợp lý.
Cụ thể, một vở xuất hiện chiếc mền có dòng chữ TPHCM. Trong một vở khác, diễn viên lại để móng tay dài và đắp móng, trong khi bối cảnh xã hội lúc đó không có kỹ thuật này.
Thành Lộc thẳng thắn chia sẻ về sơ suất trong kịch của Thiên Đăng (Ảnh: Chụp màn hình).
Nói về sơ suất này, Thành Lộc nhấn mạnh sân khấu của anh không dám coi thường khán giả. Nam nghệ sĩ rất tiếc và hối hận vì để xảy ra sơ suất không đáng có.
Nghệ sĩ viết: "Thay mặt kịch Thiên Đăng, Thành Lộc cảm ơn khán giả đã phát hiện và đồng thời cũng xin lỗi quý vị về sự sơ suất chuyên môn thật tệ này".
Mặc dù gặp lỗi về chuyên môn nhưng Thành Lộc nhận được nhiều sự cảm thông của khán giả. Bên dưới bài viết, đồng nghiệp và người hâm mộ bày tỏ sự ủng hộ trước cách hành xử của nam nghệ sĩ.
Diễn viên Hoàng Mèo ghi nhận ý kiến đàn anh và hứa tiếp thu. Riêng nghệ sĩ Cát Phượng cho rằng, diễn viên cần tự ý thức về việc chuẩn bị hình ảnh và đạo cụ mà không cần ai nhắc. "Đó mới là một diễn viên chuyên nghiệp, làm nghề nghiêm túc và có đạo với nghề, có đức với nghiệp", cô viết.
Nghệ sĩ Thành Lộc diễn trên sân khấu (Ảnh: Facebook nhân vật).
Đạo diễn Hữu Tiến bày tỏ sự đồng cảm cùng NSƯT Thành Lộc. Nam đạo diễn cho rằng nhiều sân khấu kịch hiện tại cũng mắc các lỗi tương tự.
Hữu Tiến viết: "Nhiều diễn viên đóng vai con nhà nghèo mà ngón tay vẫn còn nguyên chiếc nhẫn kim cương, sáng lòe, lấp la lấp lánh dưới ánh đèn sân khấu. Có diễn viên mặc đồ cổ trang nhưng cổ tay vẫn còn nguyên chiếc Apple watch, mỗi lần lắc cổ tay thì màn hình tự động sáng lên".
NSƯT Thành Lộc thông báo thành lập sân khấu mới, lấy tên Thiên Đăng hồi tháng 7. Lý giải về tên này, anh viết: "Tên được đặt là Thiên Đăng (đèn trời) nhưng cũng là ngọn đèn sân khấu bởi vì với người nghệ sĩ thì sân khấu là đạo trời, đạo làm người, là lẽ sống mà họ phải hết lòng tận tụy, phụng sự".
Nhiều nghệ sĩ như NSND Kim Xuân, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Mỹ Duyên, nghệ sĩ Phi Phụng, Hoàng Trinh, Phương Dung, Tuấn Khôi, diễn viên Vân Trang... đồng hành cùng NSƯT Thành Lộc tại sân khấu kịch Thiên Đăng.
Nghệ sĩ Thành Lộc sinh năm 1961, hoạt động tại sân khấu kịch Idecaf từ năm 1997. Tại đây, anh tham gia dàn dựng và làm nên thành công vang dội của Ngày xửa ngày xưa - một chương trình hài kịch dành cho thiếu nhi.
Nam nghệ sĩ cũng để lại dấu ấn qua các vở diễn như Aladin và đủ thứ thần, Cậu bé rừng xanh, Nữ thần Lee Kim Chi, Ốc mượn hồn...
Năm 2001, Thành Lộc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vì những đóng góp lớn cho nền nghệ thuật nước nhà.
Nam diễn viên 62 tuổi không vợ con dù có 10 mối tình, nguyện hiến xác cho y học khi ra đi Bước qua nhiều mối tình, ở tuổi ngoài 60, Thành Lộc lẻ bóng, không vợ con. Nghệ sĩ được mệnh danh là "Phù thuỷ sân khấu" Thành Lộc sinh năm 1961 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố anh là NSND Thành Tôn, mẹ là nghệ nhân hát bội Huỳnh Mai. Hai anh chị anh, nghệ sĩ Bạch Long, Bạch...