Thành lập Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-BGDĐT về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam.
Lễ ra mắt và tuyên bố quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Giáo dục Mầm non Ngoài công lập Việt Nam sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 2/7/2019.
Theo Bộ GD&DDT, Ban Vận động có nhiệm vụ vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia Hiệp hội, hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội theo quy định tại điều 7, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Ban Vận động này sẽ tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của Hiệp hội.
Việc thành lập Hiệp hội nhằm gắn kết các co sở giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lạp để cùng tổ chức thực hiẹn mục tiêu giáo dục mầm non, tăng cuờng nang lực của các co sở GDMN ngoài công lạp trên cả hai phuong diẹn: Quản lý, vạn hành và nghiẹp vụ GDMN, đáp ứng nhu cầu họi nhạp quốc tế.
Hiệp hội thực hiện các chức năng: Tạp huấn và cạp nhạt các phuong pháp GDMN đến các co sở GDMN mọt cách đồng bọ và rọng khắp; Tu vấn vạn dụng các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ hiệu quả vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với đạc thù địa phuong, vùng miền.
Huớng dẫn xây dựng quy trình quản trị, quản lý, xây dựng các quy định và huớng dẫn công viẹc trong nhà truờng; Huớng dẫn công tác truyền thông, nâng cao hiẹu quả tuyển sinh của co sở GDMN ngoài công lập; Hỗ trợ định huớng các co sở GDMN ngoài công lập phát triển thành hẹ thống GDMN theo các chuẩn chuyên nghiẹp;
Video đang HOT
Tang cuờng và mở rọng hợp tác quốc tế giữa Hiẹp họi mầm non ngoài công lạp Viẹt Nam với các tổ chức quốc tế.
Được biết, đại diẹn cho các co sở GDMN ngoài công lạp là thành viên của Hiẹp họi tham gia giám sát, phản biẹn các chính sách của Nhà nuớc liên quan đến GDMN ngoài công lạp.
M. Hà
Theo Dân trí
Nghệ An: Tất cả cán bộ tham gia làm phách, chấm thi phải cách ly hoàn toàn đến khi hoàn tất chấm thi THPT quốc gia
Thông tin được đưa ra trong quá trình làm việc của Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019 kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại 3 tỉnh miền Trung.
Trong 2 ngày 10-11/6, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019 kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra công tác chuẩn bị thi (ảnh: Moet)
Tại tỉnh Nghệ An, một trong bốn tỉnh thành có số lượng thí sinh dự thi đông nhất cả nước với 32.000 thí sinh đăng ký dự thi, để chuẩn bị cho Kỳ thi, địa phương đã huy động trên 3.300 cán bộ, giám thị làm công tác coi thi và gần 5.000 người làm công tác phục vụ, bảo vệ kỳ thi. Tỉnh cũng đã có kế hoạch bố trí cơ sở vật chất cho khu vực bảo quản đề thi, bài thi tại các điểm thi, hoàn thành việc lắp đặt camera giám sát theo đúng quy định của quy chế thi và các văn bản hướng dẫn.
Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức làm phách và chấm thi tập trung. Tất cả các cán bộ tham gia làm phách, chấm thi của Nghệ An sẽ không được phép sáng đi, chiều về như các tỉnh khác mà phải lưu trú tại khu vực làm phách, chấm thi từ lúc bắt đầu nhận nhiệm vụ đến khi hoàn tất công tác chấm thi, cách ly hoàn toàn. Hiện Nghệ An là tỉnh duy nhất trong cả nước thực hiện theo phương án này.
Tại cụm thi Hà Tĩnh, năm nay có hơn 16.800 thí sinh tại 55 đơn vị trường học, TTGDNN-GDTX, các trường cao đẳng, trung cấp nghề đăng ký tham gia Kỳ thi, trong đó có hơn 600 thí sinh tự do. Tỉnh đã bố trí 715 phòng tại 35 điểm thi trên địa bàn toàn tỉnh với tổng số hơn 3.100 cán bộ, nhân viên phục vụ cho kỳ thi.
Hà Tĩnh đã chủ động kết nối, làm việc với các đơn vị phối hợp gồm: Học viện Tài chính (chủ trì chấm thi trắc nghiệm), Đại học Hồng Đức, Đại học Quảng Bình, Đại học Y khoa Vinh; quán triệt tinh thần của ban chỉ đạo, các sở, ban, ngành liên quan và các chính quyền địa phương đã chủ động các kế hoạch để phục vụ tốt kỳ thi.
Tại tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 10.422 thí sinh đăng ký dự thi tại 31 điểm thi, trong đó, 9957 thí sinh đang học lớp 12 chiếm tỉ lệ 95,53% và 465 thí sinh thí sinh tự do. Sở GDĐT Quảng Bình đã điều động 896 cán bộ, giáo viên cùng với 590 cán bộ, giảng viên của 3 trường đại học làm công tác coi thi.
Sở GDĐT chủ trì phối hợp với 3 trường đại học: Khoa học Huế, Kinh tế Nghệ An và Đại học Hà Tĩnh tổ chức. Để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho kỳ thi, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng công an các địa phương bố trí và tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các điểm thi, ban in sao đề thi, ban làm phách, ban chấm thi; bảo quản, vận chuyển đề thi, bài thi đảm bảo an toàn, bảo mật.
Ban Chỉ đạo thi của các tỉnh cần rà soát, khắc phục một số hạn chế về cơ sở vật chất
Đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cho kỳ thi THPT quốc gia 2019, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa lưu ý, từ nay đến thời điểm thi, Ban Chỉ đạo thi của các tỉnh cần rà soát, khắc phục một số hạn chế về cơ sở vật chất như tủ đựng đề thi, bài thi, camera bảo mật và chú ý khâu an ninh an toàn ngăn cách; cần quán triệt với cán bộ coi thi về quy chế thi, thực hiện nghiêm túc các quy định của kỳ thi.
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới công tác thanh tra, trong đó vấn đề tập huấn thanh tra để lực lượng này nắm rõ quy chế, quy trình là rất quan trọng. Tất cả các khâu của kỳ thi đều phải thể hiện được vai trò của thanh tra. "Trong quá trình làm thi, đặc biệt chú trọng đến công tác con người, lựa chọn những người có kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, có bản lĩnh, có nghiệp vụ" - Thứ trưởng nêu rõ.
Để phụ huynh và xã hội yên tâm với kỳ thi, Thứ trưởng đề nghị, Ban Chỉ đạo thi các tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông để phụ huynh, học sinh yên tâm, tạo ra sự ổn định trong xã hội để kỳ thi thực sự an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Ngoài ra, thời điểm diễn ra kỳ thi vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cần tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn cho thí sinh và các cán bộ làm công tác thi, phục vụ thi; phối hợp với các ban, ngành chức năng và địa phương đảm bảo an ninh trong ngoài khu vực thi.
PV
Theo toquoc
Nhật Bản sẽ cung cấp giáo dục mầm non miễn phí Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua dự luật tạo lập giáo dục mầm non miễn phí như là một phần nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng hỗ trợ chăm sóc trẻ và ngăn chặn tình trạng tỷ lệ sinh giảm. Trẻ em tại một trường mầm non ở Tokyo - CHỤP MÀN HÌNH THE JAPAN TIMES Chính phủ Nhật...