Thành lập Trường đại học Luật, thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Khu giảng đường Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là trường đại học thành viên thứ 9 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo quyết định thành lập, Trường đại học Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Quốc gia Hà Nội, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đề án thành lập, nâng cấp và phát triển Khoa Luật thành Trường đại học Luật kế thừa truyền thống 46 năm qua của Khoa Luật và các đơn vị tiền thân; thương hiệu và mọi nguồn lực hiện có của đơn vị, đồng thời phát triển và hoàn thiện mô hình đa ngành, đa lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Video đang HOT
Trường đại học Luật sau khi thành lập sẽ góp phần hoàn thiện mô hình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu luật ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học pháp lý, phục vụ tiến trình hội nhập quốc tế, phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Về ngành nghề và quy mô đào tạo, Khoa Luật (nay là Trường đại học Luật) đang triển khai: 4 chương trình đào tạo đại học; 9 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu và 5 chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, trong đó có những chương trình là chương trình đào tạo đầu tiên được mở tại Việt Nam (chương trình đào tạo thạc sĩ Pháp luật về quyền con người), có cả chương trình đào tạo đầu tiên và hiện nay là duy nhất ở Việt Nam (chương trình đào tạo thạc sĩ Luật biển và quản lý biển, chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Nhà nước và phòng chống tham nhũng); 6 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.
Tính đến đầu năm 2022, quy mô sinh viên chính quy của đơn vị là 3.228, thạc sĩ là 726 học viên, tiến sĩ là 53 nghiên cứu sinh.
Trong các năm gần đây, quy mô đào tạo của Khoa Luật ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đồng thời luôn được xã hội đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu là 78 người, trong đó có 70 tiến sĩ (89,7% cán bộ giảng dạy); 6 giáo sư và 18 phó giáo sư (30,8% cán bộ giảng dạy).
Như vậy, hiện nay Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 đơn vị đào tạo đại học, gồm: 9 trường đại học thành viên; 2 trường trực thuộc là Trường Quản trị và Kinh doanh, Trường Quốc tế; 1 khoa trực thuộc là Khoa các khoa học liên ngành.
Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ
Ngày 22/9, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì hội thảo với tổ công tác xây dựng đề án đào tạo lưu học sinh miền nam.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì Hội thảo.
Dự kiến, đề án sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm triển khai từ năm học 2023-2024 nhằm phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học và sau đại học cho các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cho biết tính cấp thiết của đề án cũng như thực trạng nhu cầu đào tạo của các trường đại học ở khu vực miền nam. Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết đề án được triển khai sẽ góp phần đáp ứng đủ cung cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của địa phương.
Công thức đào tạo của đề án sẽ áp dụng triển khai chung cho chương trình tuyển sinh ở các đơn vị, theo mô hình 1 (tức là 1 năm đào tạo tại trường đại học địa phương và các năm tiếp theo sinh viên sẽ theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đề án sẽ thu hút lưu học sinh từ các địa phương, đào tạo bồi dưỡng lưu học sinh các tỉnh phía nam gồm cả Trung Nam Bộ ra học tập tại địa bàn Hà Nội. Tại đây, lưu học sinh vừa được giao lưu văn hóa, vừa được học tập các chương trình học khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng chất lượng cao mà thị trường lao động đang có nhu cầu lớn.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân nhấn mạnh, đề án sẽ được thực hiện theo hình thức phối hợp trao đổi sinh viên, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và địa phương theo định hướng một phần hoặc toàn phần, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cả 2 bên có thể tham gia thực hiện. Đồng thời, cùng tham gia phát triển ngành nghề tại các trường địa phương, phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
Trong thời gian thí điểm, công thức đào tạo của đề án sẽ áp dụng triển khai chung cho chương trình tuyển sinh ở các đơn vị, theo mô hình 1 (tức là 1 năm đào tạo tại trường đại học địa phương và các năm tiếp theo sinh viên sẽ theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai các quỹ học bổng từ các nguồn lực xã hội để nhằm gia tăng các gói học bổng cao, hỗ trợ chi phí nội trú, sinh hoạt cho lưu học sinh với một số ngành khoa học cơ bản và ngành học ứng dụng có tính cấp thiết.
Trong thời gian tới, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nhanh chóng phối hợp với một số trường đại học phía nam lập tổ công tác xây dựng đề án đào tạo lưu học sinh miền nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Với phương châm đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, học viên, nhu cấp cấp thiết của xã hội, các chương trình tuyển sinh phù hợp với thời cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền nam nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng nhu cầu của sinh viên miền Nam có mong muốn được tiếp cận trình độ quốc tế và khu vực. Mục đích là của đề án là tiếp cận tinh hoa, vì vậy các ngành đào tạo sẽ gắn với khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng có nhu cầu cấp thiết. Hai bên sẽ cũng phối hợp để có phương án hỗ trợ tài chính phân khai theo lĩnh vực để phù hợp với từng ngành, bảo đảm nguồn nhân lực đầu vào, đầu ra.
Đề án sẽ là tiên phong trong việc phối hợp đào tạo theo mô hình này để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Tại hội thảo, đại diện các trường đại học miền nam như: Trường đại học Phạm Văn Đồng, Trường đại học Kiên Giang, Trường đại học Đồng Tháp, Trường đại học Tây Nguyên, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long ... đã đánh giá cao về sáng kiến của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề án là yếu tố then chốt để các trường giải quyết được bài toán khó khăn chung về mở ngành mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu việc làm cho khu vực.
Đại diện các trường mong muốn sinh viên khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi tham gia đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được học và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chất lượng cao, liên ngành, đa ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Các trường đều mong muốn được hợp tác theo hình thức trao đổi giảng viên và sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp chứng nhận tín chỉ.
Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ là việc làm cấp thiết, bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực. Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học Nam Bộ là những cơ sở giáo dục có đầy đủ các điều kiện để thực hiện các chương trình đào tạo này. Đại học Quốc gia Hà Nội tin tưởng, đề án sẽ là tiên phong trong việc phối hợp đào tạo theo mô hình này để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong tương lai, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình tại các trường đại học ở phía bắc.
Việt Nam có thêm một trường Đại học Luật Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định thành lập Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp khoa Luật của trường. Quyết định trên được ban hành dựa trên đề xuất của Bộ trưởng GD&ĐT. Theo đó, trường Đại học Luật - tiền thân Khoa Luật là đơn vị thành viên trực thuộc...