Thành lập các tiểu ban tinh giản chương trình giáo dục phổ thông vì dịch Covid-19
Bộ GD-ĐT đã có quyết định thành lập các tiểu ban rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông của tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 12.
Bộ sẽ tinh giản chương trình tới mức có thể đảm bảo được yêu cầu, tính toán để có thể đáp ứng được khung thời gian kế hoạch năm học – Ngoc Thắng
Bộ GD-ĐT đã có quyết định thành lập các tiểu ban rà soát, tinh giản chương trình giáo dục phổ thông. Mỗi tiểu ban tương ứng với một môn học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Thành phần tiểu ban gồm có 1 trưởng, 1 phó, 1 thư ký và các ủy viên, trong đó có các tác giả, chương trình sách giáo khoa, giảng viên trường ĐH sư phạm, đại diện sở GD-ĐT và giáo viên trực tiếp đứng lớp của môn học đó.
Các tiểu ban có nhiệm vụ xem xét rà soát, tinh giản một số nội dung dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học kéo dài.
Bộ GD-ĐT yêu cầu đặt ra 4 nguyên tắc với các tiểu ban trong việc rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo chương trình, gồm: Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo quy định của luật Giáo dục. Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học.
Video đang HOT
Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục. Đảm bảo tinh giản nội dung dạy học phù hợp với việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học 2019 – 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đề minh họa và đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia sẽ xây dựng dựa trên nội dung chương trình đã tinh giản.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biết việc tinh giản chương trình giáo dục phổ thông sẽ chỉ tập trung vào học kỳ 2 của năm học này với tất cả các khối lớp. Bộ sẽ tinh giản chương trình tới mức có thể đảm bảo được yêu cầu, tính toán để có thể đáp ứng được khung thời gian kế hoạch năm học mà Bộ đã điều chỉnh, tức là hoàn thành chương trình trước ngày 15.7. Khi vào năm học tiếp theo, Bộ sẽ có hướng dẫn để các nhà trường tổ chức bù đắp thêm phần kiến thức đã được tinh giản của học kỳ 2 năm học này, trừ lớp 12.
Đề thi THPT quốc gia sẽ căn cứ vào chương trình đã tinh giản vì Covid-19
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, căn cứ vào chương trình đã tinh giản do phải nghỉ học vì dịch Covid-19, Bộ sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ xây dựng đề thi căn cứ vào chương trình đã tinh giản - Ảnh NGỌC THẮNG
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh từ mầm non tới THCS trên toàn quốc phải nghỉ học. Riêng cấp THPT, theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến nay, trên toàn quốc có 29/63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh THPT đi học.
Trước đó, tính đến ngày 9.3, toàn quốc đã có 48/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THPT hoặc riêng lớp 12 đi học. Như vậy, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, có tới 19 tỉnh, thành phố đã phải tiếp tục cho học sinh nghỉ sau một vài tuần trở lại trường.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019 - 2020, Bộ GD-ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, như:
Rà soát, tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2 để hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm thực hiện chương trình trong thời gian còn lại của năm học 2019 - 2020.
"Căn cứ vào chương trình đã tinh giản, Bộ sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 để tạo thuận lợi cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập, ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 11.8.2020", ông Độ cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Độ (bìa phải) trò chuyện với thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: Tuệ Nguyễn
Cũng theo ông Độ, Bộ đã ban hành quy định về dạy học trực tuyến qua internet, trên truyền hình làm cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trực tuyến theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.
Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tổ chức dạy học trên truyền hình, đồng thời đề nghị các địa phương gửi các bài giảng đã tổ chức dạy học trên truyền hình của địa phương về Bộ GD-ĐT để lựa chọn, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên toàn quốc để các địa phương tổ chức cho học sinh học qua truyền hình, từ đó rút ngắn được thời gian hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.
Ông Độ khẳng định, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019 - 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Bộ GD-ĐT đã 2 lần điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học
Để phòng chống dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học đến trước ngày 30.6, thi THPT quốc gia từ ngày 23 - 26.7; đồng thời đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh lại có diễn biến phức tạp, Bộ GD-ĐT lại phải điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15.7, thi THPT quốc gia từ ngày 8 - 11.8; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Thứ trưởng GD&ĐT: 'Tinh giản, rút ngắn thời gian học kỳ 2' Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay các địa phương tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2. Việc dạy qua truyền hình rút ngắn được thời gian học. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn...