Thanh Hóa ứng dụng CNTT thay đổi cách làm việc mùa dịch Covid-19
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan từ cấp tỉnh đến xã tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, thay đổi hình thức làm việc để góp phần phòng chống Covid-19.
Trong kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thay đổi hình thức làm việc góp phần phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thành Hóa mới ban hành, lãnh đạo UBND tỉnh này cũng chỉ đạo
đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, hoàn thiện các phần mềm, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thanh Hóa ứng dụng CNTT thay đổi cách làm việc mùa dịch Covid-19
Các cơ quan nhà nước của Thanh Hóa được yêu cầu phải sử dụng các phần mềm dùng chung, các giải pháp làm việc, giao ban, hội nghị từ xa để điều hành xử lý công việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời và an toàn.
Cụ thể, để chuyển đổi hình thức làm việc, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa sử dụng các phần mềm chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc từ xa như: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office); Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã để xử lý giải quyết thủ tục hành chính; Phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho cơ quan, đơn vị; Hệ thống hòm thư công vụ để trao đổi công việc, gửi nhận các tệp văn bản góp ý, dự thảo, tham khảo…
Cùng với đó, các cơ quan nhà nước tại Thanh Hóa cũng tổ chức các hội nghị, giao ban không giấy tờ và kết nối trực tuyến (e-Cabinet), tích hợp kết nối hạ tầng Internet có kiểm soát thông qua các trang thiết bị cầm tay như laptop, iPad, smartphone… đến từng cá nhân để dự hội nghị, giao ban ở mọi lúc mọi nơi.
Một giải pháp để tổ chức hội nghị, giao ban từ xa mà các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa có thể chọn dùng là sử dụng hệ thống phòng họp trực tuyến hiện có của tỉnh, phát huy tối đa, tăng hiệu suất các phòng họp trực tuyến đã đầu tư tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đồng thời có thể trưng dụng các phòng họp trực tuyến của các tổ chức, doanh nghiệp trong trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Kế hoạch mới của UBND tỉnh Thanh Hóa còn đưa ra các biện pháp để ứng dụng, thay đổi cách làm việc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, phục vụ quản lý khu dân cư, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, với lĩnh vực y tế, Thanh Hóa triển khai Trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh và các ứng dụng trên nền tảng di động. Đây là kênh thông tin của Ban chỉ đạo, nơi giao tiếp, cung cấp kịp thời cho người dân, xã hội.
Ngoài việc cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, trợ giúp công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh cũng tích hợp một số công cụ hỗ trợ người dân từ xa; thu thập ý kiến phản ánh của người dân về nghi ngờ người nhiễm bệnh, đi từ vùng dịch…
UBND tỉnh Thanh Hóa còn yêu cầu nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong việc đăng ký, đặt lịch khám từ xa; triển khai các giải pháp khám, chữa bệnh, hội chẩn từ xa đối với các bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế; đẩy mạnh tư vấn trực tuyến và thanh toán các phí trực tuyến để hạn chế tập trung đông người tới các cơ sở y tế.
Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp tự động hóa trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, hạn chế tiếp xúc gần phòng lây chéo từ người bệnh sang đội ngũ cán bộ y tế. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo y tế tự nguyện qua ứng dụng NCOVI với người dùng thiết bị di động hoặc qua các trang tokhaiyte.vn, suckhoetoandan.vn trên giao diện web.
Với lĩnh vực giáo dục, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học trong các nhà trường; triển khai các giải pháp học trực tuyến, góp phần phòng, chống dịch Covid19 và hướng tới triển khai mô hình trường học thông minh trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích các thầy, cô giáo tăng cường sử dụng các phần mềm học trực tuyến miễn phí để triển khai các lớp học, môn học trực tuyến cho học sinh, hạn chế tụ tập đông người.
M.T
Làm việc online mùa dịch: Chồng điểm danh thay để vợ ăn cơm
Kể từ khi thực hiện cách ly xã hội, rất nhiều ngành nghề kinh doanh đã phải chuyển đổi sang làm việc online, kéo theo đó là muôn vàn câu chuyện dở khóc dở cười.
Chồng thay vợ điểm danh khi học nghiệp vụ
Chị Trang (Kim Chung, Hà Nội) vốn là chuyên viên tại một cơ quan nhà nước. Ngoài giờ làm việc, chị còn tham gia đứng lớp tại một trường đại học để kiếm thêm. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giống như bao người khác, chị Trang đã phải ở nhà và bắt đầu làm quen với môi trường làm việc online.
Chia sẻ với Pv , chị Trang cho biết, để giữ an toàn cho bản thân và gia đình, chị đã ở nhà kể từ khi bệnh nhân số 17 được phát hiện. Trong khoảng thời gian đó, chị vẫn làm công việc ở cơ quan và đi dạy học, thậm chí cả đi học thêm về nghiệp vụ, tất cả đều diễn ra dưới hình thức online.
Làm việc từ xa là sự lựa chọn của nhiều người trong mùa dịch Covid-19.
Trong suy nghĩ ban đầu của chị Trang, cách làm việc online không mấy mang lại những kết quả tích cực. Điển hình là với việc dạy học, các bài giảng sẽ khó hiệu quả do sự hạn chế tương tác giữa học sinh và giáo viên. Tuy nhiên sau một thời gian làm việc và dạy học online, dần dần chị cũng cảm thấy quen và nhận ra nó cũng có một số ưu điểm nhất định.
"Trường mình dạy học trên nền tảng Microsoft. Sinh viên sẽ đăng nhập bằng địa chỉ email do trường cấp. Với phần mềm này, mình có thể quản lý việc làm bài, nộp bài, chấm điểm của sinh viên rất tiện. Dạy cùng lúc 2 nền tảng khác nhau ở 2 trường đại học, thế nhưng mọi thứ đều rất ok.", chị Trang chia sẻ.
Theo chị Trang, môi trường làm việc trực tuyến cũng giúp chị có thể vừa đứng lớp, vừa theo học các lớp nghiệp vụ mà không cần phải di chuyển nhiều.
Nói về một kỷ niệm vui, chị Trang cho biết, lớp học nghiệp vụ thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 6-8h tối. Thế nên thỉnh thoảng, chị lại phải nhờ chồng "trực chiến", điểm danh hộ để còn đi ăn cơm tối.
Nhìn lại suốt cả quá trình, đối với bản thân chị Trang, làm việc trên môi trường online ban đầu tưởng chừng như một trở ngại, khó khăn, thế nhưng từ đó lại có thể nhìn ra được nhiều điều tích cực.
Quan ngại về bảo mật khi làm việc online
Không có nhiều kinh nghiệm như chị Trang, chị Thuỷ (Lĩnh Nam, Hà Nội) mới làm việc trên môi trường online 2 ngày kể từ thời điểm có "lệnh" cách ly xã hội.
Làm việc tại một văn phòng luật, công việc hàng ngày của chị Thủy là chăm sóc khách hàng, soạn công văn và liên hệ với Cục Sở Hữu trí Tuệ. Công việc mang tính chất văn phòng là chính, vậy nên chị Thuỷ cũng không quá khó khăn khi chuyển môi trường làm việc sang online.
Một buổi họp online, điều không thể thiếu khi làm việc từ xa.
Do công ty nhỏ không thể mua các phần mềm có chi phí cao, cơ quan đã cài phần mềm liên kết giữa máy tính cá nhân của chị Thuỷ và máy chủ đặt tại Sài Gòn. Nhờ vậy, dù ngồi ở nhà, chị Thuỷ vẫn có thể truy cập vào server công ty để lấy tài liệu làm việc.
Theo chị Thuỷ, vì mới làm online nên chưa biết hiệu quả làm việc sẽ ra sao, tuy nhiên chị cảm thấy khá ổn với cách vận hành này. Với vấn đề điểm danh, chị cho rằng cơ quan nên quản lý công việc theo KPI, cứ làm việc nhiều là tự khắc sẽ không trốn được.
"Trước giờ mình vẫn làm việc từ xa do trụ sở chính cơ quan ở TP.HCM, vậy nên làm việc ở nhà về cơ bản cũng chẳng khác mấy, chỉ khác là không được đến văn phòng", chị Thuỷ chia sẻ.
Do đây chỉ là cảm xúc cá nhân, chị Thuỷ cho rằng, với cả công ty thực tế có thể sẽ khác. Điều mà chị quan tâm nhất là vấn đề bảo mật trong quá trình làm việc online. Thực tế cho thấy, vấn đề bảo mật khi làm việc từ xa cũng là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trọng Đạt
Những ứng dụng làm việc, học tập miễn phí Nhiều phần mềm hỗ trợ làm việc và học tập đang được miễn phí cho người dùng Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 hoành hành. Google Hangouts Meet Hangouts Meet là ứng dụng hội họp trực tuyến phổ biến. Ứng dụng này vừa miễn phí tính năng gọi video cao cấp cho tất cả khách hàng G Suite và G Suite for Education...